Tết ta, Tết tây, sao không thể gộp?

Tết ta, Tết tây, sao không thể gộp?

Thứ 2, 27/02/2017 | 14:43
0
Gộp thời gian Tết ta và Tết tây vào làm một chính là cách hòa nhập thông minh chứ không hòa tan, vừa không làm bản sắc dân tộc vừa góp phần phát triển kinh tế.

Chỉ còn ít ngày nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang năm Đinh Dậu. Tới thời điểm này, Tết trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi không chỉ bởi những tất bật chuẩn bị cho dịp cuối năm mà còn vì ý kiến bỏ Tết cổ truyền, gộp hai tết vào thành một của cô nhà văn trẻ Tuệ Nghi. Bàn về ý kiến này, trên trang Đa chiều của Người Đưa Tin có bài Gộp Tết tây với Tết ta: Ý tưởng “độc đáo” quá của tác giả Mai Ngọc Thu. Tác giả đã đưa ra những nét được coi là đậm đà bản sắc dân tộc của Tết cổ truyền và khằng định gộp tết thực sự xa lạ với văn hóa ngàn đời. Cá nhân tôi có những điểm suy nghĩ khác.

Đầu tiên, tôi xin khằng định bản thân không hoàn toàn đồng tình với các lí lẽ mà Tuệ Nghi đưa ra. Tôi chỉ thấy ý kiến gộp tết rất đáng suy nghĩ. Khi ăn cả hai tết, trong khi các nước khác đang làm việc thì chúng ta lại tất bật chuẩn bị cho kì nghỉ lễ  và trong khi các nước nghỉ tết, chúng ta... không biết buôn bán với ai ngoài các nước đồng văn. Sự "lệch pha" này làm ảnh hưởng tới nền kinh tế rất nhiều.

Bên cạnh đó, để có một lịch âm như chúng ta đang có ngày nay, nhà nước phải bỏ kinh phí để nghiên cứu, tính toán, in ấn. Đây là một sự lãng phí không cần thiết. Duy trì Tết ta theo lịch âm cũng không lợi cho du lịch là bao bởi khi chúng ta nghỉ tết, các nước khác đều đang làm việc, làm gì có thời gian đi đến nơi này nơi kia.

Xi nhan Trái Phải - Tết ta, Tết tây, sao không thể gộp?

 "Gộp hai tết, tức là chúng ta giữ cho cảm xúc của bản thân trước thềm năm mới thêm háo hức, thêm mới mẻ." Ảnh minh họa: Internet

Gộp tết tức là chúng ta chỉ bỏ hẳn lịch âm chứ không phải bỏ đi những phong tục, tập quán từ thời xa xưa. Chúng ta cúng ông Táo vào ngày 23, vẫn đón Giao thừa vào ngày cuối cùng của năm, vẫn nấu bánh chưng, vẫn lì xì cho trẻ nhỏ, vẫn chưng thịt nấu đông, vẫn nghỉ lễ từng ấy ngày... Rồi các ngày lễ lạt trong năm, chúng ta vẫn cúng giỗ bình thường. Chỉ có cái khác, thay vì dùng lịch âm, chúng ta thực hiện tất cả những ngày này theo lịch dương. Điều này vừa phù hợp với sự phát triển của kinh tế mà cũng không ảnh hưởng gì tới phong tục của dân tộc.

Nhiều người cho rằng ăn tết như thế xa lạ với văn hóa dân tộc. Nhưng, nếu hôm nay chúng ta thay đổi thì 100 năm nữa, thế hệ sau của chúng ta sẽ thấy không còn xa lạ nữa. Dĩ nhiên, sự thay đổi này sẽ có sự xáo trộn nhưng nếu không có sự bắt đầu thì làm gì có sự kế tục. Lỗ Tấn đã có một câu thế này, “Kì thực trên đời này vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.” Tôi có một ý nghĩ tương tự, kì thực trên đời này vốn làm gì có Tết tây, Tết ta, người ta quan niệm thì thành thôi. Ngày âm hay ngày dương, chẳng phải chúng ta nghĩ thế nào thì ra thế ấy hay sao?

Chúng ta hô hào không lệ thuộc vào Trung Quốc, thì đây, gộp tết là một trong số những cách đó. Lịch âm mà chúng ta đang theo không khác mấy so với lịch của Trung Quốc. Nhật Bản đã từ bỏ nhưng bản sắc văn hóa của họ đâu bị mất đi. Tại sao chúng ta lại không học tập?

Gộp hai tết, tức là chúng ta giữ cho cảm xúc của bản thân trước thềm năm mới thêm háo hức, thêm mới mẻ. Nhiều người than Tết bây giờ chán, không còn thấy thích thú như ngày xưa. Là bởi, ngày nay, cách chào đón ngày mùng 1/1 dương lịchhiện nay đã làm vơi đi rất nhiều cảm xúc của chúng ta. Tết tây đến, chúng ta cũng đón giao thừa, cũng chúc nhau năm mới, cũng tổng kết những gì đã làm trong năm cũ,... Cứ như vậy, thì làm sao mà không cảm thấy tết mất dần vị.

Gộp thời gian Tết ta và Tết tây vào thành một chính là cách hòa nhập thông minh chứ không hòa tan, vừa không làm bản sắc dân tộc vừa góp phần phát triển kinh tế.

Lê Chinh

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.