Tham nhỏ!

Tham nhỏ!

Thứ 5, 14/02/2013 | 15:32
0
Đó là tham “cái kim, sợi chỉ” của người dân, là bớt xén, ăn chặn, tơ hào những đồng tiền lẻ mà chưa được gọi là vấn nạn tham nhũng nhưng đã trở thành “văn hóa” lối sống tham của một bộ phận những người đang làm trong những cơ quan hành chính nhà nước. Và quả thật không quá khó để tìm ra những ví dụ của hành vi “tham nhỏ” diễn ra trong đời hàng ngày.

“Tham nhỏ” ở một khía cạnh nào đó còn đáng sợ hơn tham nhũng. Bởi nó diễn ra công khai, nó trở thành tiền lệ, là chuyện bình thường mà nhiều người đã quen với cách lý giải “ở đâu mà chẳng vậy.” Người “tham nhỏ” biết và chắc chắn biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, là không đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng tự nhủ vì “miếng cơm manh áo” vì ích kỷ, vụ lợi cho bản thân mà quên mất trách nhiệm nghề nghiệp và lòng chắc ẩn của một con người.

“Tham nhỏ” không phải là bòn rút của nhà nước mà là lấy từ hầu bao của nhân dân. Nạn nhân của “tham nhỏ” có thể biết, cũng có thể không biết mình bị “tham”. Người không biết hầu hết là những người cò trình độ hạn chế, hoặc không am hiểu về lĩnh vực mà mình bị “tham”.

Chính vì không biết, không am hiểu nên khi bị “tham nhỏ” người dân vẫn tin rằng hành vi tham ấy là đúng với quy định của pháp luật, do đó không phản kháng, không hậm hực, không uất ức. Chỉ có điều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước khi đến được với tay của người dân có khi lại trở nên méo mó, biến dạng bởi hành vi “tham nhỏ”.

Người biết mình bị “tham nhỏ” hầu hết là những người có trình độ văn hóa tốt, hoặc người am hiểu về lĩnh vực mà mình bị tham. Mặc dù biết là bị tham nhưng vì “nhẫn nhịn”, vì nề hà, vì muốn cho qua chuyện… và vì việc tham ấy không phải là quá lớn nên người biết mình bị tham nhỏ vẫn nhắm mắt làm ngơ, thậm chí có người chấp nhận việc bị tham như là một cơ chế tất yếu của thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp thường là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của “tham nhỏ”.

Và thế là “tham nhỏ” có đất để sinh sôi nảy nở, có chỗ để phát triển, và rồi nó trở thành tiền lệ, nó nảy nở ra “văn hóa phong bì”, nó phát sinh ra cơ chế “tiền đâu, đầu tiên”. “Tham nhỏ” là mầm mống của sự tha hóa phẩm chất đạo đức của người cán bộ và từ “tham nhỏ” cộng với bản tính “vốn tham” ẩn sâu trong một con người dần dần “tham nhỏ” chuyển hóa thành tham nhũng.

Vấn nạn tham nhũng đã và đang là vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội. Nó như một ung nhọt ác tính mà xã hội không chữa thì sớm muộn cũng chết dần, chết mòn bởi vấn nạn đó. Nhưng phòng chống tham nhũng, diệt tham nhũng mà không triệt tiêu cái gốc dễ, nảy nở sinh ra tham nhũng thì cũng giống như cách bắt “ốc biêu vàng”, bẫy “rùa tai đỏ” mà không giết những ấu trùng sinh ra nó. Thiết nghĩ, song hành với cuộc vận động toàn dân phòng chống vấn nạn tham nhũng, thì việc nêu cao tinh thần chống “tham nhỏ” loại bỏ tham nhỏ là điều tiên quyết làm nên thành công cuộc vận động này.

Luật gia Giang Quyết

6 bộ, ngành điều trần chống tham nhũng

Thứ 3, 05/02/2013 | 14:34
Ít nhất có 6 bộ, ngành sẽ phải cung cấp thông tin trong phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng sẽ được tiến hành ngay trong tháng 5/2013.

'Làm cho kẻ tham nhũng phải rụt đầu'

Thứ 3, 05/02/2013 | 11:36
Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi ngắn trước ngày ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN).