Tháng bảy nhớ cha, thương mẹ

Tháng bảy nhớ cha, thương mẹ

Thứ 5, 22/08/2013 | 13:36
0
Hòa vào dòng người hành hương về khu danh thắng Đại Bảo tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chúng tôi cùng tham dự lễ Phả độ gia tiên do các chư ni chùa Tây Thiên Phù Nghì cử hành nhân mùa lễ Vu lan tháng Bảy.

Khóa lễ được tổ chức trong lòng ngôi Đại bảo tháp Tây Thiên đang trong quá trình hoàn thiện. Đây cũng là Bảo tháp đầu tiên theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa (thường thấy ở Ấn Độ, Bhutan, Nepal…) được xây dựng tại Việt Nam.

Thiền++ - Tháng bảy nhớ cha, thương mẹ

Lễ Phả độ gia tiên do các chư ni chùa Tây Thiên Phù Nghì cử hành

Trong tiết trời Vu lan lắng đọng, chúng tôi cảm nhận rõ lòng thành kính cầu nguyện của tất cả Phật tử và hàng nghìn người dân tham dự. Sư thầy trụ trì Thích Thanh Tịnh đã trực tiếp giảng giải về ý nghĩa của việc cầu siêu, giới thiệu tiến trình thực hiện khóa lễ cầu siêu quán đỉnh Changwa theo truyền thống Kim Cương thừa, rồi các quý Thầy từ bi hướng dẫncác Phật tử ngồi đọc kinh và cầu nguyện. Sau khi thực hiện các nghi thức mời các chư hương linh về dự lễ, nghe kinh, mọi người cùng tụng trọn vẹn quyển kinh kể sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ vượt thoát cảnh địa ngục... Người ta nói, Vu lan tháng Bảy là khi khoảng cách về không gian, thời gian giữa cõi âm và cõi dương như bị xóa mờ. Và cũng không rõ từ bao đời nay, mùa Vu Lan, mùa Xá tội vong nhân được mặc định là dịp ý nghĩa để tri ân cha mẹ, tổ tiên, là khoảnh khắc để mỗi người cùng lắng tâm suy ngẫm về tình cảm gia đình, công dưỡng dục của mẹ cha - người đã cho ta được sống để có thể biết khổ đau hay hạnh phúc.

Thiền++ - Tháng bảy nhớ cha, thương mẹ (Hình 2).

Một số nghi thức trong buổi lễ cầu siêu sinh Tịnh độ cho người đã mất tại ngôi Đại Bảo tháp Tây Thiên

Trước đó, các Quý thầy Tây Thiên đã dành trọn một ngày để lập đàn cầu siêu cho các thai nhi xấu số. Đã có những tiếng nấc nghẹn, những giọt nước mắt ăn năn tràn chảy trên gương mặt của người làm cha mẹ và những bạn gái trẻ chưa lập gia đình nhưng đã trót bỏ đi giọt máu bé bỏng của mình. Đàn lễ là những khoảnh khắc lắng đọng, xúc động thấu tâm can khi mọi người cùng được nghe Sư thầy giảng giải về mối nhân duyên, tình thâm cốt nhục thiêng liêng giữa cha mẹ và con trẻ. Qua lời giảng từ bi sâu sắc của nhà chùa nhiều bậc cha mẹ đã bày tỏ nỗi niềm ăn năn sám hối về những việc đã làm. Có lẽ cũng bởi ý nghĩa nhân văn, nhân bản về sự sinh tồn, về mối nhân duyên nghiệp báo giữa chúng ta những chúng sinh cùng tồn tại nơi cõi luân hồi này mà khóa lễ cầu siêu đã để lại dư âm và sự chiêm nghiệm tự thân sâu lắng nơi những người có duyên tham dự.

Đức Phật dậy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật". Một mùa Vu lan nữa lại đến và sắp qua đi, đánh dấu một năm trôi qua, kéo những tháng ngày hạnh phúc chúng ta được ở bên cha mẹ, người thân dần ngắn ngủi thêm chút nữa.  Chính vì vậy đây cũng là thời khắc để ta chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời, biết sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn để gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những người thân, những người có ân nghĩa và cả những số phận thương đau xung quanh mình!

Dung Nhi

Cũng trong mùa Vu Lan báo hiếu, tại ngôi Bảo tháp linh thiêng, Ni chúng chùa Tây Thiên Phù Nghì đã trang trọng cử hành lễ truy niệm công đức Giác linh cố Đại lão Ni Trưởng Tôn sư Hải Triều Âm - Bậc Thầy tôn kính! 94 năm trụ thế của Ngài, trong đó có 65 hoằng dương Phật pháp để lại dấu ấn sâu sắc cho Phật giáo nước nhà, di sản và tầm ảnh hưởng lớn lao cho lớp lớp thế hệ đệ tử tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cố Đại lão Ni Trưởng Hải Triều Âm trút hơi thở cuối cùng vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 24 tháng 06 năm Qúy Tỵ, nhằm ngày 31 tháng 07 năm 2013, thượng thọ  94 tuổi. 

Trong nghi lễ cầu siêu, bậc Thượng sư Kim Cương thừa thực hành nghi lễ triệu thỉnh và cúng dường đức Phật A Di Đà, cầu xin Chư Phật trao truyền Tứ quán đỉnh (Thân, Khẩu, Ý, Trí giác ngộ) cho chư hương linh. Bởi người chết không còn thân thể vật lý mà tồn tại dưới dạng trường năng lượng sinh học vi tế với những rung động của sóng tâm nên nghi thức cầu siêu  Kim Cương Thừa chú trọng đến chuyển di tâm thức, khai thị nhắc nhở cho vong linh sớm tỉnh ngộ. Các bậc Thầy liên tục an trụ trong tâm từ bi, trí tuệ để hướng dẫn khai thị trợ giúp cho chư hương linh trực vãng cõi Tịnh Độ hoặc chọn cho mình một kiếp sống tương lai tốt đẹp, hạnh phúc.

 

Tại sao cửa địa ngục mở trong ‘tháng cô hồn’?

Thứ 3, 20/08/2013 | 16:06
Người Việt Nam và vài nước có sự tương đồng về văn hóa quan niệm rằng, trong tháng 7 âm lịch, cửa địa ngục mở ra, giải phóng cho ma quỷ.

Hàng ngàn người chờ hứng hoa Sa La rụng trong ngày Vu Lan

Thứ 4, 21/08/2013 | 15:55
Hàng ngàn người Sài Gòn đội nắng đến các chùa lớn để làm lễ Vu Lan báo hiếu. Họ đứng hàng giờ hứng hoa Sa La để lấy lộc, cầu chúc bình yên cho cha mẹ.

Nhân mùa Vu lan bàn về đạo hiếu

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:52
Đạo hiếu, những ngàn năm dựng nước. Đạo hiếu cũng là đạo Phật, đã nòng cốt đóng góp công sức vào sự nghiệp giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm qua của Việt Nam. Sao lại có chuyện lạ như thế?

Cảm xúc về mẹ của sao Việt mùa lễ Vu lan

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:03
Dường cuộc sống bộn bề khiến các “sao” Việt ít khi có cơ hội được gần gũi gia đình, cha mẹ, người thân.

Lễ Vu Lan: Những cụ già cài hoa hồng trắng

Thứ 2, 19/08/2013 | 08:36
Dù đã ở tuổi “gần đất xa trời” nhưng những người đàn bà ấy chưa một lần có mẹ trong đời để mà được cài hoa hồng đỏ trong ngày Lễ Vu Lan.

Ngày Vu Lan, hãy ngồi bên mẹ thật lâu

Thứ 2, 12/08/2013 | 11:20
Hãy ngồi thật lâu bên mẹ mình rồi cầm tay mà nói “Mẹ biết không, con yêu mẹ”. Nếu mình thấy gượng gạo, không tự nhiên khi phải nói như vậy, thì chỉ cần nói hôm nay mẹ khoẻ không? Mẹ khát nước không, con đem nước mẹ uống...