Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết

Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết

Thứ 2, 15/04/2013 | 16:21
0
Hiện nay, các hộ dân nuôi ngao ở hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang ngán ngẩm khi hàng nghìn tấn ngao chết dần dưới biển.

“Ngán” vì… ngao

Hiện nay, trên địa bàn hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc của tỉnh Thanh Hóa đang tồn đọng hàng nghìn tấn ngao chưa thể bán được. Nguy cơ ngao chết và giá thành rẻ mạt đã khiến hàng trăm hộ dân nuôi ngao phải đối mặt với việc vỡ nợ, trắng tay.

Tại huyện Nga Sơn, theo tư liệu của PV thì có 700ha nuôi ngao nằm trong quy hoạch. Năm 2012, huyện đã đưa vào nuôi ngao trên diện tích là 400ha. Tổng số ngao đang ứ đọng trong thời vụ này là hơn 3.000 tấn.

Xã hội - Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết

Xã hội - Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết (Hình 2).

Những đầm ngao của hàng trăm hộ dân có nguy cơ mất trắng nhiều tỷ đồng.

Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân tồn đọng ngao tại huyện Nga Sơn là do bãi triều không đẹp, bãi sâu dốc, lầy bùn… nên dẫn tới chất lượng con ngao xấu, ngao có màu đen xỉn, ruột gầy vì sống dưới mực nước quá sâu, thiếu thức ăn.

Mặt khác, điều đáng nói đó là thị trường. Vào những năm trước, mỗi hộ nuôi ngao khi đến vụ thu hoạch thì lợi nhuận rất cao, tỷ lệ 1x2 (có nghĩa là đầu tư 100 triệu thì lấy được 150-200 triệu đồng). Thế nhưng, từ năm 2012 đến tháng 4/2013 thì thị trường tiêu thụ lại không mặn mà với con ngao nên lượng ngao bán đi rất nhỏ lẻ.

Anh Đỗ Văn Nam – chủ hộ nuôi ngao ở xã Nga Liên, huyện Nga Sơn cho biết, anh đã cùng với một số anh em trong gia đình chung vốn đầu tư ngao giống thả xuống diện tích hơn 30ha. Năm 2012, các anh đã đầu tư số tiền hơn 10 tỷ đồng để thả ngao. Từ đó cho đến tận bây giờ, các anh chỉ mới thu về được gần 1 tỷ đồng.

“Năm nay coi như chết, ngao trong bãi bây giờ còn hơn 1.000 tấn mà đã chết khoảng 30% rồi. Đầu tư như thế này theo kiểu 10 lấy 1, không biết lấy tiền đâu mà trả lãi cho ngân hàng. Ngao của tôi và một số chủ hộ khác cũng đang có nguy cơ chết nhiều vì lượng bùn và phù sa ở cửa sông đang đổ về nhiều, môi trường của con ngao không còn trong sạch nữa nên hiện tượng ngao ngộp thở tương đối nhiều. Cái này thì mình có thể cải tạo thường xuyên được nhưng đã đến mùa vụ bắt ngao rồi lại không có thị trường bán ra. Giá bán bây giờ rẻ quá, không bán thì ngao chết, bán rồi thì chỉ có lỗ vốn” - anh Nam  phân trần.

Không riêng gì địa bàn huyện Nga Sơn mà ngay cả huyện Hậu Lộc, được cho là nơi nuôi ngao sớm nhất Thanh Hóa, cũng đang điêu đứng trước nguy cơ người nuôi trắng tay.

Một người nuôi ngao ở huyện Hậu Lộc cho biết, thời điểm này, thị trường ngao xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước bị thu hẹp, ngao chỉ bán lẻ tiêu dùng nội địa, giá rớt thê thảm.

Ông Nguyễn Văn An – chủ đại lý ngao xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc thở dài: “Có hàng chục ông chủ ở vùng này, hàng trăm ông chủ ngao ở các vùng lân cận như các xã Minh Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc vỡ nợ vì ngao. Bởi muốn nuôi nhiều phải đầu tư vốn lớn, huy động anh em, bạn bè, cắm sổ đỏ thế chấp ngân hàng, thậm chí liều lĩnh vay nóng bên ngoài. Tiền đã đổ hết vào ngao, ngao ngâm dưới biển, lãi vay vẫn phải trả...”.

Chị Nguyễn Thị Nương - hộ nuôi ngao tại xã Đa Lộc chia sẻ: “Nhà tôi có 2ha ngao mà giờ cũng không bán được. Hiện một nửa số ngao trong bãi đã chết rồi, giá ngao giờ lại rẻ nên không biết bấu víu vào ai nữa. Đầu tư gần tỷ đồng xuống biển giờ coi như chẳng thu được gì”.

Theo tìm hiểu, cùng kỳ 2 năm trước, giá ngao lên đến 25.000đ/kg, ngao luôn bán hết sạch. Giờ giá ngao tụt xuống còn 12.000đ - 13.000đ/kg bán tại bãi, giá thị trường khoảng 15.000đ - 17.000đ/kg. Trung bình mỗi bãi chỉ bán được khoảng 1-2 tấn ngao.

Xã hội - Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết (Hình 3).

Số ngao bán được tới thời điểm này ở huyện Nga Sơn và Hậu Lộc chỉ bằng 1/10 số đang tồn dưới biển.
Tiền tỉ ngâm nước biển

Tiền tỉ ngâm nước biển

Ông Mai Xuân Tạc – chuyên viên phòng NN&PTNT huyện Nga Sơn cho hay, thực trạng ngao hiện nay do nhiều nguyên nhân, nhưng đúc kết lại thì chủ yếu xảy ra ở việc bãi nuôi không bằng phẳng, tỷ lệ phơi bãi thấp, dinh dưỡng thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao kéo dài, lên đến 16 – 17 tháng (bình thường khoảng 14 – 15 tháng), ngao nhỏ, mầu sắc kém, vỏ xỉn mầu… Người tiêu dùng không thích nên giá thành ngao ở Nga Sơn bao giờ cũng thấp hơn ngao các vùng Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa.

Mặt khác, thị trường của ngao chủ yếu là xuất khẩu, chứ tiêu thụ trong nước rất hạn chế. Bởi vậy, đầu ra cũng bấp bênh, không chủ động được.

Những yếu tố trên khiến ngao rớt giá và ế ẩm là điều không tránh khỏi. Hiện Nga Sơn mới xuất bán được 300/3.000 tấn ngao đang ngâm dưới biển.

Xã hội - Đưa tiền tỷ ngâm nước biển, hàng nghìn tấn ngao chờ chết (Hình 4).

Số ngao nhỏ lẻ thu hoạch lên chỉ trông chờ vào thị trường nội địa, giá khoảng 12-13.000 đ/kg tại bãi.

“Chuẩn bị đến mùa mưa bão, huyện Nga Sơn có hai cửa lạch gồm lạch Sung và lạch Càn, mưa lũ lớn, nước đổ từ hai cửa lạch này ra bãi triều, cuốn theo lượng lớn phù sa có khả năng phủ kín diện tích nuôi ngao của huyện. Nguy cơ mất trắng ngao là điều khó tránh khỏi”- ông Tạc cho biết thêm.

Hiện hầu hết các hộ nuôi ngao của hai huyện Hậu Lộc và Nga Sơn không bán được ngao thịt nên thiếu vốn. Trong khi đó mùa vụ thả ngao mới đang tới mà lượng ngao trong bãi còn nhiều đã tạo ra một bài toán khó đối với người dân và chính quyền địa phương.

Theo Kiến thức

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Sát hại người tình đồng tính rồi nằm ôm xác chờ chết

Thứ 2, 11/03/2013 | 16:29
Giết chết bạn tình đồng tính xong, người đàn ông 47 tuổi này uống 2 chai thuốc trừ sâu rồi lên giường ôm xác bạn tình, nằm chờ chết.

'Nuôi gà ở chung cư, nấu cơm công sở': Phạt 60 triệu đồng

Thứ 6, 12/04/2013 | 15:06
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Mối nguy từ nghề nuôi chim yến trái phép tràn lan

Thứ 6, 12/04/2013 | 14:48
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nuôi loại chim có hiệu quả kinh tế cao trên nhận định, sở dĩ trong thời gian qua, trong nước xuất hiện nhiều mô hình nuôi yến tự phát là do nước ta nằm trên đường di trú của loài chim này.

Cận cảnh trại nuôi gấu lấy mật ở Trung Quốc

Thứ 4, 03/04/2013 | 20:40
Trung Quốc cũng giống như một số quốc gia châu Á khác đang diễn ra tình trạng nuôi gấu lấy mật để làm thuốc, khiến những con gấu không may mắn sẽ phải sống một cuộc đời đầy đau đớn, có thể đối mặt với các bệnh viêm nhiễm.