Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?

Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Các ngân hàng sẽ là người đầu tiên hưởng lợi vì thoát khỏi “cục nợ” do mạo hiểm tham gia nắm giữ chứng khoán, bất động sản...

Đăng đàn tại Quốc hội mới đây, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Bất động sản - Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?

Đề án thành lập Cty mua bán nợ quốc gia với số vốn “khủng” đang tạo ra nhiều tranh luận

Ngân hàng đang ôm “cục nợ” lớn

Từ 3,6% hồi cuối năm 2011, nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa được thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố, đã tăng lên tới 10%. Theo các chuyên gia, nợ xấu thực tế của các NHTM có thể còn lớn gấp rưỡi con số trên.

Theo báo cáo "Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế" do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố gần đây, tỷ lệ nợ xấu ước tính cao gấp 3-4 lần tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nước công bố. Ông Quách Mạnh Hào, một trong những tác giả báo cáo cho biết, nợ xấu thực sự phải là 8,25-14% tổng giá trị tài sản. Ông Hào cho biết, ông tính toán tỷ lệ này dựa trên số liệu của 41 ngân hàng thương mại, và đã loại bỏ các khoản nợ của Vinashin, Vinalines, và của các doanh nghiệp nhà nước tương tự.

Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đại diện một số ngân hàng thừa nhận đang “ôm” một khoản nợ xấu nên phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%. Sở dĩ có “cục nợ” như vậy là bởi không ít ngân hàng và nhiều ông chủ, một thời gian dài chạy theo lợi nhuận lớn, giải ngân những khoản khổng lồ tại hai lĩnh vực đầu tư nóng là chứng khoán và bất động sản.

Mua nợ xấu không còn là lý thuyết

Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, (Bianfishco) tái hoạt động trở lại nhà máy chế biến thủy sản sau thời gian 3 tháng tạm ngưng hoạt động. Theo các chuyên gia kinh tế, sự hồi sinh của Bình An có thể xem là một tín hiệu lạc quan cho thấy, xu hướng mua lại nợ xấu để cứu doanh nghiệp (DN) không còn là lý thuyết mà đã thực sự được đi vào thực tế.

Mục đích của việc có một đơn vị đứng ra giải quyết cục nợ này từng được NHNN khẳng định nhằm các mục tiêu: Lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và doanh nghiệp, qua đó sẽ đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, Tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay...

Nhưng theo ông Thường thì giả sử Cty mua bán nợ do Chính phủ dự định thành lập mua hết khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu như kế hoạch dự kiến thì vẫn chưa giải quyết hết nợ xấu trong nền kinh tế. "Một công ty như vậy không giải quyết được nợ xấu nếu không có những thay đổi về quan điểm, tư duy xử lý và hệ thống cơ chế chính sách đặc thù", ông Thường nói.

Nguồn vốn xử lý sẽ lấy từ đâu và triển khai như thế nào cũng là một trong vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia Fiachra Mac Cana, giám đốc Nghiên cứu của Cty Chứng khoán TP.HCM (HSC) thì: Chính phủ nhiều khả năng sẽ không đưa một khoản vốn lớn như trên vào công ty mua bán nợ dưới dạng vốn chủ sở hữu. Lượng vốn chủ sở hữu có thể sẽ ít hơn nhiều con số 100.000 tỷ đồng và công ty mua bán nợ sẽ huy động vốn dài hạn (có thể thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm.

Như vậy, ai sẽ là người mua trái phiếu dài hạn do công ty mua bán nợ phát hành và với lãi suất là bao nhiêu. Công ty mua bán nợ sẽ dựa vào phương pháp định giá nào khi mua nợ xấu từ các ngân hàng?.

Cứu doanh nghiệp hay ngân hàng

Có người ví von rằng, tăng trưởng tín dụng hiện nay giống cảnh tắc đường do hai ô tô húc nhau, muốn thông đường, phải dùng trực thăng để nhấc hai ô tô đó ra. Để tăng tín dụng, phải nhặt riêng nợ xấu vào một chỗ.

Luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội) cho rằng: “Công ty mua bán nợ và doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau là vụ việc dân sự bình thường. Nhưng theo tôi chỉ nên mua lại nợ ở các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có khả năng phát triển. Công ty mua bán nợ sẽ là bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động”.

Còn theo tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện có nhiều ngân hàng thành lập các công ty mua, bán nợ. Nhưng các công ty này không có đủ công cụ, năng lực thẩm định và xử lý các khoản nợ xấu của nhau. Vì thế khi Công ty mua nợ xấu ra đời, nhiều doanh nghiệp sẽ thoát khỏi bờ vực phá sản, tránh tổn thất nặng nề. Lập công ty mua lại các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp trong khoảng từ 2 đến 3 năm, theo TS Lê Đăng Doanh là một giải pháp hợp lý.

“Tôi đã có đề xuất với Chính phủ về việc này đã lâu, nhằm tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp thời kỳ lạm phát. Nếu được mua nợ xấu, doanh nghiệp sẽ có khả năng hồi phục. Lúc đó, Chính phủ cũng có cơ sở để hoãn nợ, giãn nợ. Bởi nếu không, việc hoãn nợ, giãn nợ cũng chỉ là hình thức. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện nhanh chân hơn. Doanh nghiệp hiện như nhà đang cháy, rất mong có đội cứu hỏa đến giúp đỡ.”, TS Doanh cho hay.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia kinh tế tỏ ra nghi ngại. Họ cho rằng, khoảng 100.000 tỷ đồng dự kiến được dành cho công ty mua bán nợ xấu, liệu có cứu được nền kinh tế đang vô cùng khó khăn, hay chỉ cứu vãn quyền lợi của thiểu số ngân hàng. “Thật ra các ngân hàng mới là đối tượng được thủ lợi đầu tiên”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Vinh nhận định.

Theo chuyên gia này, nếu Chính phủ đứng ra giải quyết rủi ro nêu trên, vô hình trung các ngân hàng được giải thoát mối lo khi tham gia kinh doanh chứng khoán, BĐS. Đây cũng là những lĩnh vực họ từng hái ra tiền ở những năm trước.

Sao không phát huy các tổ chức mua bán nợ hiện có

Bên cạnh DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính), tại Việt Nam đang có 18 công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Lâu nay các tổ chức tín dụng vẫn mua bán nợ vòng vèo lẫn nhau, sôi nổi nhất là trước các kỳ chốt sổ sách kế toán của quý hay năm tài chính.

Mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng bấy lâu nay không giải quyết được các khoản nợ xấu mà nó chỉ giúp ngân hàng đánh bóng số liệu. Bây giờ, thành lập thêm một công ty mua bán nợ mới, liệu có phải đường đi ngắn nhất và hiệu quả cho việc giải quyết nợ.

Ông Phạm Mạnh Thường - Phó tổng giám đốc DATC, nói rằng, các công ty mua bán nợ của ngân hàng không đủ lực cả về tài chính, cơ chế hoạt động và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu ở các ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay. Thay vì lập công ty mua bán nợ mới, Chính phủ hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ cho DATC (đang là 2.481 tỷ đồng) lên để đảm nhận việc này.

DATC từ trước tới nay vẫn hoạt động theo cách rất nhà nước là thận trọng và chỉ tiếp nhận các khoản nợ an toàn cao, hoặc một số khoản nợ theo chỉ định từ các doanh nghiệp giải thể. Chính phủ Hàn Quốc khi xử lý khủng hoảng kinh tế cũng đã thành lập một Quỹ xử lý nợ xấu do Kamco quản lý và sử dụng và đã thành công. Tại sao mô hình quỹ đó không phải DATC hay SCIC (Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) lâu nay chưa thể hiện hết vai trò của mình?

Lạc Thành - Bích Đào


Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.