Tháo ngòi nổ quả bom dân số

Tháo ngòi nổ quả bom dân số

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Thế giới không thể kiểm soát sự gia tăng dân số chóng mặt. Giáo dục và sinh đẻ có kế hoạch là những vấn đề vô cùng quan trọng.

Theo báo cáo mới đây nhất của Liên Hợp quốc, dân số trên hành tinh không đi theo quỹ đạo như mong muốn, nó sẽ đạt đỉnh vào khoảng 9 tỷ người vào giữa thế kỷ này và sau đó dừng lại. Thay vì thế, xu hướng nhân khẩu học chỉ rõ dân số sẽ tiếp tục gia tăng, đưa dân số trên toàn thế giới lên tới 10,1 tỷ người vào cuối thế kỷ này.

Tỷ lệ gia tăng cao nhất sẽ tập trung ở các quốc gia nghèo đói với nền học vấn thấp, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Phi, nơi mà dân số được dự đoán là tăng từ 3 - 3,5 tỷ. Chẳng hạn, dân số của Nigeria sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới 730 triệu người. Ở khu vực Trung Đông, dân số của Yemen được dự đoán là tăng hơn 4 lần vào cuối thế kỷ này; đây là quốc gia có nguồn cung cấp nước sinh hoạt hạn chế và phải nhập khẩu lương thực.

Những thông tin này dẫn đến việc một số chuyên gia về dân số kêu gọi sự cải thiện ngành nông nghiệp để cung cấp cho một thế giới đang có rất nhiều người trong tình trạng thiếu đói. Nếu không, ít nhất là một giải pháp tạm thời. Nhưng dù điều này có hiệu quả đến thế nào thì chúng ta cũng phải gia tăng thêm sự cung cấp lương thực, trái đất không thể cung cấp cho một dân số đang tăng lên nhanh chóng.

Nếu những con số của Liên Hợp quốc đưa ra là đúng, số người nghèo sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng cho môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Điều đó cũng sẽ tạo ra sự đòi hỏi nhiều hơn về viện trợ nước ngoài từ các nước phát triển.

Khi những con số được quyết định bởi tình trạng lạm phát, sự giúp đỡ về kế hoạch hóa gia đình đối với các nước nghèo đã xuống thấp hơn một nửa từ năm 1995 đến 2007. Nước Mỹ đã tiên phong trong việc trợ giúp này, triển khai một hành động với nhiểu tỷ đô la về vấn đề AIDS tại châu Phi. Thêm vào đó, chiến dịch ngăn chặn AIDS đã nhấn mạnh sự kiêng khem và hôn nhân một vợ một chồng, hơn là việc sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, ¼ phụ nữ châu Phi không có cơ hội để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất.

Theo Robert Engelman, Phó Chủ tịch Viện Tầm nhìn Thế giới, hơn 1/5 trẻ em sinh ra ngoài ý muốn. Không có những đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn này, khả năng sinh sản sẽ ở cấp độ thấp hơn - một tỷ lệ cần thiết để duy trì lượng dân số hiện tại.

Nói cách khác, điều này sẽ không mang đến nhiều thay đổi mạnh mẽ lượng dân số cuối thế kỷ này. Những vụ mùa thất bát, thiếu nước, bệnh dịch lan truyền - tất cả những vấn đề này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng, gây ra sự bất ổn đối với dân số. Ngược lại, việc tăng thêm cơ hội được hưởng nền giáo dục cho các bé gái và mở rộng tiến trình đảm bảo có hiệu quả kế hoạch hóa gia đình sẽ là một mũi tên trúng 02 đích, giúp cho dân số thế giới ở mức có thể chấp nhận được và giúp ngăn chặn nạn đói kém, bệnh tật và giảm tuổi thọ.

40 năm trước, những nỗ lực đầu tiên trong việc hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình ở các nước đang phát triển đã gặp khó khăn khi mà những nước này theo đuổi các chương trình sinh đẻ bắt buộc theo quy định như: Chính sách 1 con của Trung Quốc, chính sách phẫu thuật cắt ống dẫn tinh bắt buộc ở Ấn Độ. Những chính sách mang tính hạn chế nhân quyền như vậy không thể chấp nhận được và cũng không cần thiết. Các cuộc điều tra nhận thấy phụ nữ ở các nước đang phát triển sẽ lựa chọn các mô hình gia đình nhỏ hơn nếu họ đã có những biện pháp như vậy.

Những phụ nữ không được học hành sinh trung bình khoảng từ 4-5 trẻ em; chỉ với 1 năm được đi học hoặc nhiều hơn một chút thì con số này sẽ giảm còn 3 trẻ. Như vậy, khi mà giáo dục được gia tăng thì số lượng sinh sản sẽ giảm xuống. Phụ nữ ở châu Phi được đi học sẽ có ít trẻ em hơn và sinh muộn hơn. Những đứa trẻ của họ sẽ có sức khỏe tốt hơn và cũng có cơ hội được đi học nhiều hơn.

Dĩ nhiên, sự viện trợ nước ngoài cũng bị hạn chế ở những quốc gia nơi mà niềm tin tôn giáo hoặc chế độ áp bức làm cho nó bị vô hiệu hóa đối với phụ nữ nhằm áp dụng sự quản lý toàn diện đối với họ.

Ở Iran, một chiến dịch nhằm gia tăng tỷ lệ sinh đẻ sau khi vua Ba – tư bị hạ bệ vào cuối những năm 1970 – tuổi hợp pháp được kết hôn là dưới 9 tuổi – đã được đảo ngược khi đất nước cố gắng nhằm tìm nhà ở, việc làm và thậm chí là tìm đủ nước uống cho số dân đã tăng gần gấp đôi trong vòng hai thập kỷ. Một chiến dịch nhằm xây dựng mô hình các gia đình nhỏ bao gồm cả việc hướng dẫn hạn chế sinh đẻ trước khi một cặp uyên ương có được giấy đăng ký kết hôn, và điều này đã đạt được hiệu quả rõ rệt khi tỷ lệ sinh đẻ giảm xuống đáng kể.

Thế giới công nghiệp đang đấu tranh với những quan điểm khác nhau về sự gia tăng dân số. Khi tỷ lệ sinh ở Nhật Bản và Italy giảm, các nhà lãnh đạo đã lo lắng và các phương tiện thông tin phương Tây cho đó là những thông tin gây khiếp sợ. Sự thực là, sự sút giảm về tỷ lệ sinh như vậy đã đưa ra một thách thức: Số lượng người trong độ tuổi lao động ít và phải gánh vác thêm phần trách nhiệm của số lượng người già nghỉ hưu lớn hơn. Sự suy giảm mang tính cực đoan về tỷ lệ sinh và kéo theo sự già hóa của dân số đã đưa đến những vấn đề đáng quan ngại ở một số quốc gia. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề nhất thời, tỷ lệ dân số trẻ đó sẽ trưởng thành trong vài thập kỷ và trở nên phù hợp, có lợi hơn cho các thế hệ trong tương lai.

Có một điều chắc chắn rằng: Con người có khả năng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống nhưng hành tinh này chỉ có giới hạn nhất định. Các quốc gia không thể đưa ra những chính sách và chiến lược mập mờ cho sự phát triển và lợi ích của riêng mình mà lờ đi vấn đề sống còn này.

Chí Thành

Tag: motthegioi