Thay đổi tư duy về chất thải để bảo vệ môi trường

Thay đổi tư duy về chất thải để bảo vệ môi trường

Thứ 6, 02/08/2013 | 10:00
0
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn theo mô hình chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực chất lượng thấp… dẫn đến hệ quả tài nguyên bị khai thác quá mức, nhiều nơi đang cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nếu dựa vào sản lượng khai thác được xác định chính thức để thực hiện trong kế hoạch, quy hoạch vài chục triệu tấn mỗi năm và hệ số đất bóc trung bình trong khai thác than trước đây khoảng 3,0 m3 – 5,0m3 và hiện nay khoảng 7,0 m3 – 8,0 m3, có thể ước tính mang tính chất tham khảo về lượng chất thải rắn từ khai thác than ở nước ta cũng phải tớivài trăm triệu tấn mỗi năm.

Không ít sai phạm

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành đợt giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường năm 2012 nêu rõ, tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra thường xuyên ở hầu hết các dự án khai thác khoáng sản, do công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án thiếu cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; thời gian dự án kéo dài, thủ tục hành chính phiền hà và qua nhiều công đoạn; năng lực nhà thầu, tư vấn còn nhiều hạn chế...

Việt Nam Xanh - Thay đổi tư duy về chất thải để bảo vệ môi trường

Mặt khác, các khu mỏ đang khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung du, cùng với công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, nhất là đối với các kim loại, nên mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác, không khí..., đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch...

Cũng theo Ủy ban, việc cấp phép khai thác khoáng sản được phân cấp mạnh cho địa phương là chủ trương hợp lý. Nhưng thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên, đã tạo điều kiện cho một số tỉnh, thành phố dễ dãi trong việc cấp phép. Hậu quả, có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng thực hiện trái quy định của pháp luật, cấp phép khai thác, kinh doanh chồng lên cả quy hoạch của TƯ…

Theo số liệu của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ năm 2007 đến nay lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện, xử lý trên 4.142 vụ, phạt vi phạm hành chính 21,7 tỉ đồng.

Tái sử dụng chất thải

Theo các chuyên gia, để khắc phục hạn chế việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, trước tiên cần thay đổi tư duy về quản lý chất thải, coi chất thải nói chung và chất thải từ khai thác khoáng sản nói riêng là một nguồn tài nguyên có giá trị.

Tư duy này sẽ là cơ sở cho việc lượng giá chất thải để đánh thuế phát thải. Phát thải càng nhiều thuế phải nộp càng lớn sẽ buộc các chủ thể giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải trước khi thải bỏ trở lại môi trường. Việc lượng giá chất thải cũng sẽ là một cơ sở quan trọng cho việc tạo dựng và phát triển một thị trường trao đổi mua bán chất thải, trong đó chất thải được coi là hàng hóa như các hàng hóa thông thường khác trên thị trường, và có các quy định quản lý của Nhà nước đối với thị trường này. Đối với tài nguyên khoáng sản thì tư duy này giúp “giải tỏa” sự tích tụ chất thải lớn hiện nay cũng như các vấn đề môi trường “nóng”, cấp bách như là những hệ lụy của nhiều năm bởi tư duy quản lý coi chất thải như là... thứ bỏ đi.

Trong đó, theo các chuyên gia, ký quỹ môi trường được xem là công cụ áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trường. Đây là công cụ quản lý đơn giản, hiệu quả. Theo báo cáo của 48/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về tình hình thực hiện công tác ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường, tính đến nay, có trên 2.036 dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt, với tổng số tiến ký quỹ trên 1.165 tỉ đồng. Trong đó, một số tỉnh có số lượng dự án và số tiền ký quỹ lớn như: Quảng Ninh (51 dự án, tổng số tiền trên 195,8 tỉ đồng); Yên Bái (105 dự án, tổng số tiền trên 184,9 tỉ đồng); Thái Nguyên (50 dự án, tổng số tiền ký quỹ trên 114,6 tỉ đồng); Đồng Nai (33 dự án, tổng số tiền trên 79,3 tỉ đồng); Nghệ An (140 dự án, tổng số tiền gần 52 tỉ đồng)...

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Chất thải độc hại ngành thép đi đâu?

Thứ 2, 29/07/2013 | 14:01
Các chất thải phụ phẩm của ngành thép như xỉ thép, bụi lò và đất phế liệu có chứa nhiều thành phần độc hại như chì, kẽm, thủy ngân, asen… Thế nhưng tại Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), địa phương có nhiều nhà máy sản xuất phôi thép cho ra hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm thì chưa rõ số phụ phẩm có hại cho sức khỏe, môi trường này đi đâu. Trong khi đó, các nhà máy sản xuất đang ùn ứ hàng chục ngàn tấn phụ phẩm chưa xử lý…

Chất thải bồn cầu đang gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:01
Ông Lê Kế Sơn, phó tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết hiện nay, cả nước có gần 90 triệu người sử dụng bồn cầu, xả khối lượng lớn chất thải trực tiếp ra môi trường.

Ô nhiễm chất thải còn nguy hiểm hơn cả sốt rét

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:50
Tình trạng phơi nhiễm hóa chất từ bãi chất thải độc hại ở các nước đang phát triển theo một nghiên cứu mới có thể gây ra nhiều tác động về sức khỏe hơn cả bệnh sốt rét hay tình trạng ô nhiễm không khí.

Tàu hoả chấm dứt xả chất thải ra đường từ năm 2015

Thứ 3, 21/05/2013 | 08:16
Quan sát dọc theo tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua các tỉnh thành, đặc biệt có nhiều đoạn đường ray chạy trực tiếp ngang qua các khu đô thị, khu dân cư thì tình trạng ô nhiễm kéo theo những nguy cơ dịch bệnh từ chất thải tàu hoả vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân.

Luẩn quẩn xử lý chất thải nguy hại

Thứ 7, 11/05/2013 | 10:12
Theo Sở Tài nguyên - môi trường, 90% chất thải nguy hại (CTNH) được vận chuyển ra ngoài tỉnh để xử lý, trong đó 60% chưa giám sát được. Vì vậy, một số khu vực giáp ranh với tỉnh khác hay xảy ra tình trạng bị đổ trộm chất thải.

Cận cảnh hoạt động tái chế chất thải tại TPHCM

Thứ 3, 09/04/2013 | 10:29
Được sự chấp thuận của UBND TPHCM, Quỹ Tái chế chất thải TPHCM sẽ tổ chức ngày hội tái chế chất thải lần 6 vào ngày 14-4-2013. Ngày hội tái chế chất thải năm nay có chủ đề 3T trong trường học: tiết giảm - tái sử dụng - tái chế.

Phát hiện “chất thải” quý hiếm của cá voi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Hòn đá Charlie phát hiện bên bờ biển có giá trị lên đến 63.000 USD.