Thương cho roi cho vọt?

Thương cho roi cho vọt?

Thứ 2, 26/12/2016 | 15:40
0
Đôi khi, sử dụng đòn roi một cách khéo léo cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong giáo dục.

Một clip ghi lại cảnh thầy giám thị trường THCS Nguyễn Hiền, quận 7, TP. HCM tát vào mặt học sinh được chia sẻ trên mạng xã hội vào ngày 24/11 vừa qua lại làm dấy lên những ý kiến trái chiều về phương pháp giáo dục học sinh. Nhiều người cho rằng, sử dụng roi đòn để dạy dỗ học sinh là chuyện phi đạo đức, không thể chấp nhận được.

Việc giáo viên kia tát vào mặt học sinh, tôi không ủng hộ nhưng ngẫm kỹ thì sử dụng roi đòn để răn dạy, giáo dục trẻ hư cũng đâu có gì sai.

Ngày nay, nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội mà nhiều cảnh bạo lực học đường đã được xã hội biết đến thông qua những đoạn video do chính các em ghi lại. Tuy nhiên, cũng chính vì biết những ống kính chung quanh luôn sẵn sàng “tác nghiệp”, một số học sinh cá biệt đã có nhiều hành vi, lời nói thách thức giáo viên vì nghĩ rằng giáo viên “không dám” làm gì các em trong lớp.

Cafe8 - Thương cho roi cho vọt?

Thầy giám thị tát học sinh trong lớp. Ảnh cắt từ clip.

Với clip nhắc tới ở trên, tôi nghĩ chẳng phải ngẫu nhiên mà thầy giáo tức giận như vậy. Nếu chỉ “gây ồn” thì em học sinh đó sao có thể phá vỡ giới hạn chịu đựng của một người thầy? Mặt khác, độ dài của clip chỉ kéo dài 8 giây - 8 giây là quá ngắn để chúng ta thấy được nguyên nhân thực sự khiến thầy giám thị mắc sai lầm.

Thực tế, nhiều phụ huynh đã buông xuôi, phó mặc đứa con cá biệt cho nhà trường, cho xã hội. Nhưng nếu giáo viên cũng buông xuôi, để học sinh đó tác quai tác quái, nhẹ thì ảnh hưởng cho trường lớp, nghiêm trọng hơn là gây hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân các em. Đuổi học chẳng qua chỉ là một kiểu buông xuôi khác, kỉ luật bình thường hay khuyên răn thì cũng giống nước đổ lá khoai. Cho nên, roi vọt chính là phương pháp thích hợp nhất đối với những trường hợp này.

Tại Thái Lan, nhiều trường cho phép giáo viên được sử dụng “kỉ luật sắt” với học sinh. Phó Hiệu trưởng trường Nawaminthrachinuthit Triam Udomsuksa Pattanakarn đã thẳng thừng tuyên bố: “Quân đội cần súng, còn giáo viên cần gậy. Đôi khi phải đánh học sinh chút ít, nhưng chỉ vào mông thôi”. Hay 19 bang ở Mỹ cũng cho phép giáo viên được đánh học sinh.

Đương nhiên,đòn roi chi là biện pháp tạm thời. Sau đòn roi, chúng ta vẫn cần những lời khuyên nhủ, răn dạy. Biết dử dụng đòn roi một cách khéo léo, “hợp lý” sẽ mang lại hiệu quả giáo dục nhất định. Đó cũng là lí do vì sao ông bà ta có câu: “Thương cho roi cho vọt”. 

Điều cốt yếu của việc dùng “kỉ luật sắt” để giáo dục một đứa trẻ là mục đích của người dụng kỉ luật. Nếu mục đích là mong muốn con trẻ nhìn ra sai phạm để trưởng thành hơn, để đứa trẻ biết “sợ” mà không đi vào vết xe đổ một lần nữa.

Và nếu như người thầy trong clip có những mục đích “đơn thuần và trong sáng” như trên thì hành động của thầy chẳng có gì đáng trách cả!

Lê Chinh

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.

Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn?

Thứ 4, 30/11/2016 | 21:34
Có nhiều quan niệm nghe qua tưởng như rất ngô nghê, nhưng chẳng ngờ nhiều người vẫn bước chân vào những “vết xe đổ” ấy. Chuyện nhồi học, theo kiểu nhồi ăn là một điển hình!

Muốn thành công, đừng tôn sách lên làm thầy!

Chủ nhật, 27/11/2016 | 08:28
Đọc quá nhiều sách sẽ khiến bạn bị ảo tưởng về tri thức. Mà sự ảo tưởng về tri thức chính là cản trở lớn nhất của việc khám phá thế giới.

Chúng ta đã công bằng với những người thầy?

Thứ 6, 02/12/2016 | 10:44
Tôi nghĩ, nếu muốn thầy ngưng đánh mắng trò, muốn giáo viên ngưng việc dạy thêm thì tốt nhất hãy thương mại hóa giáo dục.

Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn?

Thứ 4, 30/11/2016 | 21:34
Có nhiều quan niệm nghe qua tưởng như rất ngô nghê, nhưng chẳng ngờ nhiều người vẫn bước chân vào những “vết xe đổ” ấy. Chuyện nhồi học, theo kiểu nhồi ăn là một điển hình!

Muốn thành công, đừng tôn sách lên làm thầy!

Chủ nhật, 27/11/2016 | 08:28
Đọc quá nhiều sách sẽ khiến bạn bị ảo tưởng về tri thức. Mà sự ảo tưởng về tri thức chính là cản trở lớn nhất của việc khám phá thế giới.