'Thế hệ bị đánh cắp' và những người mẹ không biết mặt con

'Thế hệ bị đánh cắp' và những người mẹ không biết mặt con

Thứ 3, 07/05/2013 | 08:20
0
Vào những thập niên 50 - 70, nhiều phụ nữ Australia "ăn cơm trước kẻng" và "để lại hậu quả" buộc phải tuân theo chính sách nhận con nuôi của chính phủ, nhằm giúp họ tránh bị cả xã hội kỳ thị.

Tâm sự xót xa của bà mẹ mong mỏi tìm con

"Con trai tôi đâu?", đó là câu hỏi của Trish Large sau khi tỉnh dậy trong một căn phòng tối, chỉ có một cái cửa nhỏ để ra vào. Cô y tá quay lại nhìn Trish trả lời: "Con trai chị đã được cha mẹ nuôi đón đi rồi". Không ai biết rằng, Trish vừa hạ sinh một bé trai và Trish sẽ không bao giờ được nhìn thấy con mình.

Tiêu điểm - 'Thế hệ bị đánh cắp' và những người mẹ không biết mặt con

Thủ tướng Julia Gillard.

Trish Large (20 tuổi) sau đó được chuyển từ phòng sinh cô lập đến khu dành cho những bà mẹ chưa lập gia đình của Bệnh viện Hoàng gia Brisbane (Australia). Vì sinh nở một cách bí mật nên Trish  hoàn toàn không có người thân bên cạnh giúp đỡ. Tuy nhiên, thời gian sau sinh của Trish mới thực sự khiến Trish gặp khó khăn và trở nên suy sụp. Mất con, bà mẹ trẻ nhanh chóng rơi vào trạng thái đau đớn tột cùng.

Trish kể lại những khó khăn mà cô phải trải qua: "Không còn con, hai bầu sữa của tôi cứ thế tuôn ra, khiến ngực tôi đau nhức. Bác sĩ bắt tôi quấn chặt một miếng băng co dãn để che phủ toàn bộ phần ngực căng sữa. Nó khiến tôi ngạt thở và gặp khó khăn trong sinh hoạt. Ngoài ra, họ còn bắt tôi uống một loại thuốc lạ mà sau này tôi mới biết nó là thuốc làm ngừng quá trình tiết sữa và an thần".

Tưởng chừng nỗi đau thể xác và tinh thần sẽ chỉ dừng lại ở đó thì những ngày sau, một người lạ đã đến bệnh viện, nhiều lần yêu cầu Trish ký vào biên bản cho con. Cô cũng quyết liệt từ chối, nhất định sẽ nuôi đứa bé dù như thế sẽ đi ngược lại chính sách nhận con nuôi. Thế rồi, Trish được đưa cho một đống giấy tờ gọi là "biên bản ra viện" để đón con trai về nhà.

Nước mắt lưng tròng, Trish nói: "Tôi đã vui mừng khi nghĩ mình sẽ được đón con về nhà sau khi ký vào hết những biên bản kia. Nhưng rồi tôi phát hiện ra, mình đã mất con mãi mãi".

Trish hoang mang vì mất con, cô tìm đến Sở Công tác trẻ em và đồn cảnh sát nhờ giúp đỡ nhưng họ yêu cầu cô trình giấy tờ chứng minh cô đã sinh ra một đứa con. Do sinh nở bí mật nên cô không có bất cứ một giấy tờ nào của bệnh viện. Trish biết việc mình sinh con khi chưa có chồng là sai và nếu cô một mình nuôi con sẽ càng khiến xã hội dị nghị, mất đi tương lai nhưng bản năng làm mẹ của cô cũng không cho phép rời bỏ đứa con mình. Đến nay, cô vẫn tin vào phép màu nhiệm là tìm lại được đứa con bé bỏng của mình.

Trish không phải là trường hợp duy nhất buộc phải cho con đi sau khi sinh vào thời gian đó theo chính sách nhận con nuôi của chính phủ. Những đứa trẻ được cho đi một cách trái phép đó vô tình trở thành "thế hệ bị đánh cắp" và để lại nhiều nỗi đau cho các bà mẹ mất con sau này.

Nỗi đau mang tên “không chồng mà chửa”

Chính sách nhận con nuôi thời đó là một yếu tố xã hội đặc thù ở Australia những năm 50-70 của thế kỷ XX. Mẹ đẻ và bố mẹ nuôi của đứa bé sẽ vĩnh viễn không được biết danh tính và địa chỉ của nhau. Như thế người mẹ sẽ không bao giờ tìm được đứa con mình sinh ra cũng như đứa trẻ sẽ có cuộc sống mới khi không biết về nguồn gốc thực sự của mình.

Ở thời kỳ này, việc nhận con nuôi là giải pháp xã hội tốt nhất cho các bên bởi người cho con đi sẽ tránh được sự dị nghị, mang tiếng xấu "không chồng mà chửa" và có cơ hội xây dựng cuộc sống mới, còn bên nhận con sẽ có được một đứa con, đứa trẻ vẫn được sống trong tình yêu thương và chăm sóc của bố mẹ.

Thế nhưng, chính sách này còn mang trong mình những hệ lụy, làm tổn thương mạnh đến những người mẹ bị ép buộc phải cho con đi. Những người phụ nữ mất con bị rơi vào trạng thái trầm uất kéo dài, cảm giác tội lỗi, đau buồn và hối hận.

Vì vậy, đến thập niên 80, chính sách nhận con nuôi không còn được áp dụng nhiều nữa. Sự thay đổi này do những tác động tất yếu của nhận thức xã hội. Sự kỳ thị của xã hội đối với những bà mẹ sinh con ngoài giá thú đã mờ dần, người ta cũng đã nhận ra hệ lụy do chính sách này để lại quá nặng nề.

Một tổ chức hỗ trợ những bà mẹ bị mất con tên ALAS Queensland đã được thành lập. Nhiều phụ nữ đã tìm đến ALAS với mong muốn tìm lại đứa con của mình. Trish là một trong số ít tìm lại được đứa bé nhờ ALAS. Sau 25 năm đằng đẵng tìm con, cuối cùng, Trish cũng gặp lại đứa con yêu dấu của mình. Khi đó, cậu bé đã là một chàng thanh niên khỏe mạnh.

Trish bộc bạch: "Chúng tôi muốn những đứa con của mình biết rằng, những người mẹ không bao giờ từ bỏ chúng. Chúng tôi yêu thương và mong nhớ chúng đến nhường nào. Chúng tôi không cần sự bù đắp về mặt vật chất, mà muốn những vết thương lòng được hàn gắn".

Tiêu điểm - 'Thế hệ bị đánh cắp' và những người mẹ không biết mặt con (Hình 2).

Chính sách nhận con nuôi vô tình tạo ra "thế hệ bị đánh cắp" (Ảnh minh họa).

Ám ảnh

Để xoa dịu nỗi đau của các bà mẹ mất con do chính sách nhận con nuôi mang lại, Thủ tướng Julia Gillard thay mặt chính phủ Australia đã chính thức lên tiếng xin lỗi toàn thể những người phụ nữ đã phải chịu nỗi đau mất con: "Quốc hội Australia thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi về những chính sách và hành động ép buộc con cái phải chia ly với người mẹ và gây nên đau khổ suốt đời cho họ.

Chúng tôi xin lỗi về những ảnh hưởng sâu sắc của các chính sách, hành động nói trên với những bậc làm cha mẹ. Chúng tôi nhận thức được những thương tổn do các hành động nói trên để lại cho anh chị em, ông bà và các thành viên khác trong gia đình...".

Năm 2010, Tây Australia đã trở thành bang đầu tiên lên tiếng xin lỗi vì đã thực hiện chính sách buộc các bà mẹ phải cho con đi ngay sau khi sinh. Đến năm 2012, Nam Australia là bang thứ hai thực hiện việc này. "Thế hệ bị đánh cắp" đã, đang và sẽ còn ám ảnh những người đang sống bởi những nỗi đau, sự cách chia và cả những bài học kinh nghiệm, những cố gắng khắc phục hậu quả... Bởi vậy, lời xin lỗi của chính phủ và những động thái sửa sai dù là muộn màng nhưng cũng là một dấu mốc đáng ghi nhận sau quãng thời gian vụ việc bị chìm lấp.                    

Khắc phục sai lầm

Thủ tướng Julia Gillard đã công bố thành lập quỹ 5 triệu USD để phục vụ cho các hoạt động lập hồ sơ kết nối tìm người thân và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những người bị ảnh hưởng từ chính sách nhận con nuôi.

Bên cạnh đó, trung tâm Lưu trữ quốc gia Australia cũng được chính phủ hỗ trợ 1,5 triệu USD để có kế hoạch khởi động các trang web nhân kỷ niệm một năm lời xin lỗi chính thức của chính phủ vào năm 2014 và mở triển lãm đặc biệt chủ đề "thế hệ bị đánh cắp" vào năm 2015.

Ông David Fricker, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia chia sẻ: "Đây không chỉ là dịp để những người trong cuộc nói lên tiếng nói của mình mà qua đó, cộng đồng sẽ nhận ra những tác động xã hội sâu sắc đến từng cá nhân họ. Và những điều này đánh dấu một phần lịch sử xã hội đất nước Australia".

Hồng Nhung (Theo Dailymail/ Brisbane Times)

Cảnh báo 'siêu vi khuẩn tình dục' nguy hiểm hơn AIDS

Thứ 2, 06/05/2013 | 21:12
Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo, sự xuất hiện và lây lan của một siêu vi khuẩn mới lây truyền qua đường tình dục thậm chí còn nguy hiểm hơn cả AIDS, theo Reuters ngày 5/5.

FBI 'bỏ sót' tội phạm không chỉ một lần

Thứ 2, 06/05/2013 | 16:35
Vụ khủng bố tại sự kiện marathon Boston vừa dấy lên một hồi chuông báo động về việc tội phạm và khủng bố "chui" được qua hàng rào kiểm soát chặt chẽ của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI.

Hoa mắt với những loài cây 'đẻ' ra vàng

Thứ 2, 06/05/2013 | 20:48
Vàng "mọc" trên cây? Thoạt nghe, ai cũng lắc đầu và cho rằng việc này chỉ có trong cổ tích và là ý tưởng "trên trời". Thế nhưng, ý tưởng này hoàn toàn khả thi và mang lại lợi ích lớn cho đời sống.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.