Thị trường kịch bản phim truyền hình: Giật mình những góc khuất

Thị trường kịch bản phim truyền hình: Giật mình những góc khuất

Thứ 4, 16/10/2013 | 20:12
0
Sự hiện hữu của "cơn sốt" kịch bản phim truyền hình đã khiến cho thị trường kịch bản ngày càng sôi động. Kéo theo đó là sự "hoành hành" ngày càng tinh vi của nạn "cò" và "đạo" kịch bản. Thế nhưng "cơn khát" kịch bản phim truyền hình vẫn không được khỏa lấp bởi điện ảnh Việt vẫn luôn thiếu vắng những kịch bản hay và thực sự có chất lượng.

Vàng thau lẫn lộn

"Cơn sốt" kịch bản phim truyền hình được bắt nguồn cách đây 3 năm, luật Điện ảnh mới được bổ sung nêu rõ phải bằng mọi cách tăng cường giờ chiếu phim Việt Nam từ 30% lên 40% và tiến tới 60% trên các kênh truyền hình trong nước, đặc biệt là VTV và HTV. Theo đó, các nhà đài từ Trung ương cho tới địa phương bắt đầu lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm những kịch bản hay để dựng thành phim. "Cơn sốt" này ngày càng lên cao khi chủ trương xã hội hóa điện ảnh, truyền hình của Nhà nước ra đời, tạo cơ hội cho nhiều hãng phim tư nhân phát triển.

Sự kiện - Thị trường kịch bản phim truyền hình: Giật mình những góc khuất

Bộ phim Váy hồng tầng 24 bị chê có quá nhiều "sạn".

Đội ngũ những người viết kịch bản phim truyền hình ngày càng đa dạng và đông đảo, ngoài các nhà biên kịch chuyên nghiệp thì tác giả kịch bản có thể là các nhà văn, nhà báo, sinh viên mới tốt nghiệp đại học và đông đảo nhất là sự góp mặt của các nhóm biên kịch trẻ. Đã qua rồi cái thời đạo diễn được coi là vua trường quay bởi "có bột mới gột nên hồ", đạo diễn có giỏi đến mấy mà không có kịch bản hay thì cũng không có đất để dụng võ. Có thể coi đây là thời của các nhà biên kịch và "nghề viết kịch bản" được coi là "nghề hái ra tiền" chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo thị trường, kịch bản một tập phim truyền hình giá từ 5 - 10 triệu đồng tùy tên tuổi người viết và độ hấp dẫn. Với độ dài từ 25 - 30 tập của một bộ phim truyền hình như hiện nay thì nhà biên kịch có thể thu về trên dưới 200 triệu đồng. Một nhà biên kịch có tên tuổi trong nghề tiết lộ: "Viết kịch bản là đắt giá nhất. Nhà văn viết một truyện ngắn chỉ được vài trăm nghìn, viết một tiểu thuyết mất vài năm cũng chỉ được trả từ 20 - 30 triệu đồng, trong khi đó, nếu chịu khó viết kịch bản đều, mỗi năm 3 bộ kịch bản được dựng thành phim thì có thể thu nhập tiền tỷ.

Nhiều người tìm đến lĩnh vực này, nhưng thực tế là có rất ít người thành công và những tác giả "viết chất", viết hay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thêm vào đó, để có kịch bản làm phim, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng mua và đẩy giá kịch bản lên cao khiến các biên kịch trẻ được dịp chạy đua viết nhanh để bán, trong khi chất lượng kịch bản chưa thể đạt yêu cầu. Chính việc nhiều nhưng không chất này khiến cho thị trường kịch bản vàng thau lẫn lộn và ngày càng rối loạn hơn".

Không thể phủ nhận cái thiếu lớn nhất của điện ảnh Việt là sự thiếu vắng của đội ngũ các nhà biên kịch được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Nhiều tác giả có chuyên môn, được đào tạo bài bản, nhưng vốn sống lại thiếu nên kịch bản không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thêm vào đó tình trạng viết kịch bản theo nhóm cũng tạo ra những tác phẩm đầy "sạn". Kiểu làm việc này thường đưa ra một đề cương chung, sau đó mỗi người đảm nhiệm viết một phần, kết quả là kịch bản được hoàn thành rất nhanh nhưng chất lượng lại không  đảm bảo.

Chuyện thường xảy ra là kịch bản có đầu đuôi chắp vá, kịch bản không chặt chẽ, không đủ sức thuyết phục. Nhiều kịch bản chỉ có gạch đầu dòng, không có hành động hoặc hành động chỉ được mô tả vắn tắt. Kịch bản kém cộng với công nghệ làm phim nhanh dẫn tới tình trạng chất lượng phim truyền hình ngày càng sụt giảm nhanh chóng. Những bộ phim truyền hình dài tập như Son môi hồng hay Váy hồng tầng 24 do các hãng phim phía Nam sản xuất là dẫn chứng tiêu biểu cho sự cẩu thả trong làm phim.

Sự kiện - Thị trường kịch bản phim truyền hình: Giật mình những góc khuất (Hình 2).

Bí mật tam giác vàng nằm trong số ít những bộ phim truyền hình thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Chuyện “sốt” và chuyện “cò”

Có thể thấy "cơn sốt" về kịch bản là có thật nhưng nguồn cung ứng kịch bản hay, chất lượng lại rất ít. Ngoại trừ một vài hãng phim Nhà nước đặt hàng hoặc mua kịch bản từ những tác giả tin cậy và chỉ có một số ít tác giả, nhóm tác giả có cơ hội gửi được kịch bản đến nhà sản xuất, còn số đông phải đi theo đường trung gian. Kịch bản phải qua nhiều "cầu" thường bị "rơi rớt" về nội dung và bị ép giá. Thêm vào đó, có rất nhiều những nhà biên kịch vô danh hay sinh viên được "cò" (biên kịch hay đạo diễn có tiếng - PV) đặt hàng viết thuê kịch bản với giá 500.000 - 1,5 triệu đồng/tập. Sau đó "cò" tự biên tập lại hay thuê người khác làm với giá 1 triệu đồng/tập. Nếu "cò" có mối quan hệ tốt với nhà sản xuất hay nhà đài thì mỗi năm "cò" có thể dễ dàng bỏ túi từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Và vì "sốt" kịch bản nên người ta hay "mượn" kịch bản của người khác hoặc của nước ngoài để làm của riêng. Người ta có thể "mượn" từ ý tưởng đến cốt truyện, thậm chí là lấy toàn bộ câu chuyện mà không màng đến văn bản gốc. Thường họ không bê nguyên xi cả tác phẩm mà "xào xáo" tinh vi bằng cách thay đổi tên tuổi nhân vật hoặc tráo đổi các phân cảnh trong phim. Vì thế, tình trạng một số tác giả không suy nghĩ đến đầu đến đuôi mà muốn ăn sẵn xảy ra tương đối phổ biến trong lĩnh vực viết kịch bản hiện nay.

Thế nên mới có hiện tượng các nhà biên kịch kiện nhau về quyền tác giả, tiêu biểu như vụ kiện tranh chấp bản quyền kịch bản phim Biệt động Sài Gòn diễn ra cách đây 4 năm giữa ông Nguyễn Thanh với hãng phim truyện Việt Nam và ông Lê Phương, hay vụ kiện bản quyền điện ảnh xung quanh bộ phim Hôn nhân không có giá thú diễn ra vào năm 2003, khi tác giả Nguyễn Kim Ánh kiện hãng phim truyện I về việc hãng đã tự ý sửa chữa, làm sai lệch kịch bản mà không được sự đồng ý của ông. Thế nhưng, những vụ kiện này thường chỉ như "ném đá ao bèo" và không thu được kết quả như mong muốn của nguyên đơn. Vì vậy, để tránh hành động ăn cắp kịch bản hay "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia" của một số tác giả, hiện nay, tất cả các hãng phim đều yêu cầu nhà biên kịch phải đăng ký bản quyền trước khi bắt tay hợp tác.

Kịch bản thoi thóp = phim ngắc ngoải

Theo nguyên tắc thị trường nói chung, thì các nhà sản xuất sẽ là người thẩm định. Nhưng rất ít nhà đài có người chuyên nghiệp thẩm định kịch bản phim và phần lớn những người này đều không có nghề. Vì thế, tình trạng nhiều kịch bản được duyệt bằng đề cương và hầu như không có dấu tích của người biên tập thường xuyên diễn ra.

Một nhà biên kịch có tiếng cho biết:  “Chuyện một ông Giám đốc hay Phó giám đốc phụ trách sản xuất của hãng phim ngồi đọc mấy chục tập phim lại càng không có. Thực tế là ở tất cả các hãng phim ở các tỉnh, bộ phim có được duyệt hay không phụ thuộc phần lớn vào đạo diễn. Thường, nhà biên kịch quen thân với đạo diễn nào sẽ đưa kịch bản cho đạo diễn đó xem, đạo diễn thấy được, đề nghị với Giám đốc sản xuất và Giám đốc thông qua là phim bắt tay vào sản xuất. Nhà biên kịch có tên tuổi đưa kịch bản thì các đạo diễn mới đọc, còn người mới toe thì chả ai muốn xem”.

Điều đáng nói, là dù các hãng phim có một đội ngũ biên tập thì trong đó cũng có rất nhiều người không biết gì về phim ảnh. Thường, những người trẻ về biên tập ở các hãng mới ra trường không sáng tác được, nên được người ta giao cho việc biên tập, trong khi chính người biên tập duyệt phim ít nhất phải có trình độ hơn người sáng tác. Với những người biên tập có tên tuổi và thâm niên, họ có thể xem lướt qua nhưng với những thành phần non trẻ kể trên thì rất khó để phát hiện ra "sạn". Kịch bản yếu dẫn đến thực trạng chất lượng phim truyền hình ngày càng yếu.

Hiện nay chủ trương làm phim 1 tập, 2 tập đang được coi là biện pháp hữu hiệu giúp phục hồi chất lượng phim truyền hình. Đây không những là cơ hội cho những cây viết trẻ và những người mới vào nghề thử sức mà ngay cả những đạo diễn trẻ cũng có đất để làm phim.              

Giá kịch bản phụ thuộc thương hiệu

Một nhà biên kịch có thâm niên tiết lộ: "Quy định chung của Nhà nước về giá kịch bản chỉ là giá sàn. Người viết có thương hiệu, nhà sản xuất sẽ trả cao hơn. Có người gọi điện cho tôi sẵn sàng trả 8 triệu đồng/ tập, không phải trả thuế VAT và cũng không đưa ra yêu cầu khắt khe nào, chỉ cần có tên tôi trên kịch bản để lấy tiếng nhưng tôi không nhận lời. Người ta cứ nói giá kịch bản có nơi trả 10-12 triệu đồng/tập nhưng thực tế không phải vậy. Đấy chỉ là lời của những hãng tư nhân và nếu có xảy ra thì chỉ có ở những hãng tư nhân phía Nam, chứ ở phía Bắc không ai trả cao như thế. Thường thì các nhà biên kịch lâu năm trong nghề có kịch bản hay sẽ gửi cho các đạo diễn, hãng phim mà mình quen chứ không gửi đi chỗ khác. Còn chuyện thị trường kịch bản thả nổi hay đấu thầu kịch bản thì ở Việt Nam chưa có. Chúng ta vẫn quen với kiểu làm ăn dựa vào các mối quan hệ thân quen". 

Loan Thanh

Thanh Thúy: Sẽ trở thành nhà sản xuất phim truyền hình

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Đang đóng khung trong những vai diễn xinh đẹp, chân chất, hiền lành, chịu thương chịu khó, bỗng một ngày Thanh Thúy biến thành một cô gái xấu xí và thủ đoạn. Và từ một thí sinh bị loại ngay từ vòng đăng ký lại trở thành cơn sốt trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ.

Thử chẩn “bệnh” cho phim truyền hình Việt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Bệnh" của phim truyền hình Việt thời gian gần đây đã khá trầm trọng. Ngoài "bệnh" trầm trọng thì những lỗi không đáng xảy ra thường xuyên mắc phải của các bộ phim truyền hình Việt được trình chiếu gần đây gây cho khán giả rất nhiều bức xúc.

Phương 'khói lửa' xuất hiện lần cuối trên truyền hình là... cái chết

Thứ 4, 27/02/2013 | 13:30
Một ngày trước vụ tai nạn đau thương, ông Lê Minh Phương xuất hiện trên truyền hình với vai diễn 'từ giã cõi đời'.

Những show truyền hình thực tế bị hủy giữa chừng

Chủ nhật, 15/09/2013 | 09:06
Thành hình với nhiều kỳ vọng nhưng không phải chương trình truyền hình nào cũng có thể tránh được những tình huống không mong muốn để kết thúc rực rỡ.

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Những bộ phim hay nhất mọi thời đại

Thứ 6, 04/10/2013 | 16:10
Trong lịch sử phát triển của mình, thế giới điện ảnh đã cho ra đời hàng vạn tác phẩm với nội dung phong phú và đa dạng nhằm đưa đến cho người xem những trải nghiệm thú vị.

Thanh Thúy: Sẽ trở thành nhà sản xuất phim truyền hình

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Đang đóng khung trong những vai diễn xinh đẹp, chân chất, hiền lành, chịu thương chịu khó, bỗng một ngày Thanh Thúy biến thành một cô gái xấu xí và thủ đoạn. Và từ một thí sinh bị loại ngay từ vòng đăng ký lại trở thành cơn sốt trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ.

Thử chẩn “bệnh” cho phim truyền hình Việt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Bệnh" của phim truyền hình Việt thời gian gần đây đã khá trầm trọng. Ngoài "bệnh" trầm trọng thì những lỗi không đáng xảy ra thường xuyên mắc phải của các bộ phim truyền hình Việt được trình chiếu gần đây gây cho khán giả rất nhiều bức xúc.

Phương 'khói lửa' xuất hiện lần cuối trên truyền hình là... cái chết

Thứ 4, 27/02/2013 | 13:30
Một ngày trước vụ tai nạn đau thương, ông Lê Minh Phương xuất hiện trên truyền hình với vai diễn 'từ giã cõi đời'.

Những show truyền hình thực tế bị hủy giữa chừng

Chủ nhật, 15/09/2013 | 09:06
Thành hình với nhiều kỳ vọng nhưng không phải chương trình truyền hình nào cũng có thể tránh được những tình huống không mong muốn để kết thúc rực rỡ.

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Những bộ phim hay nhất mọi thời đại

Thứ 6, 04/10/2013 | 16:10
Trong lịch sử phát triển của mình, thế giới điện ảnh đã cho ra đời hàng vạn tác phẩm với nội dung phong phú và đa dạng nhằm đưa đến cho người xem những trải nghiệm thú vị.