Thiên thần trẻ thơ và 'thần chết' theo sau vắc - xin

Thiên thần trẻ thơ và 'thần chết' theo sau vắc - xin

Thứ 3, 23/07/2013 | 15:39
0
Từng phút giây chậm trễ của các cơ quan chức năng trong việc tìm ra nguyên nhân vắc - xin gây tử vong cho trẻ sơ sinh có thể sẽ tiếp tục phải trả giá bằng mạng sống của nhiều cháu bé khác

“Van xin các vị hãy làm việc hết mình vì tương lai của trẻ thơ, tìm ra nguyên nhân chính xác và khắc phục. Đừng làm việc vì lợi ích, đùn đẩy trách nhiệm để rồi còn bao trẻ thơ bị chết oan uổng”. Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc gửi đến tòa soạn Báo trong những ngày qua trước thông tin có nhiều trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin.

Ám ảnh các bà mẹ

Bốn trẻ sơ sinh chết chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tiêm vắc - xin đã làm hoang mang bất cứ bà mẹ nào đang có con nhỏ. Nỗi hoang mang này ngày càng tăng cường độ và trở thành sự sợ hãi lan truyền rộng rãi khi các cơ quan chức năng vẫn loay hoay không tìm ra nguyên nhân của vụ việc.

Điều đó đồng nghĩa với việc nếu tiếp tục sử dụng những loại vắc - xin này thì vẫn có thể xảy ra những cái chết tương tự. Vắc - xin, chỉ trong một thời gian ngắn từ là sự bảo đảm an toàn cho trẻ, đã trở thành nỗi ám ảnh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Xã hội - Thiên thần trẻ thơ và 'thần chết' theo sau vắc - xin

Cần rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất, bảo quản, quy trình tiêm vắc-xin.

Trước công bố nội dung buổi họp kín của Hội đồng kết luận nguyên nhân 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B vào ngày 20-7 tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) là sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân, rất nhiều bạn đọc đã bức xúc, nói thẳng: “vô trách nhiệm”.

Bạn đọc cho rằng quy trình kiểm tra chất lượng vắc - xin, phương thức bảo quản, quy trình tiêm chủng… phải làm nghiêm ngặt trước khi tiêm chủng. Khi có sự cố xảy ra thì phải biết ngay nguyên nhân chứ không thể “ngơ ngác” như hiện nay.

“Từng phút giây chậm trễ của các vị có thể sẽ đánh đổi bằng mạng sống, hạnh phúc gia đình của bao con người” - bạn đọc Tâm Lang giận dữ.

Bạn đọc Ngọc Vinh không giấu thất vọng trước kết luận của các cơ quan chức năng: “Các quốc gia khác họ chích cả trăm triệu liều mà có xảy ra tai biến gì đâu? Họp hành đủ ban bệ rồi đưa ra kết luận “không rõ nguyên nhân” nghe rất chướng tai. Đừng đổ thừa cho quy trình bảo quản, tiêm thuốc... Những lỗi đó nếu có chỉ làm giảm hiệu lực của vắc- xin, không thể làm chết người được”.

Xã hội - Thiên thần trẻ thơ và 'thần chết' theo sau vắc - xin (Hình 2).

Sau nhiều ca tử vong của trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn lung túng trong việc tìm ra nguyên nhân.

Đừng vòng vo nữa

Còn quá nhiều nghi vấn, quá nhiều kết luận đưa ra nhưng không kết luận nào là cụ thể. Lúc thì cho rằng quy trình bảo quản có vấn đề, lúc thì quy trình tiêm không ổn, lúc khác lại nói rằng khâu nào cũng “không có khả năng” là nguyên nhân…

Chẳng biết ngành y tế đang ứng phó với vụ việc này như thế nào nữa? Đến bây giờ lại đưa ra nguyên nhân các bé chết là do sốc phản vệ nhưng tại sao gây ra sốc phản vệ thì… chưa rõ. Nghe thông tin này nhiều bạn đọc cho biết mình cũng thấy “sốc phản vệ” luôn.

Bạn đọc Thomas Pham cho biết thêm: “Thực ra việc dùng vắc - xin không phải là không có tai biến. Cụ thể, là tỉ lệ 0,4/1 triệu trường hợp có sốc phản vệ với vắc - xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị, rubella. Hay như ở Mỹ có 4 trường hợp chết trong tổng số 747 triệu mũi chích ngừa cúm đã xảy ra.

Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở nước ta cao quá và phản ứng của các cơ quan chức năng quá chậm. Tôi không hiểu vắc - xin được sản xuất ở Việt Nam như thế nào nhưng tôi đặt dấu hỏi ở việc sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan B ngay trong tháng đầu tiên (ngay sau ngày sanh) có nên hay không? Trong khi khuyến cáo của thế giới là từ tháng thứ 2, 3, 4 và chích lại mũi thứ 4 sau 18 tháng”.

Quá lo lắng đối với những loại vắc - xin này, bạn đọc Thanh Dung chia sẻ: “Nghe thông tin các bé chết liên tục, vợ chồng em rất lo lắng. Chồng em bảo sẽ không tiêm “thằng” vắc - xin nào vào người đứa cháu độc tôn em vừa sinh nữa.

Anh ấy cho rằng viêm gan gì gì đấy chưa biết bao giờ chết nhưng tiêm các mũi vắc - xin này thì dễ đi theo ông bà trong vòng… 3 nốt nhạc. Em không đồng ý nhưng sáng nay lại nghe tin thêm một bé tử vong sau khi tiêm vắc - xin nên bây giờ hoang mang quá".

Hãy ngừng tiêm đến khi biết rõ nguyên nhân

“Bộ Y tế cần dừng ngay chương trình tiêm chủng loại vắc-xin này trên toàn quốc và tổ chức kiểm tra lại toàn bộ quy trình sản xuất, bảo quản, tiêm chủng. Đừng lấy các cháu bé vô tội ra làm thí nghiệm” - bạn đọc Tần Hoàng kiến nghị.

“Hãy ngừng ngay việc tiêm chủng đến khi tìm được chính xác nguyên nhân gây tử vong cho các cháu bé. Tôi nghĩ rằng với nhiều nước tiên tiến họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tiêm chủng, sao chúng ta không học hỏi và làm như họ. Tiêm chủng là việc quốc gia nào cũng thực hiện và thực hiện từ rất lâu, tại sao chúng ta phải trả giá đắt về nó như thế này” – bạn đọc Tịnh Tâm viết.

Theo Người lao động

Vẫn nên tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu?

Thứ 3, 23/07/2013 | 14:40
Các nhà khoa học tiếp tục tranh luận về việc tiêm hay không tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.

Thêm 1 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B

Thứ 3, 23/07/2013 | 09:01
Trong lúc dư luận vẫn còn bàng hoàng về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B thì tại BV Đa khoa huyện Tuy Phong (Bình Thuận) lại xảy ra 1 trẻ sơ sinh vừa tử vong sau khi tiêm loại vắc-xin này.

Đã khoanh vùng nguyên nhân khiến 3 trẻ tử vong vì vắc xin

Thứ 2, 22/07/2013 | 16:19
Như tin đã đưa, lúc 18 giờ ngày 21.7, ngay sau khi đến Quảng Trị, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế do GS-TS Nguyễn Trần Hiển, trưởng Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, dẫn đầu đã có cuộc làm việc nhanh với lãnh đạo Sở y tế, Trung tâm y tế dự phòng của địa phương này.

Bộ Y tế vào cuộc vụ 3 trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm vắc xin

Chủ nhật, 21/07/2013 | 16:36
Hôm nay 21.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một đoàn công tác của bộ này sẽ đến Quảng Trị để tìm hiểu nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B.