Thiền và Yêu

Thiền và Yêu

Thứ 7, 24/08/2013 | 12:36
0
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những chấn thương tâm lý và sự căng thẳng tinh thần. Nhưng bạn có biết thiền còn rất hữu ích trong tình yêu?

Nhắc đến thiền, bạn thường hình dung đến một không gian tĩnh lặng với một người đang ngồi xếp bằng, hít thở sâu và đôi mắt nhắm. Khung cảnh của thiền tạo nên một cảm giác thư thái, rộng mở và bình tâm.

Nhắc đến tình yêu, bạn thường hình dung đến những gì sôi nổi, ngọt ngào, những tiếng cười giòn tan và cả những giọt nước mắt cùng nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Nói tóm lại, nó có vẻ như ngược lại hoàn toàn với thiền. Vậy thì giữa hai khái niệm này có gì liên quan đến nhau?

Mối quan hệ giữa Thiền và Yêu

Để hiểu rõ mối liên hệ tưởng như không mà có giữa thiền và tình yêu, trước tiên, bạn cần hiểu đúng hơn về thiền. Davis Fontana, một bậc thầy về thiền, đã chỉ ra rằng: “Thiền không có nghĩa là ngủ gục, để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê, trốn tránh, xa lìa thế gian, vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình, làm một việc gì không tự nhiên, để rơi mình vào vọng tưởng và quên mình ở đâu. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng, trau dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai, ở đâu”.

Thiền++ - Thiền và Yêu

Xét trên khía cạnh tình yêu, “giữ tâm tỉnh táo, linh động” rất cần thiết để bạn sáng suốt và phân biệt phải trái trong tình yêu cũng như tìm giải pháp dung hoà giữa các vấn đề phát sinh. “Chú tâm, tập trung vào thế giới hiện hữu rõ ràng” là để tránh ảo tưởng chính mình và nhận ra đâu là tình yêu đích thực. “Trau đồi tấm lòng nhân đạo” để nhìn người yêu và cảm nhận tình yêu một cách vị tha và bao dung hơn. “Biết mình là ai, ở đâu” để tìm đúng Mr. Right cho mình. Mang thiền vào tình yêu là cách để giúp bạn giải phóng những ích kỷ, gò bó và đòi hỏi, đưa bạn trở về với hiện tại và với tình yêu quý giá mà bạn đang nắm giữ. Một tình yêu thật sự không nằm ở tương lai xa vời, những lời hứa hẹn viễn vông hay những điều kiện áp đặt. Nó nằm ngay ở hiện tại, nếu hiện tại không phán xét và không ghét bỏ.

Lời khuyên của Thiền dành cho Tình Yêu: 'Không làm gì cả'

Những dòng trên là những diễn giải cơ bản về mối quan hệ giữa thiền và tình yêu. Có phải bạn đang cảm thấy rối rắm lắm không? Đừng lo, khi Cosmo mới bắt đầu học cách mang thiền vào tình yêu, Cosmo cũng trong trạng thái “lơ ngơ” như bạn hiện giờ vậy. Để bắt đầu “nhập môn” thiền, bạn cần hiểu được lời khuyên đầu tiên mà thiền dành cho tình yêu: “Không làm gì cả”.

Để Cosmo kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ về lời khuyên này. Một cô bạn thân của Cosmo, sau khi trải qua hai lần đổ vỡ, tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng mình là một kẻ tồi tệ và bạc phước nên mới không thể nắm giữ tình yêu. Sự bi quan kéo dài khiến cô gần như phát điên. Để giải toả, cô quyết định đi học thiền.

Ngay buổi học đầu tiên, cô bày tỏ với thầy dạy thiền của mình: “Con sẽ không thể chịu đựng nổi nếu con mất đi người con yêu lần nữa”.
“Đây chưa phải là lần cuối cùng, con sẽ còn trải qua nhiều lần như thế”, thầy dạy thiền đáp.
“Con biết nên con muốn thầy chỉ cho con biết con phải làm thế nào để tránh đi chuyện ấy”
“Đây là lời khuyên của ta: “Không làm gì cả”.

Bạn có cảm thấy ngạc nhiên không?

Tất cả chúng ta đều muốn yêu và được yêu. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài. Nhưng một tình yêu đích thực không chỉ khó tìm mà còn khó giữ và khó tận hưởng. Mặc kệ cho những nỗ lực không ngừng của bạn và chàng, những rắc rối, những phức tạp, khổ đau và tuyệt vọng vẫn không ngừng “sản sinh”. Và bạn không ngừng đấu tranh để “tiêu diệt” nó. Bạn đang nỗ lực để mưu cầu hạnh phúc và bạn tin chắc rằng mình đã và đang làm đúng.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Thiền, sự đấu tranh để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu lại đi ngược lại những gì mà tình yêu thật sự cần. Điều đầu tiên mà chúng ta cần học và cần làm cho tình yêu là: “Không làm gì cả”.

Để hiểu được lời khuyên này, bạn hãy cùng Cosmo quay ngược lại thời gian theo diễn giải của những bậc thầy về thiền: Từ khi sinh ra, chúng ta đã muốn kiểm soát thế giới và những người xung quanh. Chúng ta gào khóc để được mẹ cho ăn, mỉm cười để được chú ý và van nài khi nhu cầu không được đáp ứng. Tương tự như một đứa trẻ, chúng ta cho rằng mọi người ở đây là để chăm sóc chúng ta và làm cho chúng ta hài lòng. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta rất khó trưởng thành vì đã dành hết gần 99% năng lượng quý giá của cuộc đời mình vào việc điều khiển người khác nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Điều mà chúng ta gọi là tình yêu không hơn gì trông mong vào việc tìm thấy một người làm cho chúng ta cảm thấy hài lòng.

Nhưng thiền quan niệm về tình yêu theo một cách khác hẳn. Với thiền, tình yêu nghĩa là không áp đặt người khác chỉ để nhằm thoả mãn những ước mơ của mình. Yêu là nhận thức và chấp nhận những gì được trao tặng, đồng thời học cách quan tâm và chia sẻ với đối phương. Nếu làm được điều này, bạn sẽ trưởng thành hơn, giàu lòng nhân ái và vị tha hơn. Khi ấy, những gì mà bạn thật sự khao khát sẽ đến một cách tự nhiên.

Đó là lời khuyên cơ bản của thiền. Tuy nhiên, cũng như Cosmo đã chia sẻ ở trên, tình yêu khó nắm bắt vì khó tìm và khó giữ. Vì vậy, để giúp bạn dễ tiếp cận với thiền trong tình yêu, Cosmo đã bỏ thời gian “tầm sư học đạo” và tạm chia lời khuyên cơ bản “Không làm gì cả” của thiền thành hai nhánh chính: một là cho những bạn “độc thân vui tính” và một cho những bạn có cặp có đôi. (Còn tiếp).

Cao Bảo Vy (theo Cosmopolitan)

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Thiền sư Nhất Hạnh: 'Thân thể ta cũng như tâm hồn ta vậy'

Thứ 5, 15/08/2013 | 17:18
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Tâm thiền và tâm bãi phân trâu

Thứ 5, 15/08/2013 | 02:00
Trong lúc đi truyền đạo tại một làng nọ, một vị thiền sư gặp một vị học gia. Vị học gia là người có học vị rất cao và cũng có địa vị cao trong làng.

Chuyên mục 'khích lệ độc giả sống bình an'

Thứ 2, 19/08/2013 | 18:14
Chúng tôi hướng tới một cộng đồng độc giả tìm hiểu và cổ vũ cho những giá trị nhân văn của cuộc sống.