'Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước'

'Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước'

Thứ 3, 28/05/2013 | 10:53
0
Bên hành lang phiên họp Quốc hội ngày 27.5, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…

-Tình trạng quá tải bệnh viện đã kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường?

Ðể giảm tải cho các bệnh viện phải xây mới bệnh viện, phòng khám, trạm xá… nhưng mỗi công trình mất ít nhất 3 năm xây dựng. Từ năm 1975 đến nay, Hà Nội mới chỉ xây thêm Bệnh viện Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội. Trong khi đó, dân số tăng gấp đôi. Số giường bệnh trên 1.000 dân của Việt Nam rất thấp, chỉ 22 giường.

Xã hội - 'Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước'

Trong một lần đến thăm Bệnh viện Ung bướu TPHCM, bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải chen chân tìm chỗ đứng. (Ảnh: TTO)

- Cử tri, đại biểu Quốc hội có thể tiếp tục chất vấn về vấn đề quá tải bệnh viện để Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này. Bà sẽ trả lời như thế nào?

Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Ðương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều.

- Ngành y tế kêu thiếu vốn đầu tư nhưng trong quyết toán ngân sách năm 2011 của ngành chỉ giải ngân đạt 89,1% số được giao. Ðiều này liệu có mâu thuẫn?

Phần không chi đạt nằm trong bảo hiểm y tế, phần kết dư. Ðầu tư cơ sở hạ tầng của ngành y tế gần như quyết toán hết. Nguồn vốn trái phiếu bị cắt giảm nhiều trong khi nhu cầu đầu tư của các địa phương vẫn tăng, công trình dở dang nhiều. Ðối với các công trình y tế, toàn bộ tuyến tỉnh mới cấp được 30% tổng số theo nhu cầu; tuyến huyện thì khoảng gần 80%. Tính tổng thể thì chỉ được một nửa cho tất cả, còn tuyến Trung ương thì chưa có gì.

Xã hội - 'Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước' (Hình 2).

Quá tải, bệnh nhân phải nằm gầm giường là cảnh thường thấy ở nhiều bệnh viện lớn.

- Bà có kiến nghị gì để tăng nguồn đầu tư?

Vừa rồi, ngành y tế điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chỉ tăng 3 trên 7 yếu tố chi phí trực tiếp, còn khấu hao tài sản không có, lương chưa có, xây dựng cơ bản cũng chưa có…

Dù vậy, theo chỉ thị về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các giám đốc bệnh viện đã dành những chi phí trước mắt để mở rộng cho khoa khám bệnh, kê thêm ghế, mua thêm giường bệnh, sắm thêm quạt… Trái phiếu Chính phủ cho y tế sẽ đề nghị nhưng có được Quốc hội chấp thuận hay không thì chưa biết.

Theo Người lao động

Chuyện về lương y của những bệnh nhân nghèo đói

Thứ 3, 21/05/2013 | 14:47
Lương y Việt Cúc (1906 - 1990), tên thật Nguyễn Văn Tám, người nổi tiếng ở miền Nam về y đức và y thuật.

Những giấc mơ đặc biệt của bệnh nhân được thay tim

Chủ nhật, 19/05/2013 | 07:52
Đối với những bệnh nhân được thay tim thì việc được cứu sống trước "lưỡi hái của tử thần" là điều hạnh phúc nhất. Ngày ghép tim được họ xem như ngày sinh thứ hai trong cuộc đời. Thế nhưng, sau khi vượt qua được cái chết trở về với cuộc sống thường ngày có bệnh nhân chia sẻ, họ gặp phải khá nhiều giấc mơ lạ lùng, đặc biệt. Liệu những giấc mơ đó là ngẫu nhiên hay do họ sống bằng quả tim mới?

Bệnh nhân phải vái lạy bác sỹ để được cấp cứu

Thứ 2, 06/05/2013 | 13:53
Mấy ngày qua dư luận bức xúc về việc bệnh nhân Đặng Đình H., 37 tuổi ở thôn 2, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, trong cơn khó thở nguy kịch, phải vái lạy bác sĩ để cấp cứu cho mình, nhưng vị bác sĩ vẫn thờ ơ…

'Ngành Y tế đang nỗ lực không bỏ sót bệnh nhân'

Thứ 6, 26/04/2013 | 16:16
Quan điểm mới của bộ Y tế xung quanh việc đồng chi trả với bệnh nhân KCB vượt tuyến khiến dư luận xôn xao. Phóng viên Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng vụ Bảo hiểm y tế, bộ Y tế về vấn đề này.