Thiếu nữ 19 tuổi xinh như hotgirl ở... làng phong

Thiếu nữ 19 tuổi xinh như hotgirl ở... làng phong

Thứ 6, 29/11/2013 | 17:43
0
Em là Trần Thị Định ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Nhìn khuôn mặt dễ thương, mái tóc đen óng ả, bồng bềnh và miệng cười rõ tươi của em thì chẳng ai nghĩ rằng cô bé này lại có một tuổi thơ đầy tủi hờn.

Em là người dân tộc Dao, là con đầu trong nhà, dưới Định còn ba người em. Nhưng hồi lên ba tuổi một trận ốm dữ dằn đã gần như lấy đi sinh mạng của em. Điều kiện gia đình khó khăn, túng thiếu, phải bán sạch đồ đạc trong nhà để chạy chữa nhưng em vẫn phải mang vào mình căn bệnh phong quái ác. Có lần người hàng xóm trêu ghẹo bệnh tật của Định, khiến bố em tức tối không kiềm chế được mà đánh nhau, để rồi hậu quả là đi tù những 9 năm trời.

Năm Định lên 16 tuổi nhưng em chỉ nặng 12 cân. Người ốm dặt dẹo tưởng như không thể sống nổi. Thế rồi một ngày có ba người sơ bên công giáo lên thăm làng. Trước tình trạng nguy kịch của Định, họ đã xin gia đình để đón em xuống Hà Nội chữa trị. Sau một tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm. Em được đưa về trại phong Chí Linh.

Đã 3 năm trôi qua, nhớ lại ngày đầu Định đến với trại phong chú Tiềm kể: “Cô bé là người Dao nên chưa nói sõi tiếng Kinh và cũng chẳng hề biết chữ. Đến đây mọi thứ lạ lẫm, mặt cô bé lúc nào cũng buồn. Hiện tại sức khỏe Định rất tốt, các vi khuẩn bệnh đã bị triệt tiêu. Có điều đôi chân của Định sắp tới sẽ phải cưa đi để lắp chân giả mới có thể đi lại được.

Hiện em đang thuộc diện chăm sóc toàn diện từ ăn ở đến đi lại. Cô bé rất ngoan, biết thương bố mẹ và các em. Hàng tháng Định luôn bảo nhà ăn nấu nửa suất cho mình mỗi bữa, còn số dư em để dành cuối năm bố mẹ lên thăm Định gửi về cho các em”. 

Xã hội - Thiếu nữ 19 tuổi xinh như hotgirl ở... làng phong

 

Là người dân tộc duy nhất, người nhỏ tuổi nhất nên Định luôn nhận được sự quan tâm ưu ái của các y bác sĩ và cả những bệnh nhân nơi đây. Không những thế khi nhắc đến Định ai cũng quý mến. Bởi điều đặc biệt nhất ở em là sự ham học hỏi, có ước mơ vượt lên hoàn cảnh. Tuổi thơ không được đến trường vì thế  khi đến trại phong em đã kiên trì học chữ. Hơn thế khi biết chữ rồi em lại học cả ngoại ngữ. Biết được ông Trần Đình Thăng ở phòng bên trước là giáo viên giỏi tiếng trung, em đã bảo ông dạy. Sau đó qua những cuốn sách ông tặng em cần mẫn tự học.

Trước lời khen của mọi người Định luôn nhỏ nhẹ mà trả lời rằng: “Em không giỏi đâu. Ban đầu em chỉ định học để nói chuyện với mẹ Nga. Mẹ chính là người dẫn em về đây. Mẹ rất giỏi tiếng Trung. Càng học em càng thích và muốn đi sâu. Hè hàng năm các thầy tu bên công giáo đều về dạy chữ cho em. Và lý do đặc biệt nữa mà em muốn học giỏi tiếng Trung là vì các thầy hứa rằng: Khi em học giỏi thầy sẽ mang tặng em cuốn kinh thánh bằng tiếng Trung”.

Có những nguồn động lực đó hàng ngày Định dành ra những khoảng thời gian riêng để sáng học tiếng Trung, chiều học thêm tiếng Anh. Do khó di chuyển được nên hầu hết thời gian em cứ đắm mình trong thế giới của ngoại ngữ. Chẳng hề có sự mặc cảm, tự ti trên khuôn mặt cô bé 19 tuổi này nữa.

Thay vào đó Định rất hóm hỉnh: “Hôm trước gọi điện về em bảo mẹ rằng tết năm nay con không về đâu. Giờ con béo và nặng lắm mà đường về nhà mình xa hàng 4 cây lại bé tẹo. Con sợ không ai cõng được con”. Nói đến gia đình nỗi nhớ nhà lại ùa về “Ở đây điều kiện sinh hoạt tốt hơn, nhưng em nhớ nhà, nhớ bố mẹ và các em lắm.” Định cười nhưng mặt buồn thiu.

Mỗi khi trái gió trở trời chân tay em lại đau nhức. Những lúc đó Định tủi thân, nhớ nhà và chỉ biết khóc. Đến trại phong Chí Linh, em đã thay đổi rất nhiều từ ngoại hình, sức khỏe đến nhận thức. Trước sự quan tâm của mọi người Định luôn cảm thấy biết ơn và cố gắng học để thực hiện ước mơ đọc và dịch được những cuốn sách tiếng Trung. Thế nhưng để thực hiện được ước mơ ấy, Định cũng như gia đình em còn cần lắm những vòng tay nhân ái của các nhà hảo tâm.

Mọi sự ủng hộ đóng góp xin gửi về địa chỉ: Em Trần Thị Định, Bệnh viện phong Chí Linh – Hải Dương, số điện thoại: 01683.360.125 

Như Thảo

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Xóm âm binh, se sắt những phận đời

Thứ 4, 31/07/2013 | 09:20
Hàng nghìn người trong một ngôi làng nhỏ bé tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi theo nghề lặn, để rồi hàng trăm người trong số họ bỏ xác lại giữa biển cả mênh mông, hoặc trở về với nhiều thương tích, suốt đời tê liệt trên xe lăn. Dẫu biết dấn thân vào nghề lặn, có thể sẽ tử nạn hoặc tàn tật, nhưng bát cơm manh áo đã hối thúc các chàng trai vùng bãi ngang ra khơi.

Những phận đời trên chợ nổi Cái Bè

Thứ 5, 10/01/2013 | 09:05
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ có từ thời nhà Nguyễn. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Mặc cho sóng nước có lênh đênh, chợ nổi Cái Bè đã trở thành nơi mưu sinh của bao phận người.

Những phận đời sống trong xóm nghĩa trang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Cuộc sống mưu sinh, vì đồng tiền bát gạo, nhiều lúc sa cơ lỡ bước nhiều mảnh đời đã phải chấp nhận "sống cùng người chết" trong không gian “Đêm hôm vắng vẻ, tĩnh mịch, nhìn bốn bề đều là mồ mả tôi lại lạnh xương sống”

Những phận người 'tầm gửi' nơi cửa Phật

Thứ 5, 14/03/2013 | 08:38
Bữa cơm thật đạm bạc, thức ăn chủ yếu là rau, nhưng nhìn ánh mắt ấm áp của các cụ tôi nhận ra rằng, các cụ đang hạnh phúc.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Xóm âm binh, se sắt những phận đời

Thứ 4, 31/07/2013 | 09:20
Hàng nghìn người trong một ngôi làng nhỏ bé tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi theo nghề lặn, để rồi hàng trăm người trong số họ bỏ xác lại giữa biển cả mênh mông, hoặc trở về với nhiều thương tích, suốt đời tê liệt trên xe lăn. Dẫu biết dấn thân vào nghề lặn, có thể sẽ tử nạn hoặc tàn tật, nhưng bát cơm manh áo đã hối thúc các chàng trai vùng bãi ngang ra khơi.

Những phận đời trên chợ nổi Cái Bè

Thứ 5, 10/01/2013 | 09:05
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ có từ thời nhà Nguyễn. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Mặc cho sóng nước có lênh đênh, chợ nổi Cái Bè đã trở thành nơi mưu sinh của bao phận người.

Những phận đời sống trong xóm nghĩa trang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Cuộc sống mưu sinh, vì đồng tiền bát gạo, nhiều lúc sa cơ lỡ bước nhiều mảnh đời đã phải chấp nhận "sống cùng người chết" trong không gian “Đêm hôm vắng vẻ, tĩnh mịch, nhìn bốn bề đều là mồ mả tôi lại lạnh xương sống”

Những phận người 'tầm gửi' nơi cửa Phật

Thứ 5, 14/03/2013 | 08:38
Bữa cơm thật đạm bạc, thức ăn chủ yếu là rau, nhưng nhìn ánh mắt ấm áp của các cụ tôi nhận ra rằng, các cụ đang hạnh phúc.