Thợ lặn và những chuyện 'lĩnh lương thủy tề'

Thợ lặn và những chuyện 'lĩnh lương thủy tề'

Thứ 2, 28/10/2013 | 08:57
0
Đó là công việc mò sò dưới đáy biển của hàng trăm thanh niên vùng biển Lagi (tỉnh Bình Thuận). Miệng ngậm ống hơi, lưng cột nịt chì, mắt đeo kính lặn, đó là tất cả hành trang cho một ngày lặn từ 7- 8h của những người đàn ông kiếm tiền bằng con đường đầy nguy nan và hiểm họa này.

Biết rằng nghề lặn là kiếp hạ bạc, dễ dàng "lĩnh lương thủy tề", nhưng nhiều thanh niên nơi đây vẫn bám trụ với vị mặn mòi của biển cả.

Sinh ly, tử biệt luôn rình rập

Anh Nguyễn Tiến Cường (43 tuổi, quê gốc Hà Tĩnh) ngậm ngùi tâm sự: "Nghề lặn là nghề đặc biệt, bởi phải làm việc cả ngày dưới đáy biển, nơi nông nhất cũng vài chục mét. Công việc này rất vất vả, không may mắn có thể mất mạng như chơi. Theo nghề này đã được gần chục năm, chứng kiến bao cảnh sinh ly tử biệt, tôi luôn cảm thấy biết ơn và may mắn vì không phải nằm lại đáy biển.

Những năm gần đây, cánh thợ lặn đã biết lặn đúng cách và được hỗ trợ ống thở nên tình hình đã được cải thiện hơn. Lúc trước, vùng biển này hầu như ngày nào cũng có thợ lặn không may bỏ linh hồn lại cho biển khơi. Chúng tôi gần như chết lặng khi luôn phải đưa tiễn anh em, bạn hữu ra đi mãi mãi. Những người theo nghề này lâu, chỉ cần nhìn vào đôi chân là biết, chân ai cũng bị teo nhỏ sau những năm tháng chịu áp lực mạnh của lòng biển".

Trò chuyện với PV, chị Nguyễn Thị Mai (34 tuổi, quê gốc Thanh Hóa), một người chèo thuyền chở khách ra ghe, tàu cho hay: "Cánh thợ lặn vùng biển Cam Bình- Tân Phước- Lagi đến Tân Thắng- Hàm Tân này đa số là dân từ miền Trung, miền Bắc vào lập nghiệp. Đông nhất là thanh niên vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Họ chịu được vất vả, chấp nhận mạo hiểm nên mới dám nhận nghề "hồn treo cột buồm" như vậy.

Nghề lặn tuy thu nhập cao, nhưng nguy hiểm rình rập liên tục nên dân địa phương rất ít người dám làm. Nghề này không ai nói mình giỏi được, nhiều khi bị chuột rút, tê chân hay bị bí tiểu tiện, vỡ bàng quang không sơ cứu kịp thời là "lĩnh lương thủy tề" ngay. Những thợ lặn lâu năm mà tôi gặp, đa phần đều bị teo chân, tê liệt, lãng tai do lực ép nước làm nghẽn mạch máu. Nói đến nghề lặn, người dân ở đây ai cũng nể là vì vậy".

Xã hội - Thợ lặn và những chuyện 'lĩnh lương thủy tề'

Tàu lặn đang cập bến sau nhiều giờ lênh đênh trên biển khơi.

Không chỉ những khó khăn, nguy hiểm bởi môi trường làm việc dưới nước, nghề lặn sò Lagi còn khiến không ít ngư dân chùn bước. Bởi nếu không biết cách tìm kiếm, quan sát thì sẽ không tìm được chỗ nhiều sò, nhiều ốc. Thông thường, những loại sò, ốc này không nằm ngay trên cát mà thợ lặn phải lấy cào, chĩa sục cát lên để tìm kiếm. Phải biết ghi nhớ, đánh dấu những khu vực nhiều sò thì mới có ăn. Mỗi thợ lặn lành nghề đều có cách đánh dấu, nhận định địa điểm nhiều sò riêng cho mình, không có bí quyết chung nào hết.

Nặng lòng với vị mặn mòi của biển cả

Thợ lặn Thạch Văn Tuấn (35 tuổi, quê gốc Nghệ An) tâm sự: "Dưới đáy biển rất đẹp, rất thơ mộng, nhiều ngày không lặn, tôi nhớ biển và nhớ anh em trên tàu ghê gớm. Mỗi ghe lặn trung bình có khoảng 10 người. Công việc của người thợ lặn âm thầm và hiu quạnh giữa trùng khơi mênh mông nên anh em trên thuyền rất thông cảm, quan tâm nhau như anh em ruột thịt. Những ngày sóng to, bão lớn không xuống lặn được, chúng tôi cùng nhau nhâm nhi li rượu, chia sẻ những câu chuyện về gia đình, vợ con, quê hương cho khuây khỏa nỗi lòng. Chúng tôi sợ biển, nhưng cũng yêu biển, xem biển là nhà, là gia đình thứ hai của mình".

Để công việc được thuận lợi, dân thợ lặn trang bị cho mình những bộ đồ nghề bao gồm: Kính lặn, áo khoác, giày cao su, bao tay, túi lưới, chĩa, ống thở và túi chì nặng chừng 6-7kg, máy định vị. Mỗi lần xuống biển, thợ lặn thường đi theo cặp để thuận tiện hỗ trợ lẫn nhau.

Trước đây, thợ lặn phải lặn "hơi tài" nghĩa là lặn không cần dưỡng khí nên chỉ lặn được khoảng 5-7m là phải ngoi lên. Hiện nay, với sự hỗ trợ của máy ô xi, mỗi thợ lặn đã có thể lặn đến 60-70m nước, thậm chí cả 100m trong hàng giờ liền. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế của nghề lặn ngày càng cao, đảm bảo cuộc sống ấm no, đầy đủ cho cả gia đình.

Tại biển Lagi, đa số thợ lặn sẽ được trả công theo sản phẩm, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Sau mỗi lần ghe lặn cập cảng, thợ và chủ ghe sẽ chia nhau mỗi bên 50% số sò, ốc bắt được. Những ngày trúng mánh, thợ lặn có thể bỏ túi hàng triệu đồng.

Nghề lặn là nghề đặc biệt kén chọn, khắc nghiệt đối với những người lấy nghiệp lặn làm kế sinh nhai. Anh Nguyễn Văn Đức (39 tuổi, quê gốc Hà Tĩnh) chia sẻ: "Nghề này đòi hỏi chủ yếu là có sức khỏe và kinh nghiệm, song để lặn được ở độ sâu từ 20 mét trở lên, trước hết phải có sức khỏe, không mắc bệnh tim mạch, bệnh máu đông và các bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, thợ lặn phải có kinh nghiệm lấy hơi, chịu áp lực nước và cơ thể có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Do đó, độ tuổi trung bình của thợ lặn chỉ từ 20 - 40 tuổi. Sau 45 tuổi, không ai còn đủ sức khỏe để đeo bám với nghề nữa. Anh em thợ lặn vùng này đa số đã có gia đình, vợ con vì thanh niên, trai tráng không chịu nổi sự buồn tẻ của công việc".      

Công việc nguy hiểm nhưng lại thiếu thiết bị bảo hộ lao động

Ông Hoàng Thái Sơn, Phó chủ tịch Nghiệp đoàn Thủy hải sản thị xã Lagi (Bình Thuận) cho hay: "Hiện nay, vùng biển Lagi có khoảng 70 tàu lặn với hàng trăm thợ lặn đang hoạt động mỗi ngày. Nghề lặn sò biển là công việc nguy hiểm bậc nhất ở vùng biển Lagi. Tuy nhiên, hầu hết các thợ lặn hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ như bộ đồ lặn, nón, kính, giày giá... do giá thị trường của các thiết bị này khá cao. Do đó, chúng tôi thường xuyên khuyến cáo và đề nghị ngư dân chỉ nên hoạt động tại khu vực cửa biển, khu vực cách bờ chừng 15-20 hải lý để giảm mức độ nguy hiểm cho công việc. Dẫu vậy, do đặc thù của công việc vẫn khó tránh khỏi việc thợ lặn tử vong do tai nạn lao động".

Hoài Thương - Quyên Triệu

Chuyện sinh nghề tử nghiệp ở làng sát sinh số 1 Việt Nam

Thứ 2, 27/05/2013 | 09:42
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Người nông dân vẫn thường xuýt xoa khen trâu là loài động vật hiền lành, chăm chỉ, thậm chí còn “làm thật ăn giả” vì nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm rạ mà làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người, giúp người nông dân nên cơ nghiệp.

Những tình huống bi hài khi luật sư hành nghề thám tử

Thứ 3, 07/05/2013 | 07:39
Có thời gian khá dài theo chân các thám tử, PV Nguoiduatin.vn được tận mắt chứng kiến những chuyện bi hài và vô cùng ly kỳ hấp dẫn của nghề đặc biệt này.

Người gây tai nạn thờ ơ với nạn nhân

Thứ 6, 04/01/2013 | 09:10
Một cô bé giãy giụa trên vũng máu trong khi người cha đang nằm dưới gầm chiếc xe gây tai nạn. Trong những phút giây tỉnh táo hiếm hoi, người cha cố lê thân tìm con gái. Và rồi, khi người thân đến nơi, người cha này cũng rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong sau đó. Có lẽ hai từ "nỗi đau" không đủ để nói về tình trạng của đại gia đình họ trong những ngày qua.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Chuyện sinh nghề tử nghiệp ở làng sát sinh số 1 Việt Nam

Thứ 2, 27/05/2013 | 09:42
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Người nông dân vẫn thường xuýt xoa khen trâu là loài động vật hiền lành, chăm chỉ, thậm chí còn “làm thật ăn giả” vì nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm rạ mà làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người, giúp người nông dân nên cơ nghiệp.

Những tình huống bi hài khi luật sư hành nghề thám tử

Thứ 3, 07/05/2013 | 07:39
Có thời gian khá dài theo chân các thám tử, PV Nguoiduatin.vn được tận mắt chứng kiến những chuyện bi hài và vô cùng ly kỳ hấp dẫn của nghề đặc biệt này.

Người gây tai nạn thờ ơ với nạn nhân

Thứ 6, 04/01/2013 | 09:10
Một cô bé giãy giụa trên vũng máu trong khi người cha đang nằm dưới gầm chiếc xe gây tai nạn. Trong những phút giây tỉnh táo hiếm hoi, người cha cố lê thân tìm con gái. Và rồi, khi người thân đến nơi, người cha này cũng rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong sau đó. Có lẽ hai từ "nỗi đau" không đủ để nói về tình trạng của đại gia đình họ trong những ngày qua.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.