Thổ Nhĩ Kỳ gửi 'cảnh báo đỏ' cho các đồng minh phương Tây

Thổ Nhĩ Kỳ gửi 'cảnh báo đỏ' cho các đồng minh phương Tây

Thứ 5, 24/11/2016 | 07:55
0
Trở thành thành viên của SCO có thể sẽ không đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO. Nhưng trên thực tế, điều đó sẽ gây ra một số căng thẳng trong mối quan hệ giữa Ankara và liên minh.

Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố, nước này “không cần” gia nhập  EU “bằng mọi giá”, thay vào đó Ankara có thể trở thành thành viên của SCO.

Trong bài phát biểu trước báo chí cuối tháng 11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bày tỏ sự thất vọng đối với EU khi những cuộc đàm phán của ông với tổ chức này thường xuyên bị đình trệ.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ gửi 'cảnh báo đỏ' cho các đồng minh phương Tây

 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố về khả năng gia nhập SCO.

“Tôi đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Kazakstan, Nulsultan Nazarbayev. Tôi không thể kiên nhẫn với EU được nữa. Cuộc đàm phán gia nhập EU đã bị trì hoãn 53 năm, ai có thể chấp nhận cho hành vi như vậy. Và tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại không thể trở thành thành viên của tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sau khi kết thúc chuyến công du chính thức tới Pakistan và Uzbekistan mới đây.

Ông Erdogan cho rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ không cần gia nhập EU bằng mọi giá và mặt khác có thể trở thành thành viên của SCO”. Bình luận về tuyên bố này Reuters cho hay: “Có thể Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang “nắn gân” phương Tây rằng họ sẽ ga nhập SCO, tổ chức vốn chịu sự ảnh hưởng lớn bởi Nga và Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo châu Âu thời gian qua liên tục chỉ trích Ankara vi phạm quyền tự do, dân chủ. Ngược lại Ankara ngày càng cảm thấy không hài lòng khi những gì họ đang làm như một sự chiếu cố của phương Tây. Hành động đó như một lời cảnh báo.

Đây không phải lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến việc gia nhập SCO. Ông Erdogan đã đưa ra lời đề nghị trong năm 2012 và một lần nữa trong năm 2013. Người đứng đầu Ankara từng ca ngợi: “SCO chia sẻ rất nhiều giá trị và đây là hiệp ước có tác dụng mạnh hơn so với EU”. 

Song đây là lần đầu tiên, Tổng thống Erdogan thể hiện mạnh mẽ sự quan tâm tới việc gia nhập liên minh chính trị, kinh tế và quân sự Á – Âu. Tổ chức như một sự thay thế EU, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ đã có tốn nhiều công sức theo đuổi nhưng không được đáp ứng kể từ năm 1963. Ngay trong EU, từ lâu các nước như Pháp, Đức và Bỉ đều đã phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh chính trị quan trọng này vì chưa đáp ứng tiêu chuẩn của khối.

Đáp lại tuyên bố trên, Trung Quốc khẳng định sẵn sàng cân nhắc bất cứ đơn xin gia nhập nào của Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành một phần của SCO.

“Trung Quốc sẵn sàng cùng với các thành viên khác trong SCO chào đón các thành viên mới. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tuân theo quy định của các văn bản pháp lý, nghiên cứu dựa trên cơ sở tham vấn đồng thuận”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là một “đối tác đối thoại” của SCO và từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với khối. Trung Quốc cũng bày tỏ sự coi trọng mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ về sự tăng cường sự hợp tác giữa các bên.

Bàn về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập SCO, ông Michael Koplow, nhà phân tích Trung Đông và giám đốc chính sách của Diễn dàn Chính sách Israel quan ngại: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự gia nhập SCO, nó sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ với Mỹ và NATO. Trong nhiều tháng qua, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đã là vấn đề thu hút sự quan tâm của giới quan sát".

"Tổng thống Erdogan đã lên tiếng chỉ trích các đồng minh NATO không ủng hộ cuộc trấn áp phe đối lập sau cuộc đảo chính thất bại hồi tháng Bảy của chính phủ Erdogan. Đây sẽ được coi như một sự bác bỏ liên minh phương Tây, rất có thể thời gian tới các đối thoại chiến lược cấp cao có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rất khó khăn”, ông nói thêm.

Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố gia nhập SCO cũng sẽ làm phức tạp mối quan hệ với NATO.

“Về mặt lý thuyết, trở thành thành viên của SCO có thể sẽ không đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO. Nhưng trên thực tế, điều đó sẽ gây ra một số căng thẳng trong mối quan hệ của Ankara với những thành viên NATO khác”, chuyên gia chính trị Ian Bremmer thuộc viện nghiên cứu địa chính trị châu Âu nhận xét.

Phương Anh

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua S-400 của Nga, NATO đứng ngồi không yên

Chủ nhật, 20/11/2016 | 09:10
"Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn thoát khỏi ảnh hưởng bởi sự lãnh đạo của NATO, và chắc chắn sẽ chống lại sự phản đối việc nước này sở hữu S-400 của Nga".

Erdogan: Người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định có gia nhập EU hay không

Thứ 3, 15/11/2016 | 16:29
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mất kiên nhẫn trước sự trì hoãn và tiếp tục tăng cường đe doạ EU nếu đàm phán gia nhập khối bị đổ bể.

Đánh bom tại sở cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 100 người thương vong

Thứ 7, 05/11/2016 | 09:10
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết vụ đánh bom đã khiến 8 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua S-400 của Nga, NATO đứng ngồi không yên

Chủ nhật, 20/11/2016 | 09:10
"Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn thoát khỏi ảnh hưởng bởi sự lãnh đạo của NATO, và chắc chắn sẽ chống lại sự phản đối việc nước này sở hữu S-400 của Nga".

Erdogan: Người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định có gia nhập EU hay không

Thứ 3, 15/11/2016 | 16:29
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mất kiên nhẫn trước sự trì hoãn và tiếp tục tăng cường đe doạ EU nếu đàm phán gia nhập khối bị đổ bể.

Đánh bom tại sở cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 100 người thương vong

Thứ 7, 05/11/2016 | 09:10
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết vụ đánh bom đã khiến 8 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.