'Thời cơ ngàn năm có một để xây dựng hồ sơ pháp lý về Biển Đông'

'Thời cơ ngàn năm có một để xây dựng hồ sơ pháp lý về Biển Đông'

Thứ 2, 29/07/2013 | 09:59
0
"Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay". TS Trần Công Trục cho biết.

Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố công khai quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, đó là những quan điểm mang tính nguyên tắc và xuyên suốt, trong đó có nội dung khẳng định Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình căn cứ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Trong đó, giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển chia sẻ.

Tiêu điểm - 'Thời cơ ngàn năm có một để xây dựng hồ sơ pháp lý về Biển Đông'
Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển.

- PV: Trong lần chia sẻ trước với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ có nhận định rằng bài học lớn nhất cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc (TQ) về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS để đưa ra và bảo vệ yêu sách ở Biển Đông là chúng ta cần phải nhận thức rõ về vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong xử lý tranh chấp Biển Đông và để áp dụng thành công giải pháp hòa bình này, trước hết cần xây dựng một bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể tại sao đã đến lúc chúng ta cần xây dựng và công khai hồ sơ pháp lý chứng minh chủ quyền ở Biển Đông? Chúng ta có nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý về Biển Đông như Philippines đã làm hay không?

- Tiến sĩ Trần Công Trục: Về nguyên tắc, Việt Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Và như đã nhiều lần phân tích, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật.

Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay.

Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, nếu chúng ta không thể hiện quan niệm rõ ràng, cụ thể, minh bạch mà chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố nguyên tắc chung nhất thì dư luận khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ khó có thể hiểu được và do đó chúng ta sẽ khó có thể nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ công luận khu vực và quốc tế.

Mặt khác cách thể hiện quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở nguyên tắc chung nhất chúng ta dùng để phản ứng trước các động thái, diễn biến trên Biển Đông thì các bên tranh chấp hầu như không chấp nhận hoặc tìm cách phản bác lại, đặc biệt là phía TQ.

Còn nếu chúng ta đưa vấn đề Biển Đông ra các cơ quan tài phán quốc tế để họ xem xét và phán quyết ai đúng, ai sai thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn rất nhiều đối với cộng đồng quốc tế.

Theo cá nhân tôi, người Việt Nam chúng ta cần phải sẵn sàng làm điều đó, chấp nhận thông qua các cơ quan tài phán quốc tế phán quyết rạch ròi, đúng sai, thậm chí chỗ nào chúng ta sai chúng ta phải chấp nhận điều chỉnh theo đúng luật định, những điểm nào chúng ta đúng thì chúng ta kiên quyết bảo vệ và sẽ được luật pháp quốc tế bảo vệ.

Trên thực tế mọi người đều thấy TQ có những yêu sách, quan điểm xử lý tranh chấp của riêng họ bất chấp luật pháp quốc tế, ỷ thế sức mạnh vượt trội, dùng sức mạnh và chính trị cường quyền để áp đặt quan điểm riêng của họ lên các nước khác hòng chèn ép, răn đe các bên tranh chấp. Vì vậy chúng ta không thể nói xuông với họ, mà phải có sự chuẩn bị cho các hành động tự bảo vệ mình bằng pháp lý.

Đương nhiên việc chúng ta thực hiện các tiến trình pháp lý để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như Philippines đã làm hay không, chúng ta cần phải tính toán rất kỹ để làm sao có lợi nhất trong bối cảnh tình hình vẫn còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, đúng sai, thật hư lẫn lộn…

Tuy nhiên, chúng ta không còn nhiều thời gian để tính toán mà cần nắm bắt cơ hội, lúc này có thể nói là thời cơ ngàn năm có một để chúng ta phải sớm bắt tay thực hiện. Có một câu thành ngữ dân gian của người nông dân Việt Nam mà chúng ta không được quên : “đừng để lâu... hóa bùn”.

Vì vậy, việc xây dựng bộ hồ sơ pháp lý về Biển Đông một cách khẩn trương, nhanh chóng, khoa học, chính xác, đúng luật cần phải được ưu tiên hàng đầu. Có thể ví như nó như là liều thuốc giải độc cần kíp trong tình trạng Biển Đông đang bị “nhiễm độc” trầm trọng.

Chừng nào chúng ta chưa có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ 1 bộ hồ sơ pháp lý, chứng lý về chủ quyền của ta trên Biển Đông một cách khoa học, khách quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào bị động khi đối phó với các tình huống đang diễn ra liên tục, diễn biến khó lường như hiện nay.

Tiêu điểm - 'Thời cơ ngàn năm có một để xây dựng hồ sơ pháp lý về Biển Đông' (Hình 2).
Giữa muôn trùng biển Đông, cờ đỏ sao vàng hiên ngang khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của tổ quốc. Tác phẩm "Chủ Quyền"
- PV: Thưa Tiến sĩ, việc xây dựng bộ hồ sơ pháp lý Biển Đông là rất cần thiết và cần phải được làm ngay. Xin ông vui lòng phân tích tại sao chúng ta cần tiến hành gấp rút và không thể chậm trễ hơn nữa trong thời điểm hiện nay?

- Tiến sĩ Trần Công Trục: Hiện tại Biển Đông đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của khu vực và quốc tế, đặc biệt là các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, đây là thời điểm chúng ta cần tận dụng tối đa sức mạnh của công luận để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS và đưa các điều khoản pháp lý quan trọng của UNCLOS vào thực tế.

Philippines đã đi tiên phong trong việc vận dụng các quy định, điều khoản của UNCLOS để phản bác, bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của TQ ở Biển Đông và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.

Và như đã phân tích ở trên, nếu chúng ta muốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ khu vực và quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, ngăn ngừa nguy cơ xung đột thì buộc chúng ta phải giải thích rõ ràng, chính xác, đúng luật, có căn cứ khoa học để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng ta ở Biển Đông.

Mặt khác, cục diện Biển Đông liên tục xuất hiện những diễn biến nguy hiểm khó lường mà nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ pháp lý Biển Đông, chúng ta sẽ rất khó đối phó hiệu quả, đưa ra phản ứng tức thời, chính xác, nhất quán và xuyên suốt về chủ quyền Biển Đông mỗi khi xảy ra các sự cố trên Biển Đông.

Hơn nữa, qua theo dõi các động thái cũng như các tuyên bố, phát biểu của lãnh đạo cấp cao TQ về quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, có thể thấy họ vẫn kiên trì lập trường đòi đàm phán song phương đối với tranh chấp đa phương ở Trường Sa, TQ vẫn tiếp tục khẳng định và tìm mọi cách hợp pháp hóa đường lưỡi bò bằng các thủ đoạn đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản của UNCLOS khi áp dụng tại Biển Đông.

Chỉ có bằng con đường pháp lý chúng ta mới có thể đối phó với âm mưu, thủ đoạn này, có thể bác bỏ được những quan niệm chủ quan, ngụy tạo sai trái của họ và mới có thể giup chúng ta bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông một cách khách quan và đúng luật.

Tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Ta và TQ còn phức tạp hơn Philippines ở chỗ, TQ đã đánh chiếm phi pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Từ đó đến nay họ liên tục tăng cường lực lượng quân sự đồn trú, xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép hòng đứng chân lâu dài làm bàn đạp mở rộng các hoạt động trên thực địa ở Biển Đông, từng bước hợp pháp hóa đường lưỡi bò phi pháp.

Điển hình cho thủ đoạn này là việc TQ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” hòng quản lý 3,5 triệu km vuông, tức 85% diện tích Biển Đông. Đặc biệt về mặt ngoại giao, TQ luôn gạt vấn đề Hoàng Sa ra khỏi nội dung đàm phán với Ta nên có thể nói đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng con đường hòa bình thì việc sử dụng pháp lý là lựa chọn tốt nhất của chúng ta hiện nay.

Thông qua việc công bố hồ sơ pháp lý Biển Đông, trong đó có nội dung chứng minh chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nộp lưu chiểu tại các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc, dựa vào bộ hồ sơ này để đưa ra phản ứng trong các trường hợp TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam, gây căng thẳng ở Hoàng Sa, chúng ta sẽ cho dư luận TQ và cộng đồng quốc tế thấy rằng Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trên mặt trận pháp lý, dù thực địa TQ đang chiếm đóng trái phép quần đảo này.

Tổng hợp các yếu tố đối nội cũng như đối ngoại, sức mạnh trong nước cũng như quốc tế, tôi cho rằng lúc này là thời cơ ngàn năm có một để ta khẩn trương xây dựng bộ hồ sơ pháp lý Biển Đông một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện, đúng luật, nhất quán, rõ ràng và minh bạch, đồng thời sớm công bố nó để làm nền tảng cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa, đồng thời đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng con đường hòa bình - sử dụng pháp lý.

Theo Giáo dục Việt Nam

Báo Hoàn cầu e ngại Việt Nam mua thêm ‘mắt thần’ biển Đông

Thứ 2, 22/07/2013 | 21:03
Mạng Quân sự Trung Quốc dẫn lại bài trên báo Hoàn cầu hôm 22/7 đưa tin về việc Việt Nam mua thêm 20 bộ radar Vostok-E hiện đại của Belarus. Tờ báo này e ngại, các radar trên có thể là mối đe dọa đối với các máy bay tiêm kích tàng hình J-20 mà Trung Quốc đang thử nghiệm.

Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công Mỹ

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:48
“Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”.

Biển Đông sẽ xuất hiện thêm 12 'sát thủ săn ngầm'

Thứ 5, 28/03/2013 | 09:31
Ngày 27/3, Tham mưu trưởng Hải quân Đài Loan, Phó Đô đốc Hsu Pei-shan, cho biết Đài Loan sẽ tiếp nhận 12 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C từ Mỹ vào giữa tháng 6 năm 2015.

Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Thứ 7, 27/07/2013 | 20:05
"Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga rất thích hợp cho chống hạm, săn ngầm ở Biển Đông, được gọi là lỗ đen đại dương, không thể coi thường" - Báo Tân Hoa Xã, Trung Quốc bình luận.

Việt Nam 'săn ngầm' ở Biển Đông thế nào? (2)

Thứ 5, 25/07/2013 | 19:49
Việt Nam có thể xây dựng hệ thống bao gồm các máy bay săn ngầm, tàu chống ngầm tuần tiễu, tàu tuần biển tên lửa hay pháo, xuồng phóng ngư lôi, tên lửa chống ngầm...

Việt Nam chống tàu ngầm ở biển Đông thế nào? (Kỳ 1)

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:48
Trên biển Đông có rất nhiều hạm đội tàu ngầm của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động thăm dò, nghiên cứu, khảo sát và trực sẵn sàng tấn công trong điều kiện tình huống chuyển sang thời chiến.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.