'Thôn điện giật' và tiếng kêu cứu 20 năm

'Thôn điện giật' và tiếng kêu cứu 20 năm

Thứ 5, 05/09/2013 | 10:04
0
Mãi đến khi một công dân của thôn bị điện giật chết ngay tại chỗ thì sự việc mới “lòi” ra.

Cái tên “thôn điện giật” ra đời từ đó dù ít ai biết người dân thôn 3, xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội đã sống dưới đường điện 35kV chỉ cách nóc nhà 1m đã hơn 40 năm nay.

Mất mạng vì mấy viên ngói

Còn vài hôm nữa là đúng 50 ngày ngày mất của anh Nguyễn Minh Hiển, nhưng bà Đinh Thị Bản vẫn còn bàng hoàng khi nghĩ về cái chết tức tưởi của con trai mình. Sáng nào cũng vậy, ra cửa nhìn lên mái nhà thấp lè tè của người em chồng, bà Bản lại hình dung ra cảnh đường dây điện khiến con mình mất mạng.

“Hôm đấy (13/7), Hiển trèo lên mái nhà của cô mình để lợp lại mấy viên ngói. Tôi ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng “bịch”, đến khi mọi người hô hoán thì Hiển đã tắt thở. Phía sau gáy của con tôi đã bị cháy sém”, bà Bản kể trong nước mắt.

Xã hội - 'Thôn điện giật' và tiếng kêu cứu 20 năm

Bà Đinh Thị Bản đau đớn sau cái chết của con trai mình

Chị Nguyễn Thị Hảo, cô ruột của anh Hiển dẫn chúng tôi ra hiện trường nơi anh Hiển bị điện giật. Quả thật, đường dây diện 35kV chạy dọc trên mái nhà ngói thấp lè tè của chị Hảo và chỉ cao hơn nóc nhà chừng 1m. Chị Hảo cho biết, một nhúm tóc của anh Hiển còn dính lại trên đường dây, sau mấy hôm mưa mới trôi đi. “Nhìn tóc cháu tôi còn dính trên dây điện, ai cũng phát hoảng. Hàng xóm nhà tôi cũng từ đó mà xây tịt cửa sổ lại”, chị Hảo nói.

Anh Hiển đột ngột ra đi để lại người vợ trẻ và 2 đứa con thơ. Chị Chữ Bính Ngọc, vợ anh đau xót: “Chuẩn bị tròn 50 ngày mất của chồng. Nhưng từ lúc đó tới giờ mặc dù gia đình viết đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng quản lý đường điện để dẫn đến cái chết của chồng tôi, nhưng hiện nay vẫn chưa có một dòng phản hồi nào”. Bà Bản cho biết: “Ngoài cái chết thương tâm của con tôi, ở thôn 3 này, kẻ gãy tay, người gãy chân, đi xe lăn… do điện giật đầy ra đấy”.

Xã hội - 'Thôn điện giật' và tiếng kêu cứu 20 năm (Hình 2).

Chị Nguyễn Thị Hảo chỉ hiện trường nơi đường điện đã làm anh Hiển thiệt mạng..

20 năm kêu chẳng ai nghe

“Đường điện chạy sát mái nhà nên chúng tôi và một số gia đình muốn xây nhà mới cũng đành chịu. Chẳng ai dám dựng nhà đội dây điện lên như thế. Ở trong nhà cũng lo ngay ngáy, nhất là những hôm mưa to gió lớn, không may đường điện đã xuống cấp kia đứt quàng lên nhà mình thì chết cả nhà”.

Chị Nguyễn Thị Hảo - Cô ruột nạn nhân Nguyễn Minh Hiển

Tìm hiểu của PV cho thấy, đường điện 35kV này không phục vụ người dân thôn 3, mà phục vụ Nhà máy Đại tu và đóng tàu số II, nay là Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long và một số hộ dân phía ngoài bãi. Đường điện này đã tồn tại từ năm 1968. Đường điện thấp lè tè đó đi qua hơn nhà 40 hộ dân của thôn 3 xã Vạn Phúc. Và không phải bây giờ khi có người chết mà từ cách đây 20 năm người dân đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng yêu cầu bố trí lại đường điện này để tạo sự an toàn cho cuộc sống người dân. Thế nhưng trong 20 năm trời đó, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Người dân nơm nớp sống chung với lưới điện cao thế lơ lửng trên đầu. Trong 20 năm ấy, kể không hết những tai nạn do đường điện gây nên.

Có người vừa trèo lên ngôi nhà cấp 4, để lợp lại mái ngói bị điện giật. Có người đứng trên tầng 2 phơi quần áo cũng bị điện giật. Thậm chí vào những hôm trời mưa, nếu đi chân đất đứng dưới sân nhà ông Lã Văn Hiệu (80 tuổi) và bà Lã Thị Mích sẽ có cảm giác chân run run như có luồng điện chạy qua. Nghe qua có vẻ kỳ bí nhưng thực chất, các vụ tai nạn vừa qua là do "xông" điện từ đường dây 35kV chứ chẳng có gì kỳ bí cả. Năm trước, ông Sáu ở cuối thôn xây nhà. Trong lúc làm việc, do không may chạm phải dây điện mà 2 thợ xây bị chấn thương. Có người gãy tay, bây giờ không còn làm việc được nữa.

Có một thực tế đáng sợ là những ngày mưa người trong thôn không dám đi ra đường, đặc biệt là đến gần những nơi đường điện chạy qua. Ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp của gia đình chị Hảo không biết đến bao giờ mới được xây mới bởi 3 sợi dây điện vẫn như lưới tử thần đè sát lấy đốc nhà. Rất nhiều trường hợp như gia đình chị đang phải “sống dở chết dở” vì điện. Trên thực tế, do nhu cầu cuộc sống, một số người dân đành liều xây mới nhà. Những trường hợp như vậy, họ hoặc là bọc đường dây điện đó lại, hoặc là để nó chạy qua sát ban công nhà. Những hình ảnh đó khiến cho bất cứ ai mới đặt chân đến mảnh đất này cũng phải rùng mình.

Xã hội - 'Thôn điện giật' và tiếng kêu cứu 20 năm (Hình 3).

Lưới điện tử thần ở thôn 3 xã Vạn Phúc. Ảnh:

Ông Đặng Quang Thắng, giám đốc Công ty Điện lực Thường Tín cho biết, theo hồ sơ trước đây, Nhà máy Đại tu và đóng tàu số II đề nghị Chi nhánh điện lực Thường Tín (tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng đường dây 35kV kéo từ xã Hồng Vân xuống. Nhà máy này nằm trên địa phận thôn Đại Lộ (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín), nên một đoạn đường dây phải đi qua thôn 3 xã Vạn Phúc. Còn trong biên bản làm việc ngày 23/8/2006 khẳng định "tuyến đường dây 35KV nhánh 204 (tên gọi của đoạn đường dây đi qua thôn 3 xã Vạn Phúc) thuộc tài sản của Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng số 10 Thăng Long; hiện trạng đường dây vi phạm khoảng cách an toàn".

Nguyên nhân được ông Thắng khẳng định là do phía Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long không quyết tâm và không chịu đầu tư kinh phí để xử lý.

Theo Gia đình & Xã hội

Người tố nhân bản xét nghiệm kêu cứu, Công an Hà Nội lên tiếng

Thứ 6, 23/08/2013 | 09:35
Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an Hà Nội cho rằng: “Kêu oan là việc của chị Oanh, còn chúng tôi làm việc phải dựa trên căn cứ pháp luật...".

Chị Oanh viết 'tâm thư' kêu cứu đến Thành ủy Hà Nội

Thứ 5, 22/08/2013 | 07:55
Ngày 21/8, chị Phan Thị Oanh đã có đơn kêu cứu gửi tới Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.

Bị can vụ 'nhân bản xét nghiệm' kêu cứu bí thư HN

Thứ 4, 21/08/2013 | 17:02
Một ngày sau khi bị khởi tố, chị Phan Thị Oanh – kỹ thuật viên trưởng của khoa xét nghiệm (bệnh viện Hoài Đức) gửi đơn kêu cứu tới Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Chị Hoàng Thị Nguyệt – người đứng đơn tố cáo – cũng đã có đơn kêu cứu cho chị Oanh.

Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (2)

Thứ 2, 29/07/2013 | 16:07
Sau nhiều giờ đồng hồ đi bộ, cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu rừng Bưa Chùng, nơi giáp ranh giữa 2 xã Hiền Lương và Tu Lý (Đà Bắc - Hòa Bình). Chúng tôi thấy rõ vài ba người cầm cưa máy bỏ chạy, vứt lại những súc gỗ lớn giữa đường mòn.

Cát tặc 'lộng hành', đê Văn Nhân – Phú Xuyên kêu cứu

Thứ 6, 28/06/2013 | 13:46
Những người dân đang sinh sống tại khu vực xóm Đề Thám - xã Văn Nhân - huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội đang phải sống trong tâm trạng hết sức hoang mang vì lo lắng cho tính mạng, tài sản của gia đình mình có thể bị sông Hồng nuốt trôi bất cứ lúc nào. Họ đồng tình ký tên vào bản kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng kèm theo lời khẩn cầu kêu cứu: hãy bảo vệ tính mạng và tài sản cho bà con chúng tôi.

Mẹ và vợ cựu phó chủ tịch Tiên Lãng kêu cứu

Thứ 2, 31/12/2012 | 11:33
Bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào sự công bằng của pháp luật, sự sáng suốt của các cấp có thẩm quyền cũng như của Đảng và Nhà nước, mẹ và vợ ông Nguyễn Văn Khanh, cựu phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cùng gửi đơn kêu oan cho con trai và chồng.

Xót xa bức thư kêu cứu của bé gái Việt ở Úc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Cô bé 10 tuổi đã viết bức thư trong những ngày tháng đau khổ tại một trại tị nạn ở xứ người đã gây xúc động cho nhiều độc giả.

Tiếng kêu cứu từ đáy giếng

Thứ 6, 07/06/2013 | 08:59
Cho đến thời điểm này, dư luận trong và ngoài tỉnh Bắc Giang vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết thương tâm của cháu bé Hoàng Thị Ánh N., 11 tuổi, ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bị kẻ hiếp dâm vứt xác xuống giếng.