Thú chơi thú của đại gia Việt

Thú chơi thú của đại gia Việt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Sở thích nuôi thú dữ trong nhà đang trở thành mốt thời thượng của đại gia Việt. Để có được những con mãnh thú các đại gia này phải lùng sục bằng được những con thú không dụng hàng với ai, càng độc càng tốt, như thế mới xứng tầm với các đại gia.

Săn lùng thú dữ

Ngày nay sở thích của các đại gia lắm tiền nhiều của là xây biệt thự vườn cất một trang trai mini để săn lùng những con thú độc và lạ, thuộc hàng hiếm có trên đời như hổ, báo, sư tử, tê giác… để về nuôi trong vườn nhà.

Thời gian qua dư luận đang xôn xao vụ đại gia Trầm Bê mất sừng tê giác, vụ án này tốn không ít giấy mực của giới báo chí. Tuy nhiên thú chơi của đại gia Việt còn thể hiện ở sở thích nuôi thú mà điển hình là đại gia xứ Nghệ sở hữu nhiều động vật hoang dã quý hiếm.

Để sở hữu hai con tê giác nuôi trong trang trại, đại gia Lê Thanh Thản phải bỏ ra số tiền mua mỗi con là 500 tỷ đồng. Chuồng nuôi 2 chú tê giác được ngăn cách bằng một bức tường xây ngang người với các ống kim loại phi 100 bao quanh tựa như võ đài, phía trên được rào kín bằng lưới thép B40.

Xã hội - Thú chơi thú của đại gia ViệtHai con tê giác châu Phi của đại gia Lê Thanh Thản - Nghệ An

Ngoài 2 con tê giác trên vị đại gia này còn sở hữu rất nhiều động vật hoang dã từ châu Phi như 01 cặp ngựa vằn, 01 cặp ngựa bạch và vài chục con hươu, linh dương, hai con đà điểu.

Đặc biệt ông còn sở hữu hai con hổ vằn và 01 con gấu. Vì là loài thú dữ và hoang dã, nên khu chuồng này được làm kiên cố hơn. Dự kiến trong thời gian tới đại gia này sẽ tậu thêm hai con hổ bạch nữa.

Xã hội - Thú chơi thú của đại gia Việt (Hình 2).Con hổ ở trang trại bò của đại gia Thanh Thản

Còn vị đại gia ở quận 12 tự tậu cho mình một hồ nuôi cá sấu ở trước nhà, với mục đích thư giãn đầu óc khi nhìn những con cá sấu đớp mồi. Phía sau vườn nhà của đại gia này còn có một khu chuồng nhốt 2 con trăn, 6 con rắn độc, 3 con gấu cùng 1 con tinh tinh. Tổng trị giá cho bộ "sưu tập" thú mini của đại gia địa ốc này ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sở hữu những con thú “độc” phải đi kèm theo rất nhiều chi phí, chỉ riêng chuyện thức ăn hàng ngày cung cấp cho bầy thú “cưng” thôi cũng ăn đứt vài triệu đồng là chuyện bình thường. Ngoài ra cùng với đàn thú dữ là lực lượng người giúp việc hùng hậu chuyên lo "cung phụng" cho bầy thú cưng.

Ông Huỳnh Uy Dũng (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) từng chia sẻ trên báo Tuổi trẻ: Trung bình một tháng thức ăn dành cho hổ khoảng 200 triệu đồng. Trước đây, thấy hổ sinh nở được, phía công ty vui lắm. Nhưng nay lại thấy lo, như một gánh nặng, vì chi phí cho hổ ăn rất tốn kém.

Chưa thống nhất quan điểm trong việc nuôi thú tư nhân

Xã hội - Thú chơi thú của đại gia Việt (Hình 3).Hai con sử tử nuôi tại Khu du lịch Đại Nam của đại gia Huỳnh Uy Dũng

Nhiều nhà chức trách vẫn chưa đồng tình quan điểm việc cho sở hữu những loài động vật hoang dã, sự bất đồng quan điểm này khiến người dân có nhu cầu nuôi luôn lo sợ có vi phạm pháp luật hay không.

Theo quan điểm của ông Đỗ Quang Tùng, phó giám đốc CITES Việt Nam (thuộc Cục kiểm lâm, Bộ NN&PTNT): "Nếu nuôi nhốt động vật hoang dã với mục đích để trưng bày thì không sao". Ông Tùng lý giải: Việc nhập về 2 con tê giác của đại gia Nghệ An là không trái Công ước Cites, tức là được nhập và được buôn bán quốc tế.

Ngược lại, bà Nguyễn Phương Dung, phó giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên nhiên (ENV) lại cho rằng không nên nuôi động vật hoang dã ở các cơ sở tư nhân. Việc nuôi dưỡng này nên dành cho các cơ sở của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu các cơ sở tư nhân muốn nuôi cần có sự giám sát của Nhà nước để đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích đã được cấp giấy phép.

Ông Nguyễn Cảnh Tho - GĐ Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết ông cho rằng việc 2 con tê giác được một tư nhân nuôi ở là chuyện bình thường, điều quan trong là mục đích của người nuôi. Nếu họ có ý định nuôi vì sự bảo tồn và phát triển đa dạng của sinh học thì thực sự là điều rất đáng quý và cần phải trân trọng. Đó là cách họ san sẻ nhiệm vụ với các cơ quan Nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ở Diễn Châu nuôi tê giác, tôi ủng hộ, vì họ tuân thủ mọi thủ tục và quy trình của việc nhập khẩu và nuôi tê giác. Nơi ở của động vật hoang dã họ cũng đảm bảo tốt những điều kiện có động vật phát triển.

Quanh vụ việc ông Trầm Bê mất cặp sừng tê giác ngay tại dinh thự hiên nay cơ quan hải quan xác nhận có giấy tờ hợp lệ. Cũng theo công ước Cites quốc tế chưa nói rõ có cấm cho, tặng hay không, nên không thể cấm người ta tặng, biếu vì thế việc sở hữu tê giác của ông Trầm Bê là không vi phạm pháp luật nhưng nghi án ông Trầm Bê có sở hữu hai con tê giác hay không vẫn chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng vì cặp sừng có gắn chip đã bị mất.

Tiền mất tật mang

Việc sở hữu động vật quý hiếm là sở thích của nhiều đại gia nhưng nó cũng đi kèm nhiều rắc rối thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng người khác.

Vụ việc ông Trầm Bê bị mất cặp sừng tê giác trị giá hơn 4 tỷ khiến ông gặp không ít rắc rối trong việc giải thích với cơ quan có trách nhiệm và dư luận. Nhưng tiền mất là một chuyện, mà tính mạng con người bị nguy hiểm không kém.

Cách đây không lâu một cơ sở nuôi gấu tại xã Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương bị sổng chuồng, trong lúc vây bắt gấu bất ngờ tấn công làm bị thương nặng ông Lộc - chủ nuôi gấu và 1 bác sĩ thú y.

Xã hội - Thú chơi thú của đại gia Việt (Hình 4).Hai con hổ nuôi tại Khu du lịch Đại Nam của đại gia Huỳnh Uy Dũng

Nhưng sự may mắn đó không đến với nhiều người khi trước đây đã xảy ra việc hổ vồ chết người làm công. Sự việc trên là hồi chuông cảnh báo về các biện pháp an toàn tính mạng cho con người khi thú bị xổng chuồng.

Sau vụ việc này ông Huỳnh Uy Dũng thừa nhận: Hiện nay chúng tôi chỉ được sử dụng roi điện nên rất hạn chế. Tới đây, công ty sẽ kiến nghị công an để được sử dụng các dụng cụ như thuốc bắn gây mê và các thiết bị bảo hộ khác.

Mỹ Linh (tổng hợp)