"Thu giá" hay "thu phí", bộ GTVT sẽ cân nhắc sử dụng tên gọi phù hợp

Chủ nhật, 27/05/2018 | 09:45
1
Bộ GTVT khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến của người dân và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.

Trao đổi với báo điện tử Chính phủ, lãnh đạo bộ GTVT cho biết Bộ vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá.

Văn bản nêu rõ, việc chuyển đổi cơ chế quản lý phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo luật Phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.

'Thu giá' hay 'thu phí', bộ GTVT sẽ cân nhắc sử dụng tên gọi phù hợp

Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ đăng đàn trả lời trước Quốc hội vấn đề thu giá BOT

Cụ thể, giai đoạn trước 1/1/2017, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó “phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với đường quốc lộ thuộc thẩm quyền bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền UBND cấp tỉnh ban hành).

Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.

Trong đó, theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật phí và lệ phí của Quốc hội có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó “phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với luật Phí và lệ phí, luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Triển khai luật Phí và lệ phí, luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do bộ GTVT quản lý và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Lãnh đạo Bộ GVT cũng lý giải, tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ “trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.

Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.

'Thu giá' hay 'thu phí', bộ GTVT sẽ cân nhắc sử dụng tên gọi phù hợp (Hình 2).

Trạm thu giá BOT đang gây nhiều tranh cãi

Lãnh đạo bộ GTVT khẳng định: “Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp”.

Trước đó, dư luận đang lên án bộ GTVT về việc dùng từ “trạm thu giá BOT” thay cho “trạm thu phí BOT” với mục đích đánh tráo khái niệm. Thậm chí, nhiều nhà ngôn ngữ còn cho rằng “thu giá” là cụm từ không có trong từ điển Tiếng Việt nên từ này vô nghĩa.

Liên quan đến vấn đề này, báo Thanh Tra đưa tin, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng ngày 26/5, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng bộ GTVT cho hay, đợi đến phiên chất vấn Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ trả lời cụ thể.

“Trong nội dung trả lời chất vấn lần này tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến BOT”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói và cho biết, nội dung liên quan đến việc đổi tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT cũng nằm trong phần trả lời này.

Ngày 22/5, cũng trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thể đã lý giải việc đổi tên “không có gì khác mà chỉ linh động hơn” và không phải do Bộ quy định mà do Nghị định của Chính phủ quy định.

Trong khi đó, báo điện tử VietnamNet sáng nay đưa tin, nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia giao thông cho rằng không cần thiết phải đổi tên từ thu phí thành thu giá, bởi bản chất vẫn là thu tiền sử dụng đường bộ.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc nhà xuất bản GTVT, việc đổi tên thu phí thành thu giá là không cần thiết. Người dân chỉ cần biết trạm BOT nằm có đúng chỗ không, giá cả có hợp lý không, chứ không cần biết giá hay phí.

Còn việc bộ GTVT cho rằng, thay như vậy là để HĐND “không được quyền liên quan” đến giá là không được, vì HĐND có quyền đóng góp ý kiến việc giá cả hoặc phí có hợp lý không.

“Tôi cho rằng phí và giá đều có ý nghĩa như nhau. Khi đưa ra pháp luật phí cũng là một dạng giá. Sau khi tính toán các chi phí rồi tính ra một mức phí thu thì đó cũng chính là giá và giá đó cũng chính là phí. Tuy nhiên, thu phí thì nó mang tính dân dã hơn, còn đưa giá vào thì lại cứng nhắc”, ông Thuỷ nói.

Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho hay, thu phí hay thu giá thì bản chất của BOT vẫn là thu tiền sử dụng đường bộ.

Theo ông Thanh, lâu nay cứ gọi là phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ, nhưng sau khi luật Ngân sách được Quốc hội phê duyệt thì tất cả phí phải tập trung về ngân sách nhà nước. Trong khi tiền sử dụng đường bộ trên các trạm BOT không phải là nguồn tiền từ ngân sách.

“Nếu chuyển sang thu giá gây khó hiểu cho người dân thì các nhà ngôn ngữ học nên chọn cho họ một từ khác cho phù hợp hơn. Còn tôi cho rằng có gọi là trạm thu phí hay thu giá thì đều là tiền sử dụng đường bộ”, ông Thanh nói.

TS. Phạm Sanh thì cho rằng, dù giá hay phí, các dự án giao thông đều thuộc trách nhiệm Nhà nước phải đầu tư, Nhà nước chỉ nhượng quyền khai thác dự án có thời hạn thông qua thu phí để chủ đầu tư bỏ tiền ra làm đường thay Nhà nước.

Các dự án hợp tác công - tư (PPP) trong đó có BOT phải luôn hài hoà lợi ích giữa Nhà nước – người dân – nhà đầu tư. Trong đó Nhà nước đại diện cho dân đứng ra đàm phán với nhà đầu tư ký hợp đồng nên phải bảo vệ lợi ích người dân, đứng về phía người dân để đàm phán với nhà đầu tư.

Việc đàm phán ký hợp đồng làm sao có được tuyến đường tốt nhất, chi phí đầu tư thấp nhất, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất, mức phí/giá người dân phải trả thấp nhất...

Để bảo vệ lợi ích người dân, theo ông Sanh, trước khi kêu gọi đầu tư vào hạ tầng giao thông, bộ GTVT phải xây dựng được bộ khung, các công thức tính toán, sau đó đưa dự án ra đấu thầu, nhà đầu tư nào bỏ ít vốn nhất, đường tốt nhất, phí/giá thấp nhất, thời gian thu ngắn nhất sẽ được chọn.

Nếu hiểu theo cách đó, sẽ không xảy ra chuyện giá sẽ cao hơn phí, hay thu phí sẽ bảo vệ lợi ích người dân hơn giá.

Thế nhưng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh.

Do đó, theo ông Sanh, bộ GTVT có để thu phí đường bộ vẫn không sai, còn nếu do luật quy định có thể kiến nghị bổ sung luật, không nên quá cứng nhắc. Về ngôn ngữ dùng “trạm thu giá” là tối nghĩa và có phần khôi hài.

H.Y (tổng hợp)

Phó Thủ tướng có ý kiến về xây dựng tiêu chí đặt trạm thu giá

Thứ 6, 25/05/2018 | 06:59
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến đối với đề nghị của bộ Giao thông Vận tải về việc xây dựng tiêu chí đặt trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

“Thu giá” nghĩa là gì để thay thế cho “thu phí” BOT?

Thứ 4, 23/05/2018 | 14:05
Theo GS. Hoàng Chương, đa số người dân đều không hiểu ý nghĩa của cụm từ “thu giá” là gì? Nó rất trừu tượng và phải giải thích rất dài dòng. Văn hoá giao tiếp của người Việt Nam từ trước đến giờ cũng không phổ cập cụm từ “thu giá”.

"Thu giá" BOT là gì, thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể?

Thứ 4, 23/05/2018 | 06:54
Chiều 22/5, khi PV “quây kín” Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vì khái niệm “thu giá" BOT khiến dư luận ngỡ ngàng, thì Bộ trưởng nói “thu giá” để “né” giám sát của Hội đồng Nhân dân.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Giá vàng “leo núi, lao vực” và câu chuyện tránh độc quyền vàng miếng

Thứ 6, 15/03/2024 | 21:30
Giá vàng mấy ngày qua diễn biến khi “leo núi” lúc lại “lao vực” khiến nhà đầu tư “chóng mặt” và đối mặt với rủi ro.

Du lịch Việt Nam hướng đến mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế

Thứ 5, 14/03/2024 | 14:00
Thời gian gần đây khách quốc tế tăng. Đây là tín hiệu tích cực để ngành du lịch lạc quan đạt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024.

Lý do giá chuối xuất khẩu tăng trở lại

Thứ 4, 13/03/2024 | 06:00
Sau Tết Nguyên đán 2024, nhu cầu tiêu thụ chuối của thị trường Trung Quốc tăng cao kéo theo giá chuối trong nước không ngừng tăng lên.

Ngành dệt may nỗ lực hướng mốc 44 tỷ USD vào năm 2024

Thứ 3, 12/03/2024 | 15:15
Trong bối cảnh khó khăn ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023.

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng thất thường tại thị trường Đức

Thứ 3, 12/03/2024 | 14:55
Theo VASEP, nhiều thách thức của nền kinh tế, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Đức được dự báo chưa thể ổn định trở lại trong năm nay.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 19/3: Vàng SJC bật tăng lên gần 82 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 19/03/2024 | 09:48
Hai thương hiệu vàng miếng tiếp tục tăng mạnh trong phiên 19/3, theo đó giá vàng SJC cộng thêm 500.000 đồng mỗi lượng.

Giá vàng 18/3: Vàng thế giới và trong nước cùng giảm phiên đầu tuần

Thứ 2, 18/03/2024 | 09:40
Giá vàng trong nước đi xuống trong phiên sáng 18/3, trong đó thương hiệu SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng.

Nhiều dư địa xuất khẩu gạo sang thị trường Senegal

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Senegal là thị trường tiêu thụ nhiều gạo với khối lượng nhập khẩu từ 900.000 đến 1 triệu tấn song hiện tại xuất khẩu gạo Việt Nam vào nước này còn khiêm tốn.

Sóc Trăng: Nông dân phấn khởi vì hành tím được mùa

Thứ 3, 19/03/2024 | 07:00
Dù giá cả có phần sụt giảm nhưng bù lại thời tiết thuận lợi, hành tím cho năng suất cao nên bà con nông dân Vĩnh Châu vô cùng phấn khởi.