Thu phí bản quyền nhạc số, ai mặn mà?

Thu phí bản quyền nhạc số, ai mặn mà?

Thứ 4, 09/01/2013 | 08:25
0
Việc thu tiền bản quyền nhạc online được bàn tán rất sôi nổi nhưng cách thức thu thì hiện vẫn là... ẩn số.

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao bởi tin sắp tới sẽ phải trả tiền phí nghe nhạc online. Thông tin này đi kèm với hàng loạt những thắc mắc xung quanh việc thu phí, mức thu phí sẽ được diễn ra như thế nào? Việc thu phí nghe nhạc online sẽ được kiểm soát ra sao?

Cứ click vào nhạc số là mất tiền...

Theo thống kê của MV Crop (đối tác duy nhất của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam- RIAV về quản lý bản quyền âm nhạc trực tuyến) trong đợt đầu thử nghiệm (từ 1/11/2012 đến 26/12/2012) với sự hợp tác của 15 trang web chuyên về âm nhạc lớn trong nước, số phí thu được chỉ dừng ở con số 17 triệu đồng. Việc thu phí này được thực hiện ở 100 album đã được chọn lọc. Tính ra trung bình, mỗi website chỉ thu về trên 1 triệu đồng/ 2 tháng thu phí bản quyền. Trong đó xếp hạng cao nhất là dành cho trang Keng.vn của trung tâm viễn thông Viettel, tiếp đó là Zing.vn và Nhaccuatui.com. Đây đều là những trang web có tiếng tăm và lớn nhất trong số những trang web về âm nhạc với lượng truy cập hàng triệu người mỗi ngày. Theo MV Crop và trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, số tiền này được thu lại qua 3 hình thức thanh toán, truyền thống và có doanh thu lớn nhất vẫn là qua dịch vụ tin nhắn SMS, tiếp đến là qua thẻ cào hoặc các loại thẻ Zing xu của Vinagame. Con số ít ỏi này khiến không ít người tỏ thái độ nghi ngờ về tính khả thi của quyết định này.

Công nghệ - Thu phí bản quyền nhạc số, ai mặn mà?

Sắp tới, thói quen nghe nhạc "chùa" sẽ phải thay đổi

Theo Thông tư 07 có hiệu lực từ ngày 6/8/2012 (Thông tư liên tịch giữa bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch và bộ Thông tin - Truyền thông) quy định, trách nhiệm giữa những nhà cung cấp dịch vụ internet trung gian bao gồm cả những đơn vị chỉ cung cấp dumain cho thành viên tự tải nhạc lên. Với những đơn vị này, không trực tiếp up nhạc lên mạng internet mà chỉ cung cấp phương tiện cho người khác sử dụng tải nhạc và up nhạc. Trước đây, một số đơn vị như Viettel chỉ cung cấp các đầu số dịch vụ thuê bao, đầu số 8x, 7x thì không chịu trách nhiệm đóng phí bản quyền với lý do không quy định trách nhiệm về nội dung. Với những điều khoản quy định theo Thông tư 07 thì Viettel không thể thoái thác được trách nhiệm này của mình. Cũng theo trung tâm Bảo vệå bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Viettel là một trong những đơn vị sau khi có Thông tư 07 đã tích cực tham gia. Điều này được thể hiện ở việc website của Viettel là đơn vị đã đóng phí nhiều nhất như đã nói kể trên.

Việc chi trả phí bản quyền cho các tác phẩm được đăng tải trên mạng bao gồm cả việc nghe nhạc trực tiếp và tải nhạc về thiết bị điện tử với những mức phí khác nhau. Thời gian vừa qua, các trang web đã thử nghiệm thu với giá 1.000 đồng/bài hát.

Lý giải cho con số 17 triệu, các đơn vị tham gia trong đợt thử nghiệm thu phí vừa qua giải thích: Hiện nay vẫn còn rất nhiều những trang web cho phép nghe và tải nhạc miễn phí nên người tiêu dùng còn có nhiều lựa chọn, gây khó khăn cho những website đã tham gia kí kết. Mặt khác, phương thức thanh toán cũng chưa thực sự thuận lợi và đồng bộ. Có những website cho phép thanh toán qua tài khoản ngân hàng, nhưng cũng có website sử dụng các loại thẻ cào, thẻ game,…khiến người sử dụng dịch vụ lúng túng đứng trước các lựa chọn phương thức thanh toán. Cũng theo đánh giá từ người đại diện website Zing.vn trong hội thảo ngày 26/12 vừa qua thì công cụ thanh toán chưa thực sự thuận lợi khiến người muốn tải nhạc gặp khó khăn, trở ngại. Kể cả việc tải một số file âm thanh chất lượng cũng chưa đạt được mức như kì vọng

Sau khi tổng kết đợt thu phí thử nghiệm, các đơn vị có liên quan bao gồm MV Crop, trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc, 15 website kể trên đã thống nhất ký vào một bản cam kết: Sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm sẽ tiến tới việc tất cả các website đồng loạt thu phí trên tất cả các album khác và xa hơn là thu cả việc nghe nhạc online cũng như download. Trước đây mới chỉ thu phí với 100 album nhạc đã được chọn lọc thì nay tất cả các album có mặt trên các website đều phải chịu trách nhiệm về bản quyền. Việc nghe cũng là đang sử dụng bản quyền của tác giả vì vậy người nghe và sử dụng nhạc số đều phải chi trả cho mỗi lần nghe, tải nhạc ở tất cả các bài hát. Việc thực hiện đồng bộ ở tất cả các website nhằm tránh tình trạng bất cập cho các website phải trả tiền bị người nghe từ chối và chuyển sang các website chưa bắt trả phí.

Cũng theo Thông tư 07 thì mức độ xử lý các trường hợp vi phạm được quy định như sau: Đối với các website âm nhạc tự up nhạc lên thì các web đó phải có nghĩa vụ chủ động đi xin phép và trả tiền bản quyền. Trong trường hợp các tác giả bản quyền âm nhạc phát hiện ra việc sử dụng tự động, không xin phép của các website này thì có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Thứ hai, đối với các website mà chủ web hoặc các nhà mạng là cơ quan trung gian, chỉ cung cấp phương tiện cho thành viên hoặc người dùng up nhạc lên thì sau khi phát hiện ra hành vi xâm phạm, người sở hữu web phải khắc phục bằng cách loại bỏ tác phẩm vi phạm. Như vậy, người dùng sẽ không còn được tự do up nhạc lên các website quen thuộc nữa.

Người dùng liệu có "tẩy chay" nhạc số?

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, không ít người bày tỏ sự lo ngại về tính khả thi của việc đồng bộ thu phí bản quyền trên tất cả các website âm nhạc. Anh Nguyễn Việt, sinh viên đại học Bách Khoa cho biết: Để sử dụng sản phẩm âm nhạc trên mạng internet có rất nhiều lựa chọn. Ngoài những website lớn ở Việt Nam như Zing.vn, Nhaccuatui.com, Keng.vn,…thì chúng ta lại quên mất một "đại website" khác là Youtube. Từ trước đến nay, Youtube với ưu điểm cả âm thanh lẫn hình ảnh luôn có nhiều sự lựa chọn vẫn được người dùng ưa chuộng hơn cả mà không mất phí. Nếu không mất phí, không có lý do gì người dùng buộc phải "chui" vào những nơi buộc phải móc hầu bao của mình ra.

Mặt khác, một số người cũng tỏ ra lo ngại vì mức phí thu ở các website. Trong thời gian vừa qua, do các nhà mạng vẫn chưa thống nhất hoàn toàn mức thu phí cho mỗi bài hát mà chỉ thu ở mức sàn khoảng 1.000 đồng/1 lần tải nhạc. Đây mới chỉ là mức phí thu thử nghiệm, trong thời gian sắp tới, các nhà mạng sẽ phải điều chỉnh mức thu mới để đảm bảo quyền tác giả trở nên có giá trị hơn. Theo trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, con số hợp lý phải là khoảng 10.000 đồng/1 lần tải/1 bài hát.  Giá phải chi cho mỗi lần nghe nhạc trực tuyến và tải nhạc về thiết bị điện tử sẽ có tỉ lệ 1/10. Giá tải cao gấp 10 lần so với giá nghe trực tuyến bởi sau khi tải về, người sử dụng vẫn cón thể sao chép, chia sẻ sản phẩm cho người khác. Đây là mức giá thông dụng trên thế giới. Tuy nhiên, việc so sánh giữa Việt Nam và thế giới sẽ là khập khiễng khi mà mức thu nhập cũng như tiêu dùng có một độ vênh rất lớn giữa các quốc gia. Nếu thu ở mức 10.000 đồng/1 bài hát/1 lần tải sẽ khiến không ít người lắc đầu từ chối vì quá cao.

Thông thường, mỗi lần vào nghe nhạc số, người sử dụng không chỉ nghe một hoặc hai bài mà thường nghe theo list yêu thích hoặc nghe nhiều lần, nếu cứ tính trung bình theo mức giá hiện tại mỗi lần nghe 1 bài là 1.000 đồng thì sẽ phải chi trả ra sao? Với một list nhạc hoặc một bài hát trên các website như Zing.vn, Nhaccuatui.com thì sau khi chạy hết một lượt, bài hát hoặc list nhạc sẽ quay vòng, như vậy có bị tính thêm tiền một lần sử dụng? Nếu tính như vậy, khác nào "đẩy người nghe phải ra cửa hàng băng đĩa?".

Với một số người, thói quen nghe nhạc và up những bản  nhạc yêu thích của mình lên mạng, tạo thành  những list nhạc yêu thích như trên Zing.vn, Nhaccuatui.com,…thì lại tạo nên một cú sock. Theo quy định, là sản phẩm do thành viên tự up lên chứ không phải bởi website thì khi bị phát hiện, sẽ bị gỡ xuống. Mặc nhiên, những list nhạc và thói quen chia sẻ gu âm nhạc sẽ bị "cắt", tạo nên một sự hẫng đối với những bạn trẻ yêu thích âm nhạc này. Điều băn khoăn được đưa ra là: Nếu muốn duy trì danh sách nhạc của mình trên mạng, họ sẽ phải chi trả như thế nào? Chỉ chi trả một lần hay mỗi lần vào "thăm" lại phải móc hầu bao ra một lần khác. Tính sơ sơ, trên những website này, không ít thành viên sở hữu độ khoảng vài trăm bài hát là thường.

Việc tạo nên một thói quen nghe nhạc có bản quyền là vấn đề cần thiết, tuy nhiên phương pháp và cách thức thực hiện vẫn đang còn là một câu hỏi lớn cho những cơ quan chức năng có trách nhiệm. Vấn đề lớn nhất không phải là tiền mà là làm thế nào để việc thu phí có tính thuyết phục nhất.

Hón Th

Điều “đau xót” cho bản quyền âm nhạc Việt Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Trong mấy năm gần đây nhiều chương trình ca nhạc được tổ chức, khán giả đông, giá vé cũng ngất ngưởng, nhưng việc vi phạm bản quyền vẫn rất phổ biến và dường như ngày càng trở nên trầm trọng.

Tranh cãi việc thực thi bản quyền âm nhạc khách sạn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Phòng ngủ, massage là nơi riêng tư, tế nhị nên nhiều ý kiến cho rằng để giám sát và thu được tiền bản quyền âm nhạc không phải điều đơn giản