Thừa nước đục của cơn giận mang tên Triều Tiên

Thừa nước đục của cơn giận mang tên Triều Tiên

Thứ 6, 05/04/2013 | 10:21
0
Thử hỏi nếu "trời yên biển lặng", liệu Trung Quốc có bỏ qua mà không cự nự om sòm về những hành động răn đe của Mỹ và Hàn Quốc.
Tiêu điểm - Thừa nước đục của cơn giận mang tên Triều Tiên
Thái độ quyết liệt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về vũ khí hạt nhân đã mở ra kỷ nguyên mới về bất ổn quốc tế.

Theo phép nhà binh, ban tham mưu quân sự bao giờ cũng giữ bí mật hoạt động tác chiến của mình. Thế nhưng mấy ngày qua, Mỹ đã dồn dập công khai hoá các quyết định như đưa máy bay ném bom B52, rồi B2, sau đó đưa chiến đấu cơ tàng hình F22, đến tham gia tập trận với Hàn Quốc. Ngoài ra, việc điều khu trục hạm có hệ thống chống tên lửa đến vùng biển Triều Tiên cũng được cập nhật hàng ngày. Hành động khác thường này của Mỹ được giới phân tích xem là nhằm hai mục tiêu: vừa để trấn an đồng minh trong khu vực và cả dân chúng Mỹ, vừa để răn đe Bình Nhưỡng đừng leo thang căng thẳng.

Một "bí mật không đóng dấu mật"

Tuy nhiên, còn một "bí mật không đóng dấu mật" không thấy truyền thông Mỹ theo sát, hay có đề cập thì cũng cố giảm nhẹ tầm quan trọng của nó. Đó là tận dụng tối đa cơ hội "trời cho", nghĩa là nhân cơ hội Triều Tiên đưa ra một loạt các quyết sách "sắt máu", Mỹ đã khai triển một cách mạnh mẽ và không che đậy các lực lượng tinh nhuệ của mình trên các vùng biển châu Á. Thử hỏi nếu trong hoàn cảnh "trời yên biển lặng", liệu Trung Quốc có bỏ qua mà không cự nự om sòm về những động thái răn đe của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc?

Thông tin mới nhất được Lầu Năm Góc tung ra ngày 4.4 là quyết định phái thêm một khu trục hạm có trang bị hệ thống bắn chặn tên lửa đến vị trí ở Tây Thái Bình Dương (đối với Mỹ). Trước đó, ngày 1.4, bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận việc phái một khu trục hạm đến khu vực gần bán đảo Triều Tiên thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng George Little, hai chiến hạm USS Decatur và USS John McCain đã ở trong tư thế sẵn sàng đáp trả lại bất kỳ mối đe doạ bằng tên lửa nào nhắm vào các đồng minh của Mỹ hoặc vào lãnh thổ Mỹ.

Ngoài các chiến hạm, một số nguồn tin còn cho biết là quân đội Mỹ cũng đang cho triển khai một hệ thống radar nổi X - band ngoài khơi Nhật Bản. Đây là loại radar chuyên dùng trong một hệ thống phòng thủ chống tên lửa để theo dõi hoả tiễn của đối phương. Việc Hoa Kỳ khẩn trương bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên biển cũng đi kèm với việc tăng cường các phương tiện phản công trên không. Nhằm đối phó với các mối đe doạ của Triều Tiên, Mỹ đã liên tục phô trương các loại máy bay ném bom hiện đại trên không phận Hàn Quốc, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung kéo dài đến ngày 30.4.

"Tái cân bằng" sự hiện diện

Không chỉ ở biển Triều Tiên hay Hoa Đông, ngay cả trên Biển Đông, gần đây Mỹ cũng tái khẳng định lập trường và công khai hoá các hoạt động của mình. Các hành động này của Mỹ rõ ràng nhằm đối phó với tham vọng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển cũng như trên đất liền của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Trước các cuộc tập trận kiểu "múa gậy vườn hoang" của Trung Quốc, các nước láng giềng châu Á hết sức quan ngại. Philippines và Singapore đã kêu gọi Hoa Kỳ củng cố sự hiện diện về ngoại giao và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương - một chiến lược được biết dưới cái tên chính sách "xoay trục về châu Á".

Căng thẳng ở châu Á những tháng qua còn gia tăng thêm với các hành động của Triều Tiên. Tất cả đấy là bối cảnh của việc Singapore bật đèn xanh cho Mỹ triển khai bốn tàu chiến thế hệ mới tại căn cứ của mình. Với sự hiện diện tại chỗ của các phương tiện này, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tung lực lượng đến các vùng nước nông ven biển. Chiến hạm đầu tiên, USS Freedom đang trên đường đến Singapore.

Ngày 3.4, ngoại trưởng Mỹ vừa sang Philippines tái xác định là Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Ông đồng thời bày tỏ lập trường ủng hộ hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền trong khu vực thông qua cơ chế trọng tài. Đối với phía Philippines, tuyên bố này đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước toà án trọng tài Liên hiệp quốc. Hành động này loại trừ tin đồn gần đây cho rằng Philippines sẽ rút đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông ở Liên hiệp quốc. Những ngày qua, có một số thông tin cho rằng Trung Quốc đang vận động ngầm trong ASEAN để Philippines rút lại đơn kiện. Hôm 3.4, ngoại trưởng Albert del Rosario đã khẳng định: "Tôi xin nhấn mạnh rằng chúng tôi muốn thấy tiến trình tài phán đi đến nơi đến chốn. Không nên có chút hoài nghi nào về quyết tâm của chúng tôi".

Chưa hết, cũng vào ngày 3.4, đích thân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gọi điện thoại cho đồng nhiệm Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh hợp tác trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trước cuối tháng 4 này, tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey sẽ đi thăm Trung Quốc. Mối đe doạ đến từ Bình Nhưỡng, khủng hoảng Senkaku, "cuộc chiến tiêu hao" của Trung Quốc trên Biển Đông chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hai bên.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Triều Tiên chưa đủ năng lực tấn công hạt nhân Mỹ?

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:29
Hôm qua 4/4, chính quyền Mỹ khẳng định “sẽ thực hiện mọi biện pháp đề phòng” mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.