Thuận tình ly hôn không qua Tòa án: Tại sao không?

Thuận tình ly hôn không qua Tòa án: Tại sao không?

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:07
0
Đề xuất thuận tình ly hôn không cần ra Tòa được đưa ra trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình đang được rất nhiều người quan tâm.

Có thể nói đây là một đề xuất táo bạo, một đề xuất được xem như là một giải pháp giúp những người thuận tình ly hôn tránh được những phức tạp về thủ tục, thời gian cũng như tinh thần khi phải “đối mặt” với Tòa án khi ly hôn.

Vai trò chủ yếu của Tòa án là xét xử khi có những xung đột về quyền và lợi ích

Tòa án là cơ quan tài phán, được ra đời để giải quyết các vụ việc khi có tranh chấp của đương sự khi các đương sự có những mâu thuẫn về lợi ích, những tranh chấp về tài sản mà không thể thỏa thuận được và cần một cơ quan Nhà nước (Tòa án) đưa ra phán quyết dựa trên những chứng cứ, tài liệu và dựa trên các quy định của pháp luật. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Tòa án có vai trò hòa giải, nếu cả hai vẫn đồng ý ly hôn, không có tranh chấp về tài sản, về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa.

Luật sư - Thuận tình ly hôn không qua Tòa án: Tại sao không?

ảnh minh họa (nguồn internet)

Như vậy xét về tính chất, đối với những vụ thuận tình ly hôn Tòa án không phải làm nhiệm vụ xét xử, phân định đúng sai hoặc giải quyết những tranh chấp giữa các đương sự. Vai trò tài phán của Tòa án trong việc giải quyết thuận tình ly hôn vì thế cũng phần nào “mờ nhạt”.  Cho nên vấn đề đặt ra là đối với những vụ thuận tình ly hôn, khi mà các bên không có những xung đột về quyền lợi và không cần Tòa án đứng ra phân xử thì có nhất thiết phải qua Tòa án?

Cơ quan đăng ký kết hôn có thể làm tốt việc công nhận thuận tình ly hôn

Xét về mặt Logic cơ quan đăng ký kết hôn có thể sẽ là cơ quan đứng ra công nhận việc thuận tình ly hôn. Bởi lẽ cơ quan này dựa trên sự tự nguyện của các bên để đứng ra cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì khi các bên không thể chung sống với nhau được nữa, hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, họ tự nguyện ly hôn, tự thỏa thuận về tài sản, con cái thì cơ quan này hoàn toàn có quyền công nhận việc ly hôn đó. Như vậy về mặt thẩm quyền đăng ký ở đâu (cấp nào) thì ly hôn ở đó ngoại trừ trường hợp có tranh chấp thì mới phải thông qua cơ quan xét xử là Tòa án.

Việc trao cho cơ quan đăng ký kết hôn có quyền công nhận thuận tình ly hôn cũng sẽ giúp cho thủ tục ly hôn khi các bên cùng thuận tình trở nên đơn giản hơn, thanh thoát hơn và ít tốn kém hơn. Đối với những vùng sâu, vùng xa thì việc phải ra Tòa án để công nhận thuận tình ly hôn có khi lại là trợ ngại lớn cho các bên.

Thiết nghĩ, việc ghi nhận thuận tình ly hôn không qua Tòa án sẽ trở thành một quy định tiến bộ và chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các nhà làm luật, các chuyên gia pháp lý và đặc biệt đối với những cặp vợ chồng muốn ly hôn trong “êm đẹp”, nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo hợp tình, hợp lý.

Luật gia Giang Quyết

Một số vấn đề trong xét xử án ly hôn

Thứ 4, 02/01/2013 | 10:51
Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), trong năm 2012, công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn giải quyết các loại án này.

Những tình huống ly hôn có một không hai

Thứ 4, 30/01/2013 | 11:31
Khi vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, mục đích hôn nhân không đạt được thì việc ly hôn là cách giải thoát cho cả hai tìm đến cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Thế nhưng cũng có những vụ ly hôn bởi những lý do khiến người trong cuộc dở khóc, dở mếu.