Thức ăn đường phố 'nhiễm độc' là rào cản khách du lịch quốc tế

Thức ăn đường phố 'nhiễm độc' là rào cản khách du lịch quốc tế

Thứ 7, 17/08/2013 | 16:07
0
Không ít thực khách rất khoái thức ăn đường phố, đặc biệt là đối với khách du lịch nước ngoài vốn rất ưa chuộng các loại "đặc sản văn hóa" này. Thế nhưng, nếu cứ để tình trạng thức ăn đường phố “nhiễm bẩn”, “nhiễm độc” như hiện nay, hệ lụy của nó sẽ khôn lường.

Mối nguy tiềm ẩn

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM thì những loại hình buôn bán này đã tồn tại từ lâu nhưng gần đây tỉ lệ các hàng quán tự phát ở các đường phố có chiều hướng tăng lên, kéo theo hàng loạt những mối nguy đằng sau nó, vấn đề đầu tiên là an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thực chất, các quán xá hay các gánh hàng rong ở vỉa hè đều không cố định về không gian hay thời gian buôn bán, do đó các cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát chặt chẽ. Theo điều tra, hầu hết thức ăn đường phố qua bàn tay người chế biến đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch biểu hiện qua tiêu chảy, nôn ói. Trong đó, ở TP.HCM chiếm 67,5% tỉ lệ thức ăn nhiễm khuẩn, 90% các loại giò, chả, nem, chua ở đây cũng bị tình trạng tương tự, báo động nghiêm trọng về việc yếu kém trong vấn đề vệ sinh đối với các thức ăn.

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn của văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết: "Tỉ lệ người nhiễm bệnh đường tiêu hóa do ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh này trên thực tế rất cao. Phần lớn những người từng ăn thức ăn đường phố ai cũng đã có vài lần có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, sốt... nhưng không để ý nên không phát hiện được nguyên nhân". Nguy hiểm là thế, nhưng nhiều du khách vẫn lựa chọn các hình thức hàng quán này làm điểm dừng chân tạm thời với mong muốn trải nghiệm được tinh thần ẩm thực của người Việt. Một số khác thì e ngại thực phẩm hàng rong thiếu vệ sinh, họ tìm đến các quán nhỏ ở những con phố để thưởng thức, nhưng cũng không ngờ được ở đây cũng bị chung một tình trạng như thế".

Xã hội - Thức ăn đường phố 'nhiễm độc' là rào cản khách du lịch quốc tế

Nhiều du khách vẫn khoái chén hàng rong.

Qua tìm hiểu của PV, thấy rằng, mỗi quán đều mất vệ sinh một kiểu, đơn cử như một quán ăn ở đường Cao Thắng (quận 3). Khu vực vệ sinh của quán nằm ngay trước cửa vệ sinh, tô chén ngả nghiêng, lềnh bềnh dầu mỡ. Còn xe bún bò dạo trên đường Nguyễn Trãi (quận 1) thì cô chủ vừa tính tiền, rửa tô xong lại lấy ngay bàn tay ấy bốc bún cho khách... Điều đó đủ để thấy được rằng, nhiều "chủ quán" tỏ ra rất ơ hờ đối với sức khoẻ thực khách. Ngoài việc thức ăn không hợp vệ sinh thì khi nhìn thấy du khách nước ngoài là họ cũng thẳng tay chặt chém. Bà Đ.T.H., một người bán bánh kẹo ở khu vực chợ Bến Thành (quận 1) chia sẻ, hầu hết gánh hàng rong ở quanh khu vực này đều mang sẵn tâm lý chặt chém du khách nước ngoài. Nếu người Việt thì hô giá khác còn khách nước ngoài thì hét giá trên trời. Ví dụ, một chai C2 bán cho người Việt chỉ có 7 ngàn đồng nhưng khách nước ngoài thì lấy 50 ngàn đồng.

"Đau đầu" nhưng không thể dẹp bỏ

Đã có nhiều đề xuất cho rằng nên dẹp bỏ các quán vỉa hè, gánh hàng rong để hạn chế các trường hợp gây mất mỹ quan công cộng và ngộ độc thực phẩm. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phó chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM cho biết, dù ai cũng biết là những gánh hàng rong này đang gây nhức đầu cho các cơ quan quản lý đô thị và an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên, để dẹp bỏ là không thể. Vì đó đã trở thành kế sinh nhai của họ, và các loại hình quán xá này không chỉ thu hút du khách mà còn là phần lớn người lao động ở Việt Nam không có điều kiện đến các nhà hàng, khách sạn ăn uống.

Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách, chỉ có thể vận động, tuyên truyền mọi người có ý thức trong việc chế biến và bảo quản thức ăn (như bày bán sạch sẽ, không xả rác; thực phẩm chín ăn ngay có che đậy, hâm nóng, bảo quản hợp vệ sinh; có kẹp gắp thực phẩm; người chế biến hay người bán hàng có tạp dề, nón, găng tay hợp vệ sinh...). Đồng thời, thắt chặt, nâng cao quản lý, kiểm soát các quán vỉa hè chưa đảm bảo vệ sinh theo quy chuẩn, ảnh hưởng sức khoẻ du khách.

Bà Mai cho biết thêm, để quản lý việc buôn bán hàng rong, cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đã triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn hè phố trên địa bàn có thời hạn từ năm 2013 - 2014. "Không thể khiến các quán vỉa hè hay các gánh hàng rong có thể đạt chuẩn như nước ngoài trong một thời gian ngắn ngủi. Do đó, quyền lựa chọn là ở thực khách, họ nên lựa chọn những quán vệ sinh sạch sẽ, có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng, đó là một cách tự bảo vệ mình trước những tác nhân gây hại của thực phẩm mất vệ sinh", bà Mai khuyến nghị.

Và để đảm bảo hơn cho sức khỏe của du khách, đã có nhiều đề xuất cho Bộ Y tế trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Điển hình như cho nhập loại vacxin chống tiêu chảy từ vi khuẩn E.coli và Salmonelle gây ra từ nguồn nước bị nhiễm khuẩn ở các vùng nhiệt đới. Loại vacxin này được bào chế dưới dạng viên nhộng chứ không tiêm trực tiếp vào da nên có thể thuận lợi phân phát cho bất kỳ du khách nào khi đến Việt Nam, có thể ngăn chặn phần nào những tác động của vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của họ.

Đứng ở góc độ quản lý ngành du lịch, ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM cho rằng, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với khách du lịch hiện nay vẫn là một vấn đề cần phải được quan tâm siết chặt hơn nữa để làm giảm tối đa tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Khi có vụ việc nào xảy ra thì sẽ tạo những ấn tượng xấu về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong lòng du khách. Mỗi người kinh doanh buôn bán cũng như người chế biến nên có ý thức hơn về nghề nghiệp của mình, bởi vì ẩm thực cũng là một trong những nhân tố thu hút khách du lịch đến với đất nước Việt Nam nói chung và những vùng miền nói riêng, mang trong mình những bản sắc của vùng đất đó.             

Trung Nghĩa

100 thứ bệnh từ thức uống đường phố bẩn

Chủ nhật, 28/07/2013 | 18:17
Các loại vi khuẩn và hóa chất công nghiệp trong thức uống đường phố bẩn gây bệnh đường ruột và nhiều chứng bệnh mãn tính cho người dùng như ung thư, tiêu hóa...

Vỉa hè Hà Nội bị băm nát, biến thành bãi ‘chiến trường’

Thứ 3, 30/07/2013 | 14:05
Hết đơn vị này làm rồi đến đơn vị khác đào lên thi công chồng chéo khiến nhiều vỉa hè ở Thủ đô Hà Nội bị “băm” nát. Có đoạn biến thành bãi “chiến trường” ngổn ngang gạch đá.

'Công nghệ' chế biến trà đá trà chanh vỉa hè

Thứ 6, 26/07/2013 | 08:15
Cầm cái vòi bơm nước máy, ông chủ quán ở làng đại học Thủ Đức, TP HCM, xả nước vào xô nhựa, sau đó đổ một ly trà đặc pha sẵn vào khuấy đều lên, thêm 1 tảng đá lạnh, thế là thành thùng trà đá mang ra phục vụ đội bóng sinh viên.

Trung Quốc: Ngộ độc thịt chuột giả thịt cừu nướng ở vỉa hè

Thứ 4, 24/07/2013 | 11:03
Một khách du lịch 20 tuổi, ở đông bắc Trung Quốc đã phải nhập viện do ngộ độc sau khi ăn thịt cừu xiên nướng, cùng với bố mẹ và bạn gái tại một quán vỉa hè ở Bắc Kinh.

Sự thực về ba ba, cá sấu vỉa hè giá rẻ, ăn là... nghiền

Chủ nhật, 21/07/2013 | 14:52
Các mặt hàng "đặc sản" như ba ba Hậu Giang, cá sấu Long An, cua Cà Mau, ghẹ Vũng Tàu… được bày bán tràn lan ở nhiều tuyến đường TP.HCM và các vùng giáp ranh với giá rẻ bất ngờ. Chất lượng của các mặt hàng này vẫn là một dấu hỏi đối với người tiêu dùng.

Cận cảnh 'vi khuẩn ăn thịt người' tấn công thức ăn vỉa hè

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:07
Dù có những thông tin về nguy cơ có thể nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ các nước uống vỉa hè không an toàn gần đây, nhưng người tiêu dùng vẫn ngó lơ sức khỏe và các quán trà chanh, mía đá, nước uống tự chế nhan nhản trên đường phố, cống rãnh siêu bẩn.

Tôm hùm, cua bể siêu rẻ trên vỉa hè Sài Gòn

Thứ 3, 02/07/2013 | 15:36
Ghẹ xanh tươi ngon 60.000 đồng, tôm hùm 120.000 đồng/kg... là những hải sản hạng sang nhưng giá rẻ bất ngờ khi bán vỉa hè ở TP.HCM.