Thúc đẩy

Thúc đẩy "xanh hóa" trong sản xuất vật liệu xây dựng

Thứ 7, 03/06/2023 | 09:00
0
Với yêu cầu quy định ngày càng cao về bảo vệ môi trường, việc xanh hóa trong sản xuất VLXD là giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành Xây dựng theo hướng bền vững.

Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Theo báo Kinh tế & Đô thị, tại Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Scotland), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Việt Nam là một trong những nước đóng góp vào tỉ lệ 14% các nước tại Châu Á - Thái Bình Dương có cam kết mục tiêu này.

Mới đây nhất, sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị Bộ trưởng “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á” (AZEC) có ý nghĩa quan trọng trong việc tái khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu đã được nêu ra tại Hội nghị lần thứ 26.

Là nguyên nhân phát thải của gần 40% lượng khí thải CO2 toàn cầu và 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng, lĩnh vực xây dựng và bất động sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cam kết phát thải ròng đã đưa ra.

Thực trạng

Theo thông tin trên Vietnam+, có 2 nhóm đối tượng phát sinh lượng khí nhà kính lớn nhất trong ngành xây dựng là sản xuất vật liệu xây dựng (phát thải trực tiếp và gián tiếp) và vận hành tòa nhà (chủ yếu là phát thải gián tiếp).

Hiện phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng dự báo vẫn tiếp tục gia tăng.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên, trong đó phát thải khí nhà kính của sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015 là 63 triệu tấn CO2 tương đương và vào năm 2020 đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương.

Căn cứ vào số liệu năm 2016 theo hệ thống kiểm kê quốc gia, các chuyên gia dự báo phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030 là 125 triệu tấn CO2 tương đương và lên đến 148 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050, gấp 2,3 lần so với năm 2015. Như vậy, con số này vẫn gia tăng đáng kể.

Đáng chú ý, sản xuất ximăng là ngành có tỉ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm 70% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015. Tỉ trọng này tăng lên 75% năm 2020. Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm vôi và ximăng là cao nhất.

Kinh tế - Thúc đẩy 'xanh hóa' trong sản xuất vật liệu xây dựng

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần đầu tư công nghệ mới, tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Ảnh: VTV

Cùng đó, ngành công nghiệp thép cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn và ngày càng tăng, chiếm xấp xỉ 5,2% tổng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp, với tổng phát thải khí nhà kính là 12,7 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2016.

Hiện nay, ở Việt Nam có 50 cơ sở sản xuất ximăng và 91 cơ sở sản xuất thép đã được ghi nhận phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh sách các doanh nghiệp sẽ được cập nhật 2 năm/lần.

Mặc dù vậy, ngành ximăng và sản xuất thép là những lĩnh vực được ưu tiên tham gia hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS). Do đó, đây cũng chính là 2 ngành quan trọng cần thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.

Liên quan đến vấn đề này, Tham tán Đại sứ về Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam Mark George nhận xét thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế; trong đó có việc giảm phát thải khí nhà kính nói chung và ngành công nghiệp ximăng, thép nói riêng. Nhất là việc Việt Nam có kế hoạch điều tiết thị trường carbon trong nước vào năm 2025 là một bước quan trọng vì điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm phát thải carbon hiệu quả và tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

Theo ông Mark George, điều này cũng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang những thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ bằng cách giúp các sản phẩm của Việt Nam tránh được thuế nhập khẩu dựa trên khí thải. Nằm trong top đầu các quốc gia xuất khẩu ximăng và sắt thép, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc “xanh hóa” sản xuất trong những ngành đặc thù này.

Ông Christoph Prommersberger, Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, cho rằng lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 40% lượng khí thải CO2 toàn cầu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và 25% lượng khí thải nhà kính toàn cầu; trong đó, sản xuất ximăng là một trong những ngành công nghiệp phát thải cao nhất, chiếm 7% lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Một số giải pháp thúc đẩy "xanh hóa" sản xuất ngành xây dựng

Để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ yêu cầu quá trình khử cacbon nhanh chóng của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng… Tham gia vào giao dịch carbon là một công cụ quan trọng để huy động vốn và từ đó đạt được các mục tiêu giảm nhẹ. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều việc phải làm cho đến khi thực hiện đầy đủ cách tiếp cận dựa trên thị trường quốc tế cho phép các nước tham gia, ông Christoph Prommersberger nhận xét.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ximăng Việt Nam Lương Đức Long khẳng định hiện nay, 100% các nhà máy sản xuất ximăng phải báo cáo số liệu hoạt động và thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính hàng năm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Áp lực giảm phát thải khí nhà kính tất yếu sẽ đặt ra những thách thức cho ngành trong thời gian tới.

Theo Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, các dây chuyền công nghệ sản xuất đã đầu tư hay đầu tư mới đều phải giảm phát thải xuống từ 650kg CO2/tấn ximăng trở xuống vào năm 2030.

Nếu vậy, để đạt mục tiêu này, đến hết năm 2025, thì 100% các dây chuyền sản xuất ximăng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải; sử dụng tối thiểu 20% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker và làm phụ gia trong sản xuất ximăng và tăng lên 30% vào năm 2030.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo Xây Dựng, ông Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy xanh hóa ngành Xây dựng, bao gồm:

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật nhằm thúc đẩy các dự án công trình xanh, khu đô thị xanh, chứng nhận, dán nhãn xanh, nhãn năng lượng cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và công trình xây dựng.

Hướng dẫn và hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành Xây dựng xây dựng kế hoạch, lộ trình và triển khai thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường, giảm phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ.

Sớm ban hành quy định tiêu chí cho dự án xanh, nhằm tạo thuận lợi cho các dòng vốn vay ưu đãi, tài chính xanh tiếp cận đến dự án, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để thúc đẩy các hoạt động phát triển công trình xanh ở Việt Nam.

Tăng cường truyền thông, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về các nội dung sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường sống trong các công trình xây dựng, khu đô thị, khu dân cư.

Minh Hoa (t/h)

"Xanh hóa" ngành dệt may - hướng đi tất yếu

Thứ 5, 13/04/2023 | 07:00
Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu Đan Tp.HCM Phạm Văn Việt cho rằng, doanh nghiệp dệt may nếu không có lộ trình xanh hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ bị đào thải.

Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nỗ lực giảm phát thải ròng về 0

Thứ 6, 17/02/2023 | 15:28
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ thế giới (WGS9), thăm và đồng chủ trì Tham vấn chính trị với Bộ Ngoại giao UAE.

Cần hơn 380 tỷ USD cho mục tiêu phát thải ròng bằng “0” 

Thứ 5, 01/12/2022 | 15:23
Nguồn tài chính là thách thức lớn nhất để Việt Nam thực hiện các mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải châu Á

Thứ 5, 23/09/2021 | 07:00
Ba trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ chi khoảng 12 nghìn tỷ USD để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trong ngành vận tải của nước họ.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân sẽ tăng mạnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 21:13
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TpHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước, cũng là dự báo cho các tháng tiếp theo.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng 27/3: Vàng thế giới giảm nhẹ

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:00
Giá vàng thế giới giảm 12 USD/ounce, còn 2.178 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC khá yên ắng và xoay quanh mức giá 80 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam tăng đột phá trong 2 tháng đầu năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:41
Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Bình Dương: Nhiều dấu hiệu tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:56
Trong bối cảnh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, tỉnh Bình Dương đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.