Thực hư 'sức mạnh' hạt nhân các nước

Thực hư 'sức mạnh' hạt nhân các nước

Thứ 3, 09/04/2013 | 19:19
0
Hãng tin CNN điểm lại tiềm năng hạt nhân của các nước sở hữu hoặc tình nghi sở hữu vũ khí hạt nhân và đang theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân.

Mỹ

Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu năm 1945 và lần gần đây nhất là năm 1992. Tổng cộng Mỹ đã thực hiện hơn 1.050 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân - nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại. Chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ có hai điều duy nhất: là nước duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu, và là nước duy nhất triển khai vũ khí đến các nước khác thông qua chương trình chia sẻ hạt nhân của NATO.

Tính đến tháng 12-2012, Liên đoàn Nhà khoa học Mỹ (FAS) ước tính Mỹ có 2.150 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động (tức đã triển khai hoặc có thể điều động trong thời gian ngắn), 2.500 đầu đạn khác dự trữ, hơn 3.000 đầu đạn đã qua sử dụng và chờ tháo dỡ.

Trong số vũ khí đang trong biên chế, 500 đầu đạn đặt trong các tên lửa mặt đất, 1.150 đầu đạn đặt trong các tàu ngầm hạt nhân và 300 đầu đạn phóng từ máy bay. Mỹ cũng triển khai 200 quả bom hạt nhân B61 đến năm nước NATO là Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu điểm - Thực hư 'sức mạnh' hạt nhân các nước

Tàu ngầm hạt nhân USS Cheyenn của Mỹ đậu tại căn cứ hải quân ở Busan, Hàn Quốc - Ảnh: Reuters

Nga

Nga lần đầu tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 1949. Cũng theo FAS, đến cuối năm 2012 Nga sở hữu khoảng 1.720 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động. Trong số này có 1.070 đầu đạn lắp trong các tên lửa mặt đất, 350 đầu đạn đặt ở tàu ngầm và 300 đầu đạn phóng từ máy bay. Nga dự trữ 2.700 đầu đạn và 4.000 đầu đạn đã qua sử dụng.

Thông qua hàng loạt hiệp ước, Mỹ và đối thủ cũ là Nga đã hợp tác giảm kho đầu đạn hạt nhân của mình. Cả hai quốc gia đều có khả năng tấn công hạt nhân từ đất liền, trên không và trên biển.

Anh

Khi Mỹ bắt đầu Dự án Manhattan (dự án nghiên cứu và phát triển bom hạt nhân đã sử dụng trong Thế chiến thứ hai), một nhóm chuyên gia Mỹ đã sang Anh hỗ trợ nghiên cứu. Năm 1946, Mỹ ban hành đạo luật năm 1946 cấm chia sẻ thông tin hạt nhân với các nước khác nên Anh bắt đầu tự phát triển chương trình hạt nhân. Năm 1954, khi Mỹ sửa đổi luật pháp và mở ra cánh cửa nối lại hợp tác, hơn một nửa lần thử nghiệm hạt nhân của Anh từ giai đoạn này là phối hợp với Mỹ.

Hiện Anh có bốn tàu ngầm chở tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Đây cũng là lực lượng duy nhất có thể triển khai tên lửa hạt nhân sau khi Anh giải tán toàn bộ lực lượng máy bay mang vũ khí hạt nhân.

Theo FAS, ước tính Anh có tổng cộng 225 đầu đạt hạt nhân nhưng chưa tới 160 đầu đạn đang hoạt động.

Pháp

Pháp là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, dù khoảng cách còn kém xa Mỹ và Nga.

Sau một sắc lệnh nghiên cứu quốc phòng do cựu tổng thống Jacques Chirac ban hành, Pháp đã tháo dỡ hệ thống vũ khí hạt nhân mặt đất vào năm 1996, giảm 50% số bệ phóng.

Đến nay, Pháp sở hữu khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, phần lớn được triển khai trong các tàu ngầm hạt nhân và phần còn lại là tại các máy bay, hoặc đang bảo trì, hoặc chờ tháo dỡ.

Trung Quốc

Trung Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân những năm 1950 sau khi Mỹ di chuyển vũ khí hạt nhân đến Thái Bình Dương trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nước này thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1964. 32 tháng sau đó Trung Quốc cũng thử thành công bom nhiệt hạch đầu tiên.

Theo FAS, Trung Quốc đang tăng cường số lượng cho kho vũ khí hạt nhân của mình. Đến tháng 12-2012 Trung Quốc có khoảng 140 đầu đạn hạt nhân lắp trong các tên lửa mặt đất, 40 đầu đạn để tấn công từ trên không. Số còn lại được dự trữ và chờ được triển khai đến tàu ngầm hạt nhân trong tương lai.

Ấn Độ

Ấn Độ quyết tâm xây dựng vũ khí hạt nhân sau những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc thập niên 1960. Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ diễn ra năm 1974. Ấn Độ sở hữu phi đội máy bay và các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, đồng thời có kế hoạch triển khai hình thức tấn công từ dưới biển.

Cũng như đối thủ Pakistan, Ấn Độ đang hoạt động nhằm sản xuất thêm nhiều đầu đạn. Theo FAS, Ấn Độ có khoảng 80-100 đầu đạn hạt nhân nhưng tất cả đều chỉ đang dự trữ chứ chưa đưa vào hoạt động.

Pakistan

Năm 1972, sau cuộc chiến tranh thứ ba với Ấn Độ, Pakistan bí mật khởi động chương trình hạt nhân để theo kịp khả năng của Ấn Độ. Để trả đũa Ấn Độ, Pakistan tuyên bố đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất tại khu vực Chagai gần với biên giới Iran vào năm 1998.

Cũng như Ấn Độ, Pakistan hiện chỉ có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân từ trên không và từ mặt đất. Ước tính nước này có 90-110 đầu đạn hạt nhân.

CHDCND Triều Tiên được xem là nước đang theo đuổi vũ khí hạt nhân

Từ năm 2006 đến nay, CHDCND Triều Tiên đã thực hiện ba cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Lần thử nghiệm gần nhất là vào tháng 2-2013. Nước này cũng đã phóng thử tên lửa đạn đạo, nhưng được cho chưa kết hợp hai công nghệ này (đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa) với nhau. Theo các chuyên gia, CHDCND Triều Tiên đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo mười đầu đạn hạt nhân.

Chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên bắt đầu từ dự án xây dựng lò phản ứng ở Yongbyon. Trong một thỏa thuận năm 1994 với Mỹ, CHDCND Triều Tiên cam kết đình chỉ chương trình vũ khí để đổi lấy sự hỗ trợ xây dựng nhà máy này thành nhà máy sản xuất điện hạt nhân. Tám năm sau, Bình Nhưỡng thừa nhận chương trình vũ khí bí mật, đồng thời trục xuất toàn bộ nhân viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khỏi cơ sở này.

Israel từ lâu được đồn đoán có sở hữu vũ khí hạt nhân

Tuy nhiên nước này không bao giờ xác nhận hay phủ nhận thông tin trên. Theo FAS, Israel có khoảng 80 đầu đạn hạt nhân và đủ plutonium để sản xuất nhiều nhất là 200 đầu đạn.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 1998, cựu thủ tướng Israel Shimon Peres cho biết Israel bắt đầu phát triển “phương án hạt nhân” từ thập niên 1950 để ngăn chặn chiến tranh. Trọng tâm của chương trình vũ khí hạt nhân của Israel được cho là Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Negev ở gần thành phố Dimona.

Trong những năm qua, Israel đã mua nhiều máy bay và tàu ngầm có khả năng chở vũ khí hạt nhân nhưng không tuyên bố lý do các thương vụ này. Nhiều người cho rằng hệ thống tên lửa mặt đất Jericho của Israel cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Iran là quốc gia bị tình nghi đang sản xuất vũ khí hạt nhân

Thế giới đã lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran trong suốt thập niên qua. Tháng 11-2011, IAEA công bố báo cáo bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” và những thông tin vững chắc rằng Iran có thể đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Đến nay, Iran luôn khẳng định chương trình làm giàu uranium hoàn toàn vì mục đích năng lượng và y học, nhưng IAEA cáo buộc Iran không hoàn toàn hợp tác với họ để chứng thực tuyên bố này. Do vậy Liên Hiệp Quốc và một số nước phương Tây đã áp đặt trừng phạt đối với Iran.

Iran đã phát triển tên lửa đạn đạo từ những năm 1980. Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ hồi tháng 12-2012 cho biết Iran có nhiều tên lửa đã triển khai nhất ở Trung Đông. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những tên lửa này chưa có khả năng mang đầu đạn.

Theo Đức Toàn

Tuổi trẻ/CNN

Hàn Quốc bác khả năng Triều Tiên thử hạt nhân

Thứ 2, 08/04/2013 | 20:01
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay (8/4) cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động của xe cộ và con người gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri được coi là một hoạt động bình thường, đồng thời bác bỏ những nghi ngờ rằng những động thái mới nhất là dấu hiệu của một vụ thử hạt nhân.

Triều Tiên có dấu hiệu sắp thử hạt nhân lần 4

Thứ 2, 08/04/2013 | 13:56
Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một cuộc thử hạt nhân lần 4, với những dấu hiệu cho thấy sự gia tăng hoạt động tại bãi thử chính.

Công bố vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:54
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tính đến thời điểm ngày 1.3, Mỹ có 1.654 đầu đạn hạt nhân, trong khi Nga có 1.480 đầu đạn.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.