Thượng đỉnh Mỹ-Pháp: Điều cả ông Biden và ông Macron đều muốn và cần

Thượng đỉnh Mỹ-Pháp: Điều cả ông Biden và ông Macron đều muốn và cần

Thứ 3, 29/11/2022 | 15:36
0
Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington, Tổng thống Pháp Macron mang theo một danh sách các mong muốn đối với Mỹ - đồng minh lâu năm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sắp lên đường tới Washington trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, đánh dấu sự hồi sinh của các hoạt động ngoại giao đã bị đình trệ vì đại dịch Covid-19.

Mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp có một khởi đầu khó khăn theo sau thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS với Australia. Nhưng nay tình hình đã thay đổi khi họ đứng về cùng một chiến tuyến trong phản ứng của phương Tây đối với xung đột Nga-Ukraine. Chuyến thăm này — bao gồm các cuộc đàm phán tại Phòng Bầu dục, bữa tối thịnh soạn, họp báo và hơn thế nữa — diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với cả hai nhà lãnh đạo.

Trọng tâm nghị sự

Theo các quan chức Mỹ và Pháp, hai vị Nguyên thủ Quốc gia sẽ có một chương trình nghị sự dài cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày 1/12 tại Nhà Trắng, bao gồm chương trình hạt nhân của Iran, phản ứng đối với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và những lo ngại ngày càng tăng về an ninh và ổn định ở khu vực Sahel của châu Phi.

Nhưng trọng tâm trong cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục của họ sẽ là xung đột Nga-Ukraine, khi cả ông Biden và ông Macron đều nỗ lực tìm cách duy trì hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev.

Thế giới - Thượng đỉnh Mỹ-Pháp: Điều cả ông Biden và ông Macron đều muốn và cần

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden sau bữa tối tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Elmau, Đức, ngày 26/6/2022. Ảnh: AP/Spectrum News

Tại Washington, Đảng Cộng hòa chuẩn bị nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ, nơi lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy tuyên bố rằng Đảng Cộng hòa sẽ không viết “tấm séc trắng” cho Ukraine nữa.

Bên kia Đại Tây Dương, những nỗ lực của ông Macron nhằm giữ cho châu Âu thống nhất sẽ được thử thách bằng chi phí ngày càng tăng trong việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đã kéo sang tháng thứ 10, và khi châu Âu phải vật lộn với việc giá năng lượng tăng cao có nguy cơ làm hỏng quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Nhưng có lẽ cấp bách hơn là vấn đề về Đạo luật giảm lạm phát (IRA) mà chính quyền Tổng thống Biden thông qua hồi tháng 8, bao gồm mức chi tiêu cao kỷ lục cho các sáng kiến khí hậu và năng lượng.

Các quốc gia sản xuất ô tô lớn như Pháp và Đức đang tức giận vì IRA. Họ lập luận rằng những ưu đãi cho giao dịch mua xe điện Mỹ sẽ khiến dòng chảy đầu tư thoát ra khỏi châu Âu hơn nữa.

Trong bối cảnh châu Âu ngày càng thất vọng rằng Mỹ đang thu lợi từ cuộc giao tranh trên “lục địa già” trong khi các đồng minh của họ đang gặp khó khăn, ông Macron đã cáo buộc Mỹ theo đuổi cách tiếp cận bảo hộ “hung hăng” và nói rằng giá khí đốt của Mỹ là không “thân thiện”.

Nếu vấn đề không được giải quyết thỏa đáng, một cuộc thương chiến xuyên Đại Tây Dương ít nhiều sẽ không thể tránh khỏi, gây rủi ro cho một cuộc chạy đua trợ cấp giữa châu Âu và Mỹ và các mức thuế “ăn miếng trả miếng”.

Dung hòa khác biệt

Ngoài việc điều chỉnh IRA để các nhà sản xuất châu Âu được hưởng lợi từ các đặc quyền giống như các nhà sản xuất Canada và Mexico, người Pháp cũng muốn chính quyền ông Biden gây áp lực buộc các công ty bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu phải giữ giá ở mức chấp nhận được và giúp người châu Âu chống chịu gánh nặng từ các biện pháp trừng phạt.

Điện Élysée tin rằng Tổng thống Mỹ có một số “lựa chọn” có thể thực hiện để hạ giá thành khí đốt. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có muốn nhượng bộ các yêu cầu của Pháp hay không.

Thế giới - Thượng đỉnh Mỹ-Pháp: Điều cả ông Biden và ông Macron đều muốn và cần (Hình 2).

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước cuộc hội đàm tại Đại sứ quán Pháp tại Vatican ở Rome, Italy, ngày 29/10/2021. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Pháp Macron dự kiến đến Washington vào tối ngày 29/11 để chuẩn bị cho một lịch trình dày đặc vào ngày hôm sau 30/11, bao gồm chuyến thăm trụ sở NASA với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, buổi nói chuyện với các quan chức Nhà Trắng về năng lượng hạt nhân, buổi lễ tại nghĩa trang quân đội Arlington, và bữa tối riêng với gia đình ông Biden.

Vào ngày 1/12, Tổng thống Pháp sẽ được chào đón chính thức tại Nhà Trắng bằng loạt đại bác và duyệt binh. Tiếp theo, hai nhà lãnh đạo sẽ hội đàm song phương, sau đó là cuộc họp báo chung và quốc yến.

Có rất nhiều điều mà hai Tổng thống sẽ đồng ý. “Ông Biden là một người theo chủ nghĩa quốc tế, ông ấy thích người châu Âu. Đã có một số căng thẳng với ông Macron, nhưng không có nhiều khác biệt trong quan điểm của họ về nhiều chủ đề”, bà Nicole Bacharan, nhà khoa học chính trị và tác giả người Mỹ gốc Pháp, cho biết.

“Tôi nghĩ chuyến thăm sẽ thành công vì cả hai đều muốn và cần nó. Ông Macron và ông Biden có thể hòa thuận. Đã có khoảnh khắc AUKUS xấu xí, nhưng xung đột Nga-Ukraine đã gắn kết họ lại với nhau”, bà nhận xét.

Minh Đức (Theo Politico.eu, AP)

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Mỹ, Trung Quốc đóng góp công bằng

Thứ 2, 07/11/2022 | 16:27
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều sẽ vắng mặt ở Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra trong 2 ngày 7-8/11.

Ông Macron: Pháp sẽ không trả đũa hạt nhân Nga vì vấn đề Ukraine

Thứ 5, 13/10/2022 | 12:23
Đây là lần đầu tiên ông chủ Điện Élysée thảo luận chi tiết về học thuyết răn đe hạt nhân của Pháp – cường quốc hạt nhân số 4 thế giới – liên quan đến Ukraine.

Tổng thống Pháp Macron sẽ có chuyến thăm Mỹ

Thứ 3, 27/09/2022 | 10:00
Sự kiện như một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Mỹ - Pháp đã khôi phục quỹ đạo vốn có sau những rạn nứt liên quan đến thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân.

TT Pháp Macron nói lời "chua cay" với Mỹ

Thứ 3, 28/08/2018 | 18:22
Trong bài phát biểu dài 90 phút tại hội nghị đại sứ thường niên ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tập trung vào một loạt các vấn đề liên quan tới tương lai Liên minh châu Âu (EU), quan hệ EU-Mỹ và Syria.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.