Thủy điện Mekong, phá rừng... sẽ làm mất mũi Cà Mau

Thủy điện Mekong, phá rừng... sẽ làm mất mũi Cà Mau

Thứ 4, 26/06/2013 | 15:24
0
Ông Nguyễn Xuân Hiền, viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nhìn nhận, người ta làm thủy điện nhỏ chủ yếu là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Trong các bài viết trước, dưới cái nhìn đa chiều và những phân tích sâu sắc của các nhà khoa học, chuyên gia về kinh tế, môi trường, đã dần lý giải vì sao nhà nhà làm thủy điện, người người trồng cao su, cà phê… tất cả cũng chỉ vì lợi ích từ việc phá rừng tận thu gỗ từ những công trình, dự án này.

Vì vậy mới xảy ra tình trạng công trình thủy điện kém chất lượng, chưa chạy máy đã sạt lở. Còn các dự án cao su, cà phê thì bị bỏ hoang, trồng xong không ai chăm sóc. Đơn giản vì việc tận thu gỗ rừng để lấy đất cho dự án đã giúp các nhà đầu tư thu hồi vốn và có lãi lớn.

Việt Nam Xanh - Thủy điện Mekong, phá rừng... sẽ làm mất mũi Cà Mau

Để xây dựng thủy điện Hương Sơn (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) hàng vạn cây rừng nguyên sinh đã bị đốn hạ cho tích nước lòng hồ và làm 21km đường vào công trình. 

Tình trạng chặt phá rừng còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, thiên tai, đặc biệt là thông tin mới đây cảnh báo về bán đảo Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới, trong đó có nguyên nhân từ phá rừng và làm thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Để hiểu cụ thể hơn, chúng tôi có trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hiền, viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam về vấn đề này.

PV: – Thưa ông, ông đánh gia thế nào về tác động của nạn chặt phá rừng, những dự án tận thu gỗ để làm thủy điện, trồng cao su, cà phê… ở thượng nguồn sông Mê Kông (Thượng Lào, Tây Nguyên) đối với hiện tượng sụt lún, lũ lụt ở Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung?

Ông Nguyễn Xuân Hiền: - Tác động của thủy điện là làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu, không bù đắp được phần lún sụt, sạt lở hằng năm. Phần thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã xây 4 đập thủy điện, và thời gian tới sẽ tiếp tục làm thêm 4 cái nữa trên dòng chính, trong khi lượng phù sa của sông này có 50-60% là từ Trung Quốc.

PV: - Còn tác động nào từ việc phá rừng, đặc biệt là tình trạng làm dự án thủy điện nhỏ và trồng cây công nghiệp?

Ông Nguyễn Xuân Hiền: - Thủy điện nhỏ chủ yếu là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Phá rừng làm lớp phủ bề mặt đất không còn nữa, mưa bao nhiêu bị rửa trôi bấy nhiêu, nhưng phần này không được đưa về hạ lưu mà bị các hồ chứa thủy điện giữ lại. Rồi không còn cây để giữ nước, gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… nước mưa không được giữ lại mà chảy hết ra biển, mùa mưa thì gây lũ khủng khiếp, mùa kiệt lại không còn nước, làm sa mạc hóa đất đai.

Nguồn nước của mình đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là mùa khô.

PV - Theo nghiên cứu với sự giúp đỡ của Na Uy mới đây, lượng nước ngầm ở Cà Mau sau khi được khai thác không được bù đắp, dẫn tới sụt lún, vậy việc phá rừng có ảnh hưởng gì tới điều này?

Ông Nguyễn Xuân Hiền:- Có chứ, nước ngầm tầng sâu chủ yếu được hình thành ở thượng lưu, sau đó chảy về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau, khi mà phá rừng làm nguồn nước ngầm bổ sung cho nước ngầm bị hạn chế, thì chắc chắn khu vực hạ lưu sẽ kiệt nước gây sụt, lún.

Thêm nữa, lượng nước ngọt vì dồn hết vào mùa lũ, còn mùa cạn thì nước đổ về tụt giảm mạnh, gây nên tình trạng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, nước nhiễm mặn này sau đó lại ngấm vào lòng đất, làm nguồn nước ngọt ở độ sâu 20-30 mét cũng bị nhiễm mặn.

Đấy là thực tế đáng báo động và chúng ta cần có hành động để bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên nước.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Đất Việt

Phá rừng - phá cuộc sống của chính mình

Thứ 5, 20/06/2013 | 11:53
250.000 hectar rừng rậm bị chặt hạ mỗi tuần. Hàng nghìn cây xanh bị de dọa khi con người xây dựng một sân golf...

Bảo vệ san hô bằng cách không phá rừng

Thứ 6, 07/06/2013 | 15:54
Bảo vệ rừng cũng sẽ có tác dụng bảo vệ các rặng san hô dưới biển, do việc làm này sẽ hạn chế khối lượng chất trầm tích đổ vào biển.

Phá rừng phòng hộ, 21 hộ dân bị phạt 1,5 tỷ đồng

Thứ 2, 13/05/2013 | 11:32
21 hộ dân ở xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) đã có hành vi phá rừng phòng hộ, gây thiệt hại với tổng diện tích hơn 122.000 m2.

Khởi tố vụ phá rừng Pơ mu tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Thứ 2, 06/05/2013 | 17:34
Sáng ngày 6/5, đại tá Bùi Đình Quang, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đã thay mặt ban chuyên án công bố Quyết định khởi tố vụ án: "Chặt phá rừng đặc dụng ở Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang".