Đằng sau tiết lộ 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng đối phó Triều Tiên

Đằng sau tiết lộ 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng đối phó Triều Tiên

Vũ Thu Hương
Chủ nhật, 05/11/2017 | 19:37
0
Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã gửi tới nghị sĩ nước này bản báo cáo trong đó nêu ra 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng để đối phó với mối đe dọa đang tăng từ Triều Tiên.

Duy trì hiện trạng

Theo Task and Purpose, quân đội Mỹ có thể tiếp tục các hoạt động và các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên trong khi bộ Ngoại giao Mỹ giải quyết các vấn đề liên  quan tới các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, cũng như các giải pháp ngoại giao.

Đây là phương pháp được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama dùng trong suốt 8 năm ông cầm quyền, nhằm hạn chế hậu quả. Phương án này giúp tình hình trên bán đảo Triều Tiên không bị leo thang thành một cuộc xung đột quân sự.

Quân sự - Đằng sau tiết lộ 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng đối phó Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cùng các nhân vật cấp cao của Bình Nhưỡng.  

Tuy nhiên, những người phản đối chính sách “kiên nhẫn chiến lược” mà ông Obama từng theo đuổi nhận định, phương án này đã nhiều năm thất bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên đạt được năng lực hạt nhân hoặc tạo ra các tên lửa tầm xa.

Cho đến nay, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã bổ sung chính sách này bằng cách triển khai nhiều tàu sân bay hơn và đôi khi đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Bình Nhưỡng bằng “lửa và sự giận dữ”.

Tăng cường vũ trang cho quân đội Mỹ tại khu vực

Các máy bay tiêm kích và các máy bay ném bom của Mỹ, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục tên lửa và thậm chí là các vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng có thể được triển khai tới Hàn Quốc và Nhật Bản thường xuyên hơn để đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực.

Trong khi đó, hiện diện hải quân và lực lượng trinh sát điện tử gia tăng tại khu vực sẽ giúp ngăn chặn các chuyến hàng tới Triều Tiên, mà từ đây có thể giúp Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình vũ khí.

Quân sự - Đằng sau tiết lộ 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng đối phó Triều Tiên (Hình 2).

Nhiều người hoài nghi về giải pháp tăng cường vũ trang cho quân đội Mỹ tại khu vực. 

Tuy nhiên, một số người bày tỏ sự hoài nghi về tính hiệu quả của phương án này vì e ngại Triều Tiên xem động thái trên là cớ để quốc gia bí ẩn tiếp tục chương trình phát triển vũ khí.

Bắn hạ tên lửa tầm trung và tầm xa của Triều Tiên

Mục tiêu của Mỹ là nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng như đóng băng chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Để đạt được mục tiêu đó, việc bắn hạ tên lửa của Triều Tiên được xem là một giải pháp.

Nếu Mỹ bắn hạ các tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ mất các dữ liệu thử nghiệm cần thiết để có được sự tự tin đối với kho tên lửa của mình. Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi các vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, như các tàu khu trục hải quân, phải liên tục hiện diện trong khu vực, hạn chế các nguồn lực sẵn có ở khu vực khác.

Dẫu vậy, Triều Tiên vẫn có thể thử các tên lửa tầm ngắn hơn, khiến các lực lượng Mỹ ở bán đảo Triều Tiên gặp nguy hiểm. Chưa kể, khó đoán được Bình Nhưỡng sẽ xử trí ra sao nếu các tên lửa của nước này bị bắn hạ.

Phá hủy các điểm bắn tên lửa của Triều Tiên

Với các cuộc không kích hạn chế và vài vụ phóng tên lửa Tomahawk của hải quân, quân đội Mỹ có thể sẽ phá hủy tất cả các bệ phóng tên lửa và nơi sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Quân sự - Đằng sau tiết lộ 7 giải pháp quân sự Mỹ có thể dùng đối phó Triều Tiên (Hình 3).

Mỹ có thể không nắm rõ toàn bộ cơ sở hạ tầng sản xuất tên lửa của Triều Tiên. 

Tuy nhiên, Mỹ có thể không nắm rõ toàn bộ cơ sở hạ tầng sản xuất tên lửa của Triều Tiên. Do đó có thể dễ dàng để sót một số địa điểm bí mật hoặc địa điểm dưới lòng đất.

Để đáp trả lại, Triều Tiên có thể triển khai toàn bộ lực lượng pháo binh nhằm vào các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc tại khu vực, hoặc phóng tên lửa hạt nhân nhằm vào Nhật Bản và Hàn Quốc.

Dùng vũ lực để phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Mỹ có thể dùng chiến dịch quân sự lớn hơn nhằm vào tất cả các cơ sở hạt nhân và tên lửa trên khắp Triều Tiên. Mỹ có thể huy động các lực lượng đặc nhiệm đổ bộ xuống biên giới để vô hiệu hóa các khu vực trọng yếu của Triều Tiên.

Song phương án này được cho là sẽ chỉ làm gia tăng nguy cơ thảm khốc đối với các đồng minh của Mỹ.

Thay đổi chế độ Triều Tiên

Phương án thay đổi chế độ ở Triều Tiên bằng vũ lực có thể sẽ diễn ra nhưng phương án này không hề đơn giản. Những người Triều Tiên khắc sâu các khẩu hiệu tuyên truyền sẽ tiếp tục chiến đấu, thậm chí là dữ dội.

Đây được đánh giá là phương thức nhiều rủi ro với các yếu tố khó đoán.

Rút lính Mỹ khỏi Hàn Quốc

Có ý kiến cho rằng, Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân đơn giản bởi vì Mỹ có binh lính tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu Mỹ rút quân, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ không cảm thấy bị áp lực. Điều này có thể dễ dàng khiến Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân.

Tuy nhiên, chẳng có gì đảm bảo nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ đàm phán sau khi giành được ưu thế so với Hàn Quốc. Thêm nữa, bản báo cáo cũng phân tích Mỹ nên chấm dứt việc triển khai quân đội hợp pháp tới Nhật Bản, Hàn Quốc với hy vọng rằng đổi lại, Triều Tiên sẽ chấm dứt phát triển vũ khí hạt nhân bất hợp pháp.

Mỗi phương án có những điểm mạnh, yếu riêng. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng các phương án quân sự không thể giải quyết được các vấn đề về chính trị. Có điều, trong trường hợp xấu nhất xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, nước Mỹ đã sẵn sàng ứng phó.

Xem thêm >> TT Trump: Washington coi Tokyo là "đồng minh quan trọng"

Triều Tiên nói không với Mỹ trong vấn đề hạt nhân

Chủ nhật, 05/11/2017 | 17:00
Bình Nhưỡng nói không phản đối đối thoại, nhưng sẽ không đưa chương trình hạt nhân bảo vệ đất nước lên bàn thương lượng với Mỹ.

TT Trump cân nhắc coi Triều Tiên là “quốc gia tài trợ khủng bố”

Thứ 6, 03/11/2017 | 11:59
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ McMaster cho hay, chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc việc coi Triều Tiên là “quốc gia tài trợ khủng bố”.
Cùng tác giả

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:37
Tại cuộc gặp với Cố vấn Anninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đánh giá cao Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng...
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.