“Tín đồ shopping” ôm nợ vì... mê công nghệ

“Tín đồ shopping” ôm nợ vì... mê công nghệ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
0
Sự đam mê các sản phẩm công nghệ mới dường như đã lên đến đỉnh điểm khi không ít người "phát cuồng" tìm mua, mặc dù nguồn tài chính hạn hẹp

Mỗi lần các loại sản phẩm như điện thoại hoặc máy tính bảng mới ra mắt trên thế giới thì ngay lập tức ở Việt Nam, các đại lý kinh doanh cũng vào cuộc chạy đua phân phối. Nhiều người sẵn sàng xếp hàng vài tiếng đồng hồ chỉ để hy vọng trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu chúng. Tuy nhiên, không ít các "tín đồ" của sản phẩm công nghệ thời thượng lại chỉ dùng đến 1/20 ứng dụng…

Pháp luật - “Tín đồ shopping” ôm nợ vì... mê công nghệ

Dòng người xếp hàng chờ mua iphone mới ra mắt

Sắm iphone, Ipad cho... vui

Còn nhớ không lâu, cộng đồng mạng từng xôn xao với hình ảnh một người phụ nữ trung niên bán trà đá dùng iphone. Có lẽ, đó chỉ là một trong số ít người chạy theo những sản phẩm thời thượng nhưng lại chỉ cần dùng hết 1/20 tính năng của sản phẩm. Đặc biệt, không ít trong số đó là người trẻ sẵn sàng "dạt vòm", vay nợ để có được các sản phẩm công nghệ mơi như S3, Ipad... chỉ để cho bằng bạn bằng bè.

Trường hợp của Nguyễn Thị H. (28 tuổi) nhân viên lễ tân của một công ty truyền thông tại Hà Nội, khiến bạn bè không khỏi ái ngại. Mỗi lần Apple chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm điện thoại lên đời là cô lại "đứng ngồi không yên". Tin tức về sản phẩm, hãng nào nhập sản phẩm, ngày nào ra mắt ở Việt Nam được cô cập nhật còn nhanh hơn các nhân viên điện tử viễn thông.

Chuyện đáng quan tâm vì thực tế lương của H. mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng, khéo chắt bóp mới đủ tiền ăn, tiền thuê nhà. Nhưng cô sẵn sàng đi vay tiền của đồng nghiệp chỉ để thỏa mãn đam mê có bằng được "quả táo cắn dở". Trong lúc chiếc iphone 4S của H. vẫn còn đang là mơ ước của không ít người thì H. sẵn sàng bán rẻ để tìm mua bằng được để nâng đời lên chiếc iphone 5!

Câu chuyện "đam mê" công nghệ với mục đích chỉ để oai với đời của ông Đặng Văn T. quản lý của một công ty nhà nước còn bi hài hơn. Ông T. (45 tuổi) nhưng lại rất "lười" trong việc tự xử lý các công việc bằng các tiện ích của công nghệ: Chưa từng tự đánh máy văn bản, chưa một lần trả lời thư điện tử. Ngay cả đến việc kiểm tra thư, ông cũng giao cho nhân viên. Địa chỉ mail, pass của ông T. đều do một tay nhân viên nắm giữ.

Thế nhưng, khoản "sính" công nghệ, độ "chịu chơi" của ông với các sản phẩm thời thượng lại khiến nhân viên phải sốc. Cách đây một năm, khi iphone 4S có mặt ở Việt Nam, nhân viên của ông phải đặt hàng trước cả tháng để sếp có iphone 4S ngay khi "quả táo cắn dở" được nhập về. Không chỉ sắm iphone, ông X. còn sở hữu một chiếc Ipad 32 Gb. Mỗi lần đi đâu, ông T. cũng mang theo chiếc Ipad rất sành điệu, nhưng ít ai biết rằng, ông chỉ dùng nó để chụp hình và đọc báo mà thôi.

"Dạt vòm" vì... không có iphone

Không vay nợ, cũng không tự làm ra tiền, nhưng các cô cậu "choai choai" lại có cả một "biển" đam mê với các sản phẩm có giá tính bằng con số hàng chục triệu. Họ sẵn sàng ra "yêu sách" với cha mẹ, thậm chí "dạt vòm" để có bằng được món đồ mình thích.

"Dạt vòm" là cách mà Nguyễn Xuân M. (học sinh lớp 12 Trường N.T.T, Hà Nội) chọn để được sở hữu chiếc iphone 4S. Sau hai ngày bỏ đi, cha mẹ M. cuống cuồng đi tìm thì được một người bạn của M. "phím" cho biết nguyên nhân là M. cảm thấy cha mẹ không yêu thương cậu vì không mua iphone 4S mà cậu thích!. Những bậc cha mẹ chỉ biết "khóc dở, mếu dở" với những "tối hậu thư" tiêu cực của các quý tử như M.

Đặc biệt, mới đây, chúng tôi đã được bác sỹ Nguyễn Thị Hương Xuân, nguyên Trưởng khoa Tâm thần Nhi (Khoa 3, Bệnh viện tâm thần Trung Ương I) kể về nhiều trường hợp bệnh nhân đến điều trị tại khoa tuổi đời còn rất trẻ. Đa số các trường hợp này là do những phản ứng với bố mẹ và do các em nghiện chơi game, đòi cha mẹ mua những điện thoại có ứng dụng cao. Ngay khi cha mẹ các em từ chối đòi hỏi, lập tức các em rơi vào tình trạng stress và mắc bệnh tâm thần, trầm cảm, không giao tiếp với những người xung quanh.

Chẳng hạn, bệnh nhân Nguyễn Văn N. ở Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng, có những biểu hiện rối loạn tâm thần. Bệnh nhân N. là học sinh một trường chuyên trong tỉnh. Em từng là một học sinh giỏi. Bố mẹ làm nghề buôn bán, nhưng rất quan tâm đến con cái. Nhà N. có ba chị em, đều học rất giỏi. Đầu năm học, bố cậu có nói chuyện và biết con trai thích điện thoại nên bố có mua cho một chiếc điện thoại. Một mình N. mày mò, cài đặt các chương trình game và tốn nhiều thời gian chơi. Bố cậu phát hiện con trai có nhiều biểu hiện chểnh mảng việc học nên đã tìm hiểu và biết được là do N. chơi game, nên N. đã bị bố mắng.

Do chưa bị bố mắng bao giờ, nên sau khi bị bố mắng, cậu đã mang cặp sách và lấy xe đạp đi xuống tận Từ Sơn (Bắc Ninh) và xin vào làm thợ tại một công trường xây dựng. Những người thợ làm ở đây sau một vài ngày biết N. còn là học sinh, nên đã khuyên giải và bắt xe cho cậu quay về Lạng Sơn. N. về nhà và bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Em không giao tiếp với bất cứ ai trong gia đình, thường xuyên bỏ bữa, có những biểu hiện hoảng loạn tâm thần.

Trao đổi với phóng viên, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - trưởng Phòng điều trị bệnh nhân tâm thần nam và điều trị nghiện chất (Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia) cho biết: "Giống như các loại nghiện, bệnh "nghiện mua sắm" được chia làm 4 cấp độ là: Cho vui, từng đợt, lạm dụng và nghiện.

Theo đó, hai cấp độ ban đầu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống, bởi nó chỉ là những hành vi bất ổn định của con người, chưa phải điều trị. Tuy nhiên, khi con người đã lạm dụng mua sắm, tức là "nghiện mua sắm" thì đó là bệnh và cần được chữa trị kịp thời. Với những người trẻ, nguyên nhân chủ yếu khiến họ mắc vào chứng bệnh này là vì tâm lý ham chơi, tò mò, thích ăn diện, sính hàng hiệu…".

Hệ lụy xấu cho xã hội

Theo một chuyên gia xã hội học, từ lâu "bệnh" hình thức, thích đánh bóng bản thân bằng các vật dụng bên ngoài đã được nhắc đến nhiều và là hệ lụy xấu cho xã hội. Điển hình như việc, sắmå siêu xe và các sản phẩm đắt tiền của nhiều người Việt Nam đang là biểu hiện của tình trạng đó...

Hoàng Mai - Ngân Giang


Cùng chuyên mục

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Nạo vét, tuồn cát ra ngoài tỉnh: Chủ tịch Bình Định chỉ đạo kiểm tra

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:53
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn kiểm tra, xử lý vụ việc Người Đưa Tin phản ánh.

Tp.HCM cảnh báo chiêu lừa dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Bên cạnh lưu ý người dân cảnh giác với các chiêu lừa đảo vào dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an Tp.HCM sẽ huy động 100% lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát.

An Giang: Khởi tố 2 cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:02
Cả 2 bị can là cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên cùng bị khởi tố để điều tra cùng về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hoãn xử vụ BV thẩm mỹ Nam An kiện Cty quản lý Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:32
Sau khi đặt nhiều cầu hỏi cho Công ty Sen Vàng, đại diện Bệnh viện thẩm mỹ Nam An đã đề nghị dừng xét xử và được tòa chấp nhận.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Bắt giữ tên trộm chém con trai chủ nhà

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:23
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà bố mẹ, trong lúc tri hô, con trai chủ nhà bất ngờ bị đối tượng cầm dao chém gần đứt khuỷu tay.

Bắt quản trị viên nhóm Facebook “Phố đèn đỏ...” chuyên môi giới mại dâm

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Vũ Thị Tuyết, quản trị viên của nhóm có tên “Phố đèn đỏ Hải Dương” trên Facebook với 2.200 thành viên, vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về hành vi môi giới mại dâm.

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.