Tin và tự tin

Tin và tự tin

Thứ 5, 13/06/2013 | 08:32
0
Hàng ngày, chúng ta vẫn rao giảng về cái gọi là suy thoái chất lượng đào tạo giáo dục của thế hệ sau. Nhưng, thử hỏi đã bao giờ chúng ta tạo cho giới trẻ một cuộc cạnh tranh thực sự trong chính bản thân họ, thay vì sử dụng họ nhỏ giọt, thay vì cứ muốn mình sẽ thành chuẩn mực vĩnh viễn theo một quan điểm sống không tưởng.

Mỗi mùa tuyển sinh qua đi, nỗi ám ảnh học thức lại gây "sốt" cho không ít bạn trẻ đang ở độ tuổi bước vào đời. Trong khi đó, ở phía ngược lại, là sự sửng sốt của những người đứng tuổi về sự hoành hành  của chữ nghĩa. Những anh đã "không may" thành kĩ sư, đã trót vào đại học để giờ đây, có tấm bằng chính quy trong tay mà chỉ ước mong được bình yên trước những sáng kiến của chữ nghĩa trong tương lai.

Nói như thế để thấy rằng, bằng cấp dường như đã thực sự "rẻ" đi trong đôi mắt mọi người không chỉ vì nó nhiều, nó thừa mà có lẽ còn vì dễ kiếm. Nhưng, ở một phía ngược lại, bằng cấp cũng đang bị chính những người sở hữu, quản lí và khai thác nó coi rẻ và để xuống cấp một danh xưng tri thức, hợp lý hoá một tài nguyên vô giá.

Xã hội - Tin và tự tin

Ngày nay, bằng cấp dường như đã thực sự rẻ đi trong con mắt của nhiều người. Ảnh minh họa.

Bắt đầu từ định kiến tuổi tác, định kiến về vốn kinh nghiệm theo kiểu lấy mấy chục năm quen tay để định giá một đồng nghiệp trẻ mới vào nghề. Bồ kinh nghiệm mà họ có được nhiều khi cũng chỉ hữu ích cho chính cái tầm và kiểu cách làm việc của họ lại được đem ra phán xét người khác. Chúng ta sai lầm khi cứ nghĩ rằng, lấy sự tích lũy của người này áp đặt sang cho người kia như một chân lí theo một tư duy hồn nhiên mà độc đoán: Đúng với anh ta thì sẽ đúng với bạn; Tôi đã làm được bằng cách của tôi thì anh phải chắp hai tay mà đón lấy như một ân huệ.

Tư duy theo kinh nghiệm chủ nghĩa là vậy nhưng với khoa học thì kinh nghiệm chỉ là thứ sách tham khảo không hơn, không kém. Bởi thế, sự áp đặt này với những thành viên mới của một cỗ máy hiện đại đang vận hành trở thành khiên cưỡng. Thế nhưng, chẳng bao lâu nó đã thành công vô hiệu hóa được sức sáng tạo của người trẻ - có bằng cấp - bằng những khuôn thước đã định.

Và thế là, đáng ra phải giúp người trẻ được học hành bài bản bay cao hơn thì bỗng dưng - theo cách tư duy này- chợt thấy đại học lại thua trung cấp, kĩ sư tu nghiệp nghiêm túc ở nước ngoài không chắc bằng người học trong nước, chính quy "gà" hơn tại chức. Không thể phủ nhận giá trị của những gì đã được vận dụng vào thực tế.

Nhưng không thể lấy kinh nghiệm ấy áp đặt đơn giản vào một trường hợp khác bởi tuy cùng chuyên môn nhưng ở mỗi thời điểm, người học lại được đào tạo bằng tư duy và định hướng khác nhau. Cách dùng người trẻ của các công sở lâu nay vẫn chưa thoát ra khỏi quy luật "điếu-đóm-trà-nước". Người trẻ vẫn đang khô cạn dần bầu nhiệt huyết chờ được vận dụng những tri thức mới trong một thời đại đòi hỏi công nghệ hiện đại và tư duy sáng tạo.

Hàng ngày, chúng ta vẫn rao giảng về cái gọi là suy thoái chất lượng đào tạo giáo dục của thế hệ sau. Nhưng, thử hỏi đã bao giờ chúng ta tạo cho giới trẻ một cuộc cạnh tranh thực sự trong chính bản thân họ, thay vì sử dụng họ nhỏ giọt, thay vì cứ muốn mình sẽ thành chuẩn mực vĩnh viễn theo một quan điểm sống không tưởng.

Đã thành một quy luật được tổng kết, nếu bạn tin người trẻ, hẳn người trẻ sẽ tự tin. Tôn trọng trao vào tay họ cơ hội, họ sẽ đáp lại bằng sự cố gắng thay vì kiểu ban ơn, bố thí rồi khi họ làm với một tinh thần không thật sự thoải lại lên tiếng dè bỉu họ, so sánh họ với thời trai trẻ của mình như để chứng minh không ai thay thế, dù mình đã già, đã cũ và đã lạc hậu.

Chúng ta vẫn mong hướng đến một nền kinh tế trí thức như là sự giàu có của trí tuệ, nhờ trí tuệ mang lại, sống dựa trên thành quả lao động và sáng tạo của trí tuệ. Vậy thì trước khi nghĩ đến những điều xa xôi về thành quả mà trí tuệ mang lại, hãy làm cho nó trở nên sung túc, giàu có bằng chính sự hiếu chuộng, cởi mở để tạo lập cơ sở cho một xã hội thực sự văn minh dựa trên nền tảng đề cao tri thức và trí tuệ.

Có những điều cha ông ta đã từng nếm trải, đề cập và truyền tụng lại như một kho tàng kinh nghiệm sống nhưng ta đã quên thì vẫn có cơ hội sửa sai mà gần nhất và nóng hổi nhất là việc trân trọng những gì mà chúng ta làm được và coi  đó là những nấc thang trí thức.

Rồi từ đó hãy sửa sang, bổ khuyết thiếu hụt để hoàn thiện những gì cần và đủ cho thế hệ tương lai, thế hệ sẽ làm nên những sự thật ở đời từ ước vọng của xã hội, của mỗi chúng ta ngày hôm nay.                      

Bảo Vy

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

SV đánh thầy giáo: Nỗi hổ thẹn của đạo đức học trò

Thứ 2, 10/06/2013 | 07:57
Nhiều nhà giáo dục cho rằng, tình trạng bạo lực học đường nói chung và đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên đang ở mức báo động.

'Nóng' chuyện đạo đức ngân hàng

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:46
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp như: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

Bí mật bẩn thỉu đánh gục chuẩn đạo đức xã hội

Thứ 7, 27/04/2013 | 13:22
Câu chuyện của ông Chase Kimball cũng giúp hé lộ những bí mật bẩn thỉu và hệ lụy chưa từng được cảnh báo từ việc hiến tặng tinh trùng vốn luôn được ca ngợi là nhân đạo và cao cả.