Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 07/09/2017 | 15:02
0
Trước sự yếu thế trông thấy của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Putin đang thể hiện rằng, chính Nga mới là nước sẽ đóng vai trò lớn trong việc xoa dịu khủng hoảng nơi đây.

Từ công khai đến hoạt động hậu trường

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau hôm 6/9 và có cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Hai bên đồng ý giải quyết căng thẳng trên bán đảo là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Theo Washington Post, cả hai mặt, công khai lẫn phía sau hậu trường, Moscow đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn cho bản thân trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở khu vực.

Tiêu điểm - Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau để bàn về vấn đề Triều Tiên.

Các quan chức và chuyên gia Mỹ cho rằng, nỗ lực trên của Tổng thống Vladimir Putin không phải xuất phát từ mối đe dọa an ninh đối với Moscow, mà mục đích chính là để tăng thêm uy tín, tạo thế cao hơn so với Washington trong các vấn đề quốc tế.

Thực tế đã cho thấy, Mỹ cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản đang tỏ ra bất lực, lúng túng trong việc kìm hãm chương trình hạt nhân của chính quyền Kim Jong-un.

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đang nhìn thấy việc tham gia ngày càng sâu rộng của Moscow trên phương diện ngoại giao.

Đối với chính quyền Trump, sự giúp đỡ chân thành của Nga trên bán đảo sẽ được hoan nghênh, nhưng cách làm của người Nga sẽ không khiến giới chính trị ở Washington vừa lòng.

“Họ muốn có ghế tại bàn đàm phán, có đòn bẩy cho một trong hai vai trò bảo vệ hoặc trung gian”, một quan chức chính quyền giấu tên nói với tờ Washington Post.

Trong những ngày qua, sự tham gia của Nga có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Trung Quốc, Tổng thống Putin đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại kế hoạch trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, sau vụ thử hạt nhân lần 6.

Ông Putin khẳng định, các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên là “vô dụng và không hiệu quả”.

“Người Triều Tiên thà ăn cỏ còn hơn là từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, trừ khi họ cảm thấy an toàn”, nhà lãnh đạo Nga nói.

Tiêu điểm - Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên (Hình 2).

Nga đã gửi lời mời đến nhà ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui.  

Bình luận của Tổng thống Putin thậm chí còn đi xa hơn so với Bắc Kinh, khi nước này chỉ nhận xét bằng thái độ nhẹ nhàng hơn rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ là “không thể chấp nhận”, nhưng vẫn đồng ý thảo luận nó tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Sự tham gia của Moscow vào ngoại giao hậu trường còn thể hiện ở chỗ, Chính phủ của ông Putin gần đây đã mời đại diện đặc biệt của bộ Ngoại giao Mỹ về chính sách Triều Tiên Joe Yun, đến Nga vào đầu tháng này, để có các cuộc đối thoại về khủng hoảng trên bán đảo.

Ông Yun ban đầu chấp nhận lời mời, nhưng chuyến thăm sau đó đã bị trì hoãn và chưa ấn định ngày tiếp tục.

Nga cũng mời Choe Son-hui, người đứng đầu Văn phòng Bắc Mỹ thuộc bộ Ngoại giao Triều Tiên đến thăm Nga vào cuối tháng, một quan chức Mỹ cho biết.

Mục đích lời mời được cho là tìm cách tháo gỡ vướng mắc nhằm nối lại đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Về phần mình, ông Putin đã gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại một cuộc họp ở Vladivostok.

Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết, khả năng đối thoại với chính quyền Kim Jong-un không phải giải pháp trên bàn hiện tại.

Thay vào đó, Nhà Trắng đang tập trung vào việc tăng áp lực đối với Triều Tiên và làm việc với Trung Quốc để thực hiện các nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an.

Ông Yun giữ liên lạc thường xuyên với Chính phủ Nga nhưng là trên danh nghĩa công việc. Tất nhiên, đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của Mỹ sẽ không mặn mà với việc giúp nâng cao vai trò ngoại giao của Nga.

Lá bài để mặc cả?

Quan điểm của Moscow trong giải quyết khủng hoảng Triều Tiên là hướng tới giải pháp “đóng băng kép”, trong đó kêu gọi Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân và tên lửa để đổi lấy việc dừng lại các cuộc tập trận quân sự thường niên Mỹ-Hàn.

Theo các chuyên gia Mỹ, đề xuất này cho thấy, Tổng thống Putin thực sự quan tâm sâu sắc không kém bất kỳ nước nào trong vấn đề Bình Nhưỡng, bởi điều đó giúp Nga tự khẳng định vị thế và đạt được đòn bẩy chống lại Washington.

Tiêu điểm - Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên (Hình 3).

Sự tham gia sâu hơn của Nga sẽ khiến bàn cờ ở vùng Đông Bắc Á thay đổi?

“Nó mang lại cho họ một cơ hội để góp phần làm suy yếu, hoặc phế bỏ chính sách đối ngoại của Mỹ”, ông Paul Saunders , Giám đốc điều hành của Trung tâm Lợi ích Quốc gia nhận định. “Quan điểm của Điện Kremlin cho phép họ thực hiện một cách tiếp cận "đủ gậy đủ cà rốt" cho Washington”.

Chuyên gia này nói thêm, nếu Nga có thể phát triển vị thế của mình như một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề Triều Tiên, Moscow có thể sử dụng nó như một con bài mặc cả trong nhiều lĩnh vực khác.

Mỹ và Nga có lợi ích chồng chéo nhau. Không bên nào muốn nhìn thấy chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, hay một Bình Nhưỡng tự tung tự tác đe dọa khu vực.

Tuy nhiên, một khi Nga vượt mặt Mỹ ở Đông Bắc Á và cùng bắt tay Trung Quốc thể hiện tầm ảnh hưởng ở nơi đây, nó sẽ mang lại sự chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền Trump với đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Phát ngôn đáng suy ngẫm của TT Putin về Triều Tiên khiến Mỹ giật mình

Thứ 4, 06/09/2017 | 15:18
Chỉ một câu nói, nhà lãnh đạo Nga đã chỉ rõ bản chất và sai lầm của người Mỹ từ bao lâu nay trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.