Tòa án độc lập, công lý được bảo vệ (1)

Tòa án độc lập, công lý được bảo vệ (1)

Thứ 2, 21/01/2013 | 15:10
0
Theo Hiến pháp 1992, Tòa án nhân dân là (TAND) cơ quan xét xử, nhưng chưa xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp độc lập .Cho đến nay, tòa án vẫn chưa là chỗ dựa vững chắc của người dân trong việc bảo vệ công lý. Do đó, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 cần khẳng định nguyên tắc độc lập của tòa án nhằm thực hiện được quyền tư pháp, phụng sự công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

> Quý vị luật sư gửi bài viết cho chuyên mục Luật sư, vui lòng gửi về email: luatsu@nguoiduatin.vn

Cơ quan tư pháp là cơ quan nào?

Pháp luật hiện nay quy định tổ chức hành nghề luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp.Hoạt động của luật sư là bổ trợ tư pháp nhằm“góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ bảo vệ các quyền tự do,dân chủ của công dân,bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,văn minh “ (Điều 3 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2012 )Trong khi đó một trong những bất cập của Hiến pháp 1992 đã được nhiều luật gia chỉ ra từ lâu,đó là chưa xác định rõ cơ quan tư nào là cơ quan tư pháp và các thiết chế đảm bảo thực hiện quyền tư pháp độc lập theo đúng nghĩa của nó (Cơ quan tư pháp bao gồm: TAND và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hay chỉ có TAND hoặc bao gồm các cơ quan TAND, VKSND, CAND, Thi hành án (THA)?

Luật sư - Tòa án độc lập, công lý được bảo vệ (1)

Đúng nghĩa nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán là gì?

Về vấn đề này, Nghị quyết 49/NQ ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 49/NQ ) đã nêu rõ: “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND ”là một trong những nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp".

Theo tôi, dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cần xác định: TAND là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp độc lập,thực hiện chức năng xét xử, bảo vệ công lý. Còn hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác (VKSND, CAND, THA)cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Luật sư, công chứng,thừa phát lại, giám định ),là cơ quan ,tổ chức nghề nghiệp bổ trợ cho hoạt động xét xử của TAND, có nhiệm vụ chung là góp phần bảo vệ công lý .Do đó, cần tách Chương VIII dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 thành hai chương riêng quy định về TAND và VKSND, bởi vì hai cơ quan này có chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động hoàn toàn khác nhau…

Tòa án phải thật sự độc lập, công lý mới thực thi

Theo Hiến pháp 1992, TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhà nước và lợi ích của tổ chức cá nhân.Nhưng thực tiễn xét xử của Tòa án chưa thật sự là chỗ dựa vững chắc cho người dân trong việc bảo vệ công lý - Một nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng không thể thiếu vắng trong nhà nước pháp quyền XHCN.

Nghị quyết số 49/NQ đã yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý,lẽ phải, lẽ công bằng “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người “Xây dựng nền tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…”.

Muốn công lý được thực thi thì Tòa án phải độc lập, kể hoạt động nghề nghiệp luật sư phải độc lập. TAND, mà trực tiếp thẩm phán phải độc lập, trong sạch,vững mạnh. Khi xét xử, thẩm phán là người đại diện công lý phải tôn trọng sự thật khách quan, không thiên vị, đảm nguyên tắc tranh tụng dân chủ giữa luật sư và VKS công khai tại phiên tòa. Vì vậy, tôi nhất trí cao với nội dung bổ sung nhiệm vụ quan trọng của Tòa án là bảo vệ công lý và bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được đảm bảo.

Điều 130 Hiến pháp 1992 quy định: Khi xét xử, thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật...”Không ai có quyền can thiệp vào công việc xét xử của Tòa án..”

Đây chỉ là quy định chung, chưa đảm bảo trong thực tiễn, bởi còn nhiều quy định không rõ ràng,làm hạn chế quyền độc lập của Tòa án, đặc biệt là sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử . Chẳng hạn: Hoạt động tổ chức của TAND theo tổ chức hành chính địa phương, chịu ảnh hưởng sức ép hoặc can thiệp của chính quyền, nhất khó khăn của thẩm phán trong xét xử án hành chính, quyền lợi hợp pháp của người dân chưa được đảm bảo; mô hình tố tụng thẩm vấn còn vấn đề, luật sư còn bị cản trở trong hoạt động tố tụng, sự tham tố tụng của luật sư và hội thẩm nhân dân còn mang tính hình thức. (Còn tiếp).

Bài chuyên mục Luật sư nhiều người đọc tuần qua:

> 4 dự luật bị dư luận ném đá trong năm 2012

> Đề xuất thí điểm thành lập khu đèn đỏ ở Việt Nam

> Cách chức cán bộ kiểu Nguyễn Bá Thanh

> Thanh tra 'làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng TP"

> Tìm LUẬT SƯ trên báo Người đưa tin.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hòa)

Người đưa tin Luật sư, diễn đàn bảo vệ pháp chế XHCN

Thứ 3, 19/02/2013 | 17:45
Báo Người đưa tin cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam, diễn đàn online chính thức của giới luật gia Việt Nam.Từ hôm nay, báo có chuyên mục Luật sư với tên gọi Người đưa tin Luật sư