Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines

Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:17
0
Theo tác giả Mark Valencia trên trang Japan Times, hội đồng trọng tài phân xử vụ kiện của Philippines về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc đang rơi vào thế khó xử về việc ra phán quyết. Vậy thế khó xử đó ra sao và Tòa án có thể sẽ ra phán quyết thế nào cho vụ kiện này?

Trong vài năm trở lại đây, Philippines và Trung Quốc trải qua một loạt cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm do tranh chấp chủ quyền giữa hai nước này trên Biển Đông. Ngày 22/1, ngày có thể coi là bước ngoặt về mặt chính trị của tranh chấp Biển Đông, Philippines cùng với sự ủng hộ ngầm của Mỹ, đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Liên Hợp Quốc. Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, quá trình pháp lý vẫn tiếp tục, một ủy ban trọng tài đã được chỉ định và triệu tập.

Tiêu điểm - Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về cuộc đối đầu hải quân giữa hai nước tại bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012.

Tuy nhiên, có thể tòa án sẽ phải mất hàng năm để đưa ra phán quyết và phán xét đó có thể chẳng giúp ích gì hoặc có thể là vô ích trong việc giải quyết tranh chấp.

Trong thế giới lí tưởng, phán xét của trọng tài sẽ chỉ dựa trên luật pháp và thực tế. Cả hai bên sẽ phải chấp nhận phán quyết đó và tiếp tục mối quan hệ song phương. Thế nhưng thế giới này không phải là lí tưởng. Trên thực tế, phán xét của Trọng tài sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật biển, đối với bản thân Luật biển và cả việc thực thi phán xét, mối quan hệ giữa các nước về Biển Đông cũng như quan hệ quốc tế.

Đây là một trong những vụ việc “khó xử” và dư luận cảm thấy thông cảm với các trọng tài bởi lẽ dù họ có thích hay không thì chính trị quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới vụ việc này. Trên thực tế, các trọng tài đang ở giữa “dòng nước xoáy” chính trị. Cho tới nay, một trọng tài – nhân vật rất có kinh nghiệm và năng lực trên trường quốc tế đồng thời là một chuyên gia về luật biển – đã rút lui với lí do “vợ ông là người Philippines”.

Một trong những lí do Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện là vào năm 1996 khi các nhà lãnh đạo nước này phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), họ đã mặc định – và rõ ràng là sự mặc định không đúng – rằng để tránh phải giải quyết tranh chấp của Luật biển nước này có thể sử dụng các cuộc thương lượng song phương và trong các cuộc thương lượng nó Trung Quốc có thể dùng biện pháp “ỷ mạnh hiếp yếu” giành lợi thế về mình. Vì thế, có lẽ Trung Quốc “bị giội gáo nước lạnh” và giận dữ khi Philippines đệ đơn kiện lên Tòa án quốc tế.

Tuy nhiên, có vẻ như dù cho trọng tài ra phán quyết ra sao, Trung Quốc sẽ không tuân thủ và phớt lờ bất kì hậu quả nào về mặt chính trị của hành động đó. Đây không phải lần đầu tiên một cường quốc từ chối tham gia vào tiến trình pháp lý của một vụ kiện quốc tế. Một ví dụ là vào năm 1984, Nicaragua đã kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Mỹ đã từ chối tham gia vào quá trình xét xử sau khi ICJ bác bỏ tuyên bố của Mỹ rằng tòa án này thiếu thẩm quyền xét xử vụ việc. Sau đó thông qua Hội đồng Bảo an, Mỹ phong tỏa việc thực thi phán xét của tòa và Nicaragua không nhận được khoản đền bù nào từ Mỹ.

Trong vụ kiện của Philippines, việc Trung Quốc từ chối tham gia và tuân thủ phán xét của tòa án có thể sẽ tổn hại tới uy tín và quyền lực của tòa án và luật pháp quốc tế nói chung. Hành động này của Trung Quốc cũng cho thấy nước này sẽ không để tâm tới các nước châu Á nhỏ.

Có một số phương án về phán xét của trọng tài và mỗi phương án đều có những hậu quả riêng. Trước tiên, hội đồng trọng tài phải ra quyết định xem họ có thẩm quyền phân xử vụ việc hay không. Những tiếng nói ủng hộ Trung Quốc cho rằng hội đồng trọng tài không có thẩm quyền và nội dung đơn kiện đưa ra những luận cứ sai và những vấn đề không thuộc tầm hiểu biết của hội đồng như vấn đề phân định ranh giới trên bỉên, vấn đề chủ quyền, những tuyên bố chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử và các hoạt động thi hành pháp luật.

Cũng theo những quan điểm ủng hộ Trung Quốc, Philippines đã không thực hiện nghĩa vụ của mình bằng con đường đàm phán song phương giống như yêu cầu của Tuyên bố ứng xử trên biển (DOC) mà cả hai bên đều nhất trí.

Những nhà phân tích ủng hộ Trung Quốc lập luận rằng nước này chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền với toàn bộ diện tích Biển Đông cũng như các khu vực nằm trong “bản đồ 9 đoạn” như cáo buộc của Philippines. Ngoài ra những người này cũng cho rằng “bản đồ 9 đoạn” là bản đồ được xây dựng dựa theo lịch sử và không chịu ảnh hưởng của Luật biển hiện nay.

Tiêu điểm - Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines (Hình 2).
Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau khi tàu hải quân Philippines rút khỏi bãi cạn này năm ngoái.

Nếu hội đồng trọng tài quyết định họ không có thẩm quyền thì những người theo chủ nghĩa thực tế sẽ reo mừng kết luận rằng “luật pháp quốc chính là công cụ của chính trị” và rằng luật pháp quốc tế được hình thành và thực hiện theo hướng có lợi cho các nước lớn. Quan trọng hơn là sau đó, các quốc gia tham gia nhỏ tranh chấp trên Biển Đông sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng mạnh và hung hăng hơn. Và giống như Philippines, các nước này sẽ có các biện pháp chính trị và thậm chí cả quân sự để tự vệ - ví dụ như tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Còn nếu hội đồng trọng tài khẳng định có thẩm quyền và đưa ra phán xét chống lại “đường 9 đoạn” của Trung Quốc thì đây có thể như “sự tự vẫn về thể chế”. Trung Quốc sẽ không tuân thủ theo phán xét của hội đồng trọng tài và bất ổn chính trị và luật pháp trên Biển Đông sẽ gia tăng đồng thời tăng nguy cơ xảy ra biến cố. Uy quyền và tính thực thi của cơ chế phân xử tranh chấp qua con đường trọng tài và thậm chí là bản thân Luật biển cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì thế hội đồng trọng tài sẽ rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Trong trường hợp này, rất có khả năng kết quả sẽ nằm giữa hai thái cực trên. Có thể hội đồng trọng tài sẽ quyết định họ có thẩm quyền và nhượng bộ, theo đó hội đồng sẽ công nhận rằng Trung Quốc có “quyền do lịch sử để lại” với một phần tài nguyên trên Biển Đông và Trung Quốc phải chia sẻ các nguồn tài nguyên này với Philippines (và bao hàm cả các quốc gia tranh chấp khác).  

Dư luận dự đoán hội đồng trọng tài sẽ phân xử theo hướng trên mặc dù lẽ dĩ nhiên tất cả tùy thuộc vào các trọng tài. Nếu họ nhất định đi theo con đường “pháp lý thuần túy” giống như “được ăn cả ngã về không” thì có thể họ sẽ chọn một trong 2 phương án cực đoan như trên.

Khi đó, người giành chiến thắng duy nhất trong vụ kiện này sẽ là công ty luật của Mỹ mà Philippines đã thuê làm đại diện cho mình trước tòa. 

Theo Infonet

Philippines: Chìm phà chở 700 người, ít nhất 17 người chết

Thứ 7, 17/08/2013 | 08:05
Đêm 16/8, một chiếc phà chở gần 700 người đã chìm gần cảng Cebu miền Trung Philippines sau khi va chạm với một tàu chở hàng, khiến ít nhất 17 người chết. Hàng trăm hành khách trên tàu đã được cứu sống.

Căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông, Philippines không sợ chiến tranh

Thứ 4, 14/08/2013 | 14:37
Tại buổi họp báo trước vòng đàm phán với Mỹ về việc mở rộng một thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng nước ông đeo đuổi hòa bình tại Đông Nam Á, nhưng sẽ không ngần ngại “tận dụng mọi nguồn lực,” và “kêu gọi mọi liên minh” để bảo vệ lãnh thổ.

Quân đội Mỹ nóng lòng 'tái xuất' tại Philippines

Thứ 2, 12/08/2013 | 14:28
Philippines và Mỹ chuẩn bị thương lượng nhằm cho phép quân đội Mỹ không chỉ tăng cường mà còn thường xuyên hiện diện tại quốc gia Đông Nam Á này, trong bối cảnh đang diễn ra những căng thẳng ở Biển Đông.

47 người Philippines mất tích trong siêu bão Utor

Thứ 2, 12/08/2013 | 11:17
Quan chức Philippines cho biết, siêu bão Utor gần phía đông bắc nước này đã khiến ít nhất 47 ngư dân mất tích và hơn 7.500 hành khách bị kẹt lại các bến tàu.

Philippines 'cậy nhờ' lính Mỹ trong tranh chấp Biển Đông

Thứ 6, 09/08/2013 | 13:32
Các quan chức Philippines cho biết nước này đang nỗ lực thực hiện nhiều cuộc đàm phán mới với Mỹ nhằm tăng cường hiện diện của Mỹ tại các cơ sở quân sự nước này khi căng thẳng tranh chấp tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ngày một leo thang.

Đài Loan-Philippines lắng dịu quanh vụ ngư dân bị bắn

Thứ 6, 09/08/2013 | 08:30
Các nhà điều tra Philippines đã đưa ra cáo buộc tội giết người hôm thứ Tư 7/8 đối với tám nhân viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines liên quan tới việc bắn chết một ngư dân Đài Loan.

Học giả TQ: Bắc Kinh đang 'tách' Việt Nam và Philippines ở Biển Đông?

Thứ 3, 24/09/2013 | 18:05
Khâu Chấn Hải - một nhà phân tích và bình luận thời sự khá có tiếng ở Trung Quốc nhận định rằng về mặt chiến lược, Bắc Kinh đang có ý đồ "lôi kéo" Việt Nam hòng cô lập Philippines ở Biển Đông.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.