Tội phạm, tham nhũng trong ngành ngân hàng ngày càng nghiêm trọng

Tội phạm, tham nhũng trong ngành ngân hàng ngày càng nghiêm trọng

Thứ 4, 24/07/2013 | 21:30
0
Thời gian gần đây tình hình tội phạm, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra thiệt hại ngày càng lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống nhân dân.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực trong việc phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ, việc vi phạm, thu hồi tài sản cho Nhà nước và nhân dân, nhưng hoạt động đó cũng chỉ là giải quyết hậu quả đã xảy ra.
Số lượng ngân hàng phát triển “nóng”
Ở Việt Nam hiện nay có 139 tổ chức tín dụng gồm các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, liên doanh, nước ngoài, ngân hàng chính sách, đầu tư phát triển… và 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, 1.085 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Mỗi ngân hàng đều thành lập các chi nhánh và các phòng giao dịch với số lượng từ vài chục đến hàng trăm, hàng nghìn đơn vị mạng lưới.
Kết quả hoạt động của các ngân hàng trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, đi cùng với đó, tình hình tội phạm gia tăng tại một số ngân hàng hiện rất đáng lo ngại khi mà người phạm tội chủ yếu là các cán bộ, nhân viên ngân hàng từ 30 vụ việc, vụ án nổi cộm xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, có liên quan đến hoạt động tại 15 ngân hàng trong thời gian gần đây mà cơ quan điều tra đã khởi tố cho thấy, trong số 117 bị can, có 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm tỷ lệ 69,2%). Số còn lại là các đối tượng ngoài ngành ngân hàng đã thông đồng cùng các cán bộ trong các ngân hàng phạm tội, thiệt hại ước tính ban đầu là 11.565 tỷ đồng, 8.000 USD và 3.370 lượng vàng. 
Bất động sản - Tội phạm, tham nhũng trong ngành ngân hàng ngày càng nghiêm trọng
Lĩnh vực ngân hàng luôn là “đích ngắm” của tội phạm. Ảnh minh họa
Trong số đó, có nhiều vụ án xảy ra với hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận như vụ án: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Cố ý làm trái,…” xảy ra tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh gây thiệt hại cho Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng; vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) với sự thông đồng, cấu kết của 19 doanh nghiệp, 82 cá nhân và 2 cán bộ Ngân hàng TMCP Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Nhà Bè tham gia, kết luận điều tra xác định các đối tượng đã chiếm đoạt 3.800 tỷ đồng.
Tiêu cực từ những “sân sau” của ngân hàng
Qua quá trình điều tra cho thấy, có 2 nhóm đối tượng phạm tội chính gồm: nhóm cán bộ ngân hàng và ngoài ngành ngân hàng. Những đối tượng này đã tạo dựng các hồ sơ, giấy tờ giả như sổ tiết kiệm khống, thậm chí dùng vàng giả đưa vào thế chấp để tham ô chiếm đoạt tiền của ngân hàng; giả mạo chữ ký khách hàng gửi tiền tiết kiệm để tham ô, lừa đảo; không hạch toán vào tài khoản của khách hàng mà hạch toán vào tài khoản của cá nhân, thông qua tài khoản chuyển tiền đi ngân hàng khác để rút tiền; sử dụng bút toán giả; thu tiền nợ vay không nhập quỹ; lập hồ sơ vay khống hoặc hồ sơ ghi tăng số tiền vay để rút tiền; không thẩm định hoặc cố tình thẩm định sai tài sản thế chấp…
Kết quả điều tra cũng cho thấy, cán bộ ngân hàng đã sử dụng các doanh nghiệp tư nhân “sân sau” để thực hiện các hành vi như tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức ngân hàng và Nhà nước. Điển hình như: Vụ án xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp, do Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty đã thông đồng với các đối tượng ở các công ty “người thân” nâng khống giá trị tài sản mua, cho thuê như việc thông đồng với Công ty Cát Long Hải nâng giá trị thiết bị lặn của công ty này từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng (gấp hơn 1.000 lần), sau đó mua lại và chuyển cho doanh nghiệp này thuê để rút ra số tiền 130 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân. Thiệt hại trong vụ án lên đến 4.689 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Bình, Vụ trưởng Vụ 1 Ban Nội chính Trung ương cho biết, một số Ngân hàng TMCP, các định chế tài chính, công ty quản lý quỹ, các tổ chức kinh tế lợi dụng việc thành lập các công ty “sân sau”, sử dụng các đòn bẩy tài chính, chuyển tiền, ủy thác đầu tư cho các doanh nghiệp, các cá nhân nhằm tăng trưởng quy mô giả tạo, tiếp tay cho hoạt động đầu cơ bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen, làm lũng đoạn thị trường 1, thị trường 2  trong suốt thời gian dài, đẩy lãi suất huy động lên quá cao, gây khó khăn cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân kinh tế.
Tình hình tội phạm trong lĩnh vực này nghiêm trọng như vậy, nhưng thực tế cho thấy hệ thống thanh tra ở đây dường như tê liệt. Qua các vụ án tham nhũng trong thời gian qua cho thấy, chỉ có 1 vụ được phát hiện từ hệ thống này, còn lại do đơn tố cáo và từ việc mở rộng điều tra.
Theo báo cáo của Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, Thanh tra Chính phủ cũng chưa phát hiện và thanh tra vụ, việc tham nhũng nào có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Ông Nguyễn Thế Bình cũng nhận định, các vụ vi phạm, tội phạm, tham nhũng có liên quan đến tín dụng, ngân hàng được phát hiện bởi các cơ quan này còn ít. Hầu hết các vụ vi phạm chỉ được phát hiện khi đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng, mặc dù các cơ quan điều tra tích cực điều tra, áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi lại tài sản đã bị chiếm đoạt nhưng kết quả hầu như không đáng kể. 
Để khắc phục được tình trạng này ông Bình cho rằng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cần tiếp tục đưa hoạt động tín dụng, ngân hàng thành một trong những lĩnh vực trọng tâm cần tập trung chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trong những năm tiếp theo; Tham gia sâu vào công tác phòng chống tham nhũng trong tái cấu trúc ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Rà soát cơ chế, chính sách tài chính ngân hàng trong thời gian qua còn nhiều kẽ hở, đặc biệt là việc quản lý dòng tiền trên thị trường.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép thành lập các ngân hàng thương mại nhỏ, kiểm soát, thanh tra toàn diện hoạt động của các ngân hàng là “sân sau” của các tổ chức, tập đoàn kinh tế chiếm phần vốn chi phối. Đồng thời, phải xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngân hàng để xảy ra tham nhũng. 
Theo Báo Công lý

Khó phát hiện vì người tham nhũng... có chức vụ

Thứ 6, 19/07/2013 | 13:56
Đa số các đại biểu bày tỏ sự không hài lòng đối với việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của các bộ ngành chức năng trong phiên giải trình tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hôm qua, 18.7.

5 tháng, ngân hàng tham nhũng 700 tỷ đồng và 561 lượng vàng

Thứ 2, 15/07/2013 | 10:21
Đó là số liệu do Thanh tra Chính phủ công bố về tình trạng tham nhũng trong ngành ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2013.
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.