Tội phạm & trách nhiệm của Nhà nước

Tội phạm & trách nhiệm của Nhà nước

Thứ 7, 05/01/2013 | 11:25
0

* Cập nhật nội dung chi tiết cuộc giao lưu trực tuyến ngày 21/12 về chủ đề 'Phòng chống, ngăn chặn tội phạm có tính chất dã man, rùng rợn hiện nay' do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin Mới tổ chức.

Luật sư - Tội phạm & trách nhiệm của Nhà nước

TS Trần Đình Triển (trái) và TS Trịnh Hòa Bình (giữa) trong buổi giao lưu trực tuyến hôm 21/12

Đoàn thể thanh niên cơ sở chẳng có vai trò gì

Tôi chả thấy cái hội phụ nữ phường là nó như thế nào, đoàn thanh niên nào cả nhưng khi con nhà ông bên cạnh, nó là con gái thi được giải nhất toàn quốc chẳng hạn, thế là ngày mai đã báo cáo ra ra rả là phường tôi có gia đình chị này có con như thế này. Còn gia đình người ta sống như thế nào, trách nhiệm như thế nào, thậm chí đánh nhau lên báo rồi, báo lên chi hội rồi nhưng cũng chỉ nói chưa đến mức gãy chân, gãy tay để mà phải xử lí. 

Chúng ta thấy rằng, ngày xưa, như thời chúng tôi, ở trường họp ở trường, về nhà họp ở nhà, ai có vi phạm gì là đưa ra kiểm điểm. Đến bây giờ, tôi thấy các đoàn thể thanh niên cấp cơ sở không có một vai trò nào cả và góp phần vào đâu mà chỉ có thành tích và rồi báo cáo. Và như vậy, tôi cho rằng, trách nhiệm là của xã hội, tức là nguyên nhân là từ gia đình và nguyên nhân từ xã hội, từ giáo dục, từ các tổ chức đoàn thể. 

Ban hành pháp luật bất cập

Còn một nguyên nhân nữa là trách nhiệm của nhà nước, tôi cho đây là vấn đề quan trọng. Chức năng của nhà nước là gì trong phòng chống tội phạm? Một, là ban hành pháp luật, tôi cho rằng pháp luật của chúng ta là chưa nghiêm. Ví dụ trong chương X của Bộ luật Hình sự, nói về việc tuổi vị thành niên phạm tội nhưng không có loại trừ, đáng ra người ta đi học, tuổi 18 tuổi là tuổi trí tuệ chưa phát triển được hưởng chính sách này. Nó nằm trong chính sách giáo dục, thế nhưng ngược trở lại để phòng chống tội phạm thì cũng phải có loại trừ. 

Ví dụ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, anh phạm tội là không phải tử hình, không phải tù chung thân mà tối đa chỉ 18 năm tù nhưng phải có loại trừ, trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia, trừ tội giết người, trừ tội cướp. Nó phải có loại trừ chứ không thể đánh đồng tất cả để dẫn đến trường hợp giống vụ án của Lê Văn Luyện. Tôi đã trả lời trên các cơ quan thông tin và tôi là người trả lời đầu tiên phản đối. 

Tại sao lại chỉ 18 năm tù, vì luật đã như vậy thì phải xử như vậy. Dân rất mong muốn tử hình nhưng chính trong luật của chúng ta nó có những điều bất cập. Tình trạng vừa qua mà tôi cho rằng tính chất rất dã man là đòi nợ thuê, một trong những nguyên nhân đó là vừa qua chúng ta sửa luật của Bộ luật Hình sự, bỏ mức án tử hình của tội lừa đảo. Trong xã hội, nhiều khi bị tù chung thân, người ta ngồi 12 năm về thì thành ra người bị lừa, bị bán nước, người lừa 12 năm ăn sung mặc sướng về đi xe Mẹc. Luật pháp nó như vậy, rõ ràng dẫn đến người ta phải hành xử với nhau bằng những giải pháp đó. Hiện nay, pháp luật đang bất cập với thực tiễn. 

Luật sư mà còn 'hoa mắt' vì luật 

Nguyên nhân nữa là vướng mắc khi triển khai thực hiện pháp luật. Tôi nói lại với các anh các chị rằng, không phải chỉ nói về mặt hình sự, luật lệ. Chúng ta chồng chéo vì chúng ta ban hành quá nhiều, chúng tôi là luật sư mà còn hoa cả mắt, 6 tháng mà không truy cập đã là lạc hậu rồi thì tôi hỏi rằng dân làm sao mà hiểu được pháp luật để mà chấp hành. Trách nhiệm của nhà nước là triển khai thực hiện pháp luật, phổ biến pháp luật đến từng người dân, cái đó cũng bất cập. 

Chức năng thứ ba của nhà nước là kiểm tra vi phạm và xử lí vi phạm, tổ chức triển khai phòng chống tội phạm. Tôi cho rằng có thành tích của các cơ quan công an phòng chống tội phạm trong những năm qua. Đó là thành tích lớn nhưng chưa đủ và trách nhiệm này cũng không thể đổ lỗi cho cơ quan công an, tòa án hay viện kiểm sát nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của chúng ta còn chưa triệt để và khi nào nó bung ra hết rồi thì mới triển khai. 

Tôi ví dụ trường hợp cướp dã man ở TP Hồ Chí Minh vừa qua, việc này xảy ra rất lâu rồi, chỉ bây giờ báo chí mới lên tiếng dữ dội nhưng thực ra nó cứ âm ỉ như vậy và hoạt động từ lâu. Chúng ta đấu tranh không triệt để dẫn đến là đằng anh đi trước đằng em đi sau và để đến một lúc nào đó, sử dụng tổng lực lượng để truy quét. Đấy là một việc mà khi nào người dân quá khổ rồi mới làm. Rõ ràng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của chúng ta trong thời gian qua không triệt để. 

Oan sai, để người phạm tội nhởn nhơ ngoài xã hội

Hơn nữa, cơ quan pháp luật xử lí không nhanh, rất nhiều vụ án xử oan sai, cùng tính chất như nhau có thể xử sang tội giết người, có thể bằng mọi lí do nào đó chuyển sang tội che giấu tội phạm mà mức hình phạt khác nhau. 

Tôi lấy ví dụ cái vụ án ở số 2 Bích Câu (Hà Nội) cách đây 3 năm là 2 nhóm hát karaoke mà đâm chém nhau, đâm chém tới 5 giờ sáng. Một người chủ cầm dao đi từ đầu tới cuối như thế mà chỉ xử tội che giấu tội phạm, nghe được không? Ba cô bé ở đấy thì có một cô sinh năm 93, 15 - 16 tuổi, cái cô cầm điện thoại hỏi xem nhóm kia đang ở đâu thì cô bị xử 9 năm tù giam mà lại tuổi vị thành niên, ngược lại còn bị tâm thần. Còn người cầm đầu của nhóm, gọi mấy cô này, bảo mấy cô này gọi điện đi, tức là bảo cô bé gọi điện. Người bảo cô bé này gọi thì lại hợp pháp, không có tội. 

Cách ta xử lí như vậy và vụ án giữa thanh thiên bạch nhật kéo dài 3 năm đến nay các đối tượng chính đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. 

Tôi nói, những người như vậy, hát karaoke với nhau mà chỉ cần gọi điện cho nhau mà cầm cả cái dao mã tấu dài để đâm chém nhau mà đang sống nhởn nhơ ngoài xã hội, không bắt triệt để, không có kế hoạch triệt để, đưa ra một cái lệnh truy nã rồi bỏ đó. Chán lắm.

Cái nữa là trong việc chúng ta cải tạo, chúng ta làm không nghiêm, công tác cải tạo ở các trại chủ yếu là để giáo dục, mà tôi cho rằng chúng ta giáo dục thì ít mà chúng ta bắt người ta lao động là chính, vào đấy không phải là ta lấy sức lao động của họ mà anh phải làm thế nào để tổ chức cuộc sống, tuyên truyền pháp luật, thậm chí đưa anh đi làm những việc từ thiện, đi thăm một đứa bé bị tàn tật để kêu gọi lòng tình thương giữa con người với con người. Đấy mới là giáo dục tội phạm. 

Nhưng giáo dục tội phạm vào đó cứ công việc như vậy thì ngày mai, thậm chí có những sự tiêu cực, đáng ra phải ở 10 năm nhưng chỉ 5, 6 năm thôi rồi ra dẫn đến là lại tái phạm nghiêm trọng liên tục, vừa ra trại đã tái phạm. 

Đấy là vấn đề phòng chống tội phạm. 

Nguoiduatin.vn tiếp tục cập nhật chi tiết nội dung trả lời của TS Trần Đình Triển, TS Trịnh Hòa Bình, nữ nhà văn Di Li trên các bản tin tiếp theo.

Tòa soạn kính mời quý vị luật sư, luật gia trên cả nước có thể tham gia thảo luận chủ đề này. Bài viết xin gửi về email: luatsu@nguoiduatin.vn.

Người đưa tin Luật sư, diễn đàn bảo vệ pháp chế XHCN

Thứ 3, 19/02/2013 | 17:45
Báo Người đưa tin cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam, diễn đàn online chính thức của giới luật gia Việt Nam.Từ hôm nay, báo có chuyên mục Luật sư với tên gọi Người đưa tin Luật sư

Trường đại học luật nước Mỹ thăm báo Người đưa tin

Thứ 6, 04/01/2013 | 22:37
Sáng 4/1/2013 tại Hà Nội, ĐH Luật John Marshall (The John Marshall Law School) của Mỹ đã thăm và giao lưu với báo điện tử Người đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam.

Lý do của tội phạm dã man qua góc nhìn luật sư

Thứ 6, 04/01/2013 | 10:31
Gia đình nghèo, bố mẹ không hạnh phúc, bất công xã hội, tổ chức xã hội 'mang tính hình thức' là nguyên nhân sinh ra tội phạm hiện nay, theo tiến sỹ luật Trần Đình Triển.

“Gia đình bỏ rơi là nguyên nhân chủ yếu của tội phạm trẻ em’

Thứ 5, 03/01/2013 | 17:51
Luật sư Trần Đình Triển: Sống mà đi ra đường bình yên, vui chơi bình yên, làm việc bình yên, đêm ngủ ngon lành thì đấy mới là một nhà nước hoàn thiện.