TP.HCM xin cơ chế riêng cho giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu?

TP.HCM xin cơ chế riêng cho giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu?

Hà Công Luân
Thứ 2, 11/09/2017 | 08:00
1
Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc TP.HCM xin cơ chế riêng với ngành Giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu cho các địa phương khác trên cả nước.

Mong muốn được tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa (SGK) riêng được nhen nhóm từ lâu và mới đây, TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận một cơ chế riêng cho ngành Giáo dục địa phương.

Tuy nhiên, việc này đã vấp phải không ít phản đối của các chuyên gia giáo dục. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Xã hội - TP.HCM xin cơ chế riêng cho giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu?

Ông Lê Như Tiến.

PV: Thưa ông, là một người luôn quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, ông suy nghĩ thế nào khi TP.HCM xin riêng một cơ chế đặc thù cho ngành Giáo dục, bao gồm hai phần chính là xây dựng bộ SGK riêng và tăng quyền cho hiệu trưởng, các trường được tự chủ về tài chính và nhân sự?

Ông Lê Như Tiến: Cơ chế đặc thù trong lĩnh vực GD&ĐT TP.HCM đề xuất bao gồm nhiều nội dung. Trong đó, ý tưởng xuyên suốt chính là sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Tôi thấy quyền tự chủ của giáo dục đã được luật quy định. Nhưng luật cũng quy định giáo dục là sự thống nhất chung của cả nước, nếu như mỗi sở, ngành tại các địa phương đều xin cơ chế riêng, xây dựng bộ SGK riêng thì sẽ vỡ tính thống nhất.

Có thể, trong bộ SGK chung của cả nước sẽ có một số tiết học đặc thù riêng để dạy cho học sinh những kiến thức lịch sử, địa lý của địa phương mình. Nhưng nếu xây dựng một bộ sách riêng không thể được, vì SGK là của toàn quốc. Nếu như có bộ riêng, các em từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ không học được, không theo được.

Còn về việc hiệu trưởng được tăng thêm quyền, tôi cho rằng có những ưu điểm. Tuy nhiên, cơ quan cấp trên của hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, thậm chí tiền kiểm và hậu kiểm. Tự chủ giáo dục là hợp lý, tại một số nước tôi thấy tạo sự tự chủ rất cao. Nhưng tự chủ phải trong sự kiểm soát.

PV: Ông có đề cập một số tiết học mang tính đặc thù riêng cho địa phương. Ông có thể nói rõ hơn ý kiến của mình?

Ông Lê Như Tiến: Giáo dục là sự thống nhất toàn quốc, nhưng tôi nghĩ có phần cứng cũng nên có phần mềm. Tất cả các môn học cần có sự thống nhất, nhưng mỗi địa phương có đặc điểm địa lý, lịch sử khác nhau. Đặc điểm địa lý Việt Nam rất phong phú, nơi là miền núi, nơi miền biển, hải đảo..., mỗi tỉnh dành một chút thời gian học cho đặc điểm địa phương cũng là tốt. Không nên cứng nhắc tất cả các tỉnh phải học như nhau nên tôi nghĩ với 2 môn Địa lý và Lịch sử, để theo tỷ lệ 85% chung, 15% đặc thù của địa phương là hợp lý.

Cụ thể, Tây Nguyên là vùng phát triển mạnh cây cao su hay cà phê, hạt tiêu thì không thể mãi dạy về lúa nước của đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển nếu tăng được thời lượng giáo dục về gìn giữ biển đảo và quê hương thì rất tốt.

Nhưng tôi vẫn phải khẳng định, cá nhân tôi không đồng tình với việc mỗi tỉnh có một bộ SGK riêng. Vì SGK là do bộ GD&ĐT soạn thảo giúp Chính phủ xây dựng bộ chung của cả nước.

PV: Việc một địa phương xây dựng bộ SGK riêng, cơ chế riêng liệu có công bằng với các địa phương khác?

Ông Lê Như Tiến: Chắc chắn là sẽ không công bằng. Để đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước như ngày hôm nay, mỗi địa phương đều có công sức rất lớn. Tôi lấy ví dụ, tỉnh Bắc Ninh là một địa danh nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ, con người cũng rất hào hoa nhưng chẳng lẽ tỉnh này cũng cần một chương trình - SGK riêng? Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, chẳng có lý gì lại không được coi là đặc thù? TP.Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.Đà Nẵng... đều là những thành phố lớn, họ cũng có lý do xin cơ chế đặc thù. Cứ như vậy không cẩn thận sẽ lạm phát cơ chế đặc thù, phá vỡ tính thống nhất trên toàn quốc.

PV: Khi xin cơ chế đặc thù, lãnh đạo TP.HCM ngoài việc đưa ra nhiều lý do cũng kèm theo những lời hứa khi thực hiện. Nhưng giáo dục có phải chỉ là việc của những lời hứa?

Ông Lê Như Tiến: Cơ chế đặc thù nói cho đúng bản chất là thực hiện khác với pháp luật thông thường. Và khi đã “đặc thù” cũng có nghĩa là quyền của những người lãnh đạo tại địa phương đó lớn hơn so với những người khác ở vị trí tương đồng thuộc các tỉnh còn lại. Nhưng xin hỏi, việc chịu trách nhiệm thế nào, hay rồi sẽ hòa cả làng, lại rút kinh nghiệm?

Giáo dục có sự ảnh hưởng rất lớn, tác động tới hàng triệu học sinh. Để nhìn thấy được kết quả, ít nhất cũng phải 3 năm, 5 năm, thậm chí lâu hơn nữa, chứ không phải chỉ diễn ra vài tháng. Đó là vấn đề liên quan trực tiếp tới con người, không thể chỉ tuyên bố chịu trách nhiệm là xong. Ngân sách cho một chương trình giáo dục mới sẽ là rất lớn và TP.HCM phải tính toán đường dài chứ không thể thực hiện thí điểm một vài năm không thành công rồi quay lại quy định cũ.

PV: Việc một địa phương được nhiều cơ chế tự chủ, nếu không thanh tra, giám sát tốt thì hệ quả sẽ rất lớn?

Ông Lê Như Tiến: Được giao quyền tự chủ là lợi thế nhưng nếu không thanh tra, giám sát tốt, nó sẽ là con dao hai lưỡi đối với ngành Giáo dục. Lúc ấy, người thiệt thòi cuối cùng vẫn là học sinh, giáo viên. Tôi nghĩ việc này chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tạo cơ chế cho TP.HCM để không ảnh hưởng tới kinh tế và tính thống nhất.

PV: Xin cảm ơn ông!

Giáo dục có phải là một loại hình dịch vụ?

Thứ 4, 06/09/2017 | 05:00
Gần đây, có hiện tượng các phụ huynh có ý săm soi xem giáo viên phạm lỗi gì để tung lên mạng. Rất nhiều người tìm cách chứng minh rằng: Giáo dục là một loại hình dịch vụ.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Đề xuất điện tự sản, tự tiêu hòa lưới vẫn có giá 0 đồng

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:24
Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) lần 2 vẫn giữ quy định, tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì ghi nhận giá 0 đồng.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Bình Định muốn đi đầu phải đi đầu về cái mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:06
Bình Định muốn đi đầu thì phải đi đầu về cái mới, xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, hiện đại hoá

Tuyên bố bất ngờ của Lầu Năm Góc về nguy cơ leo thang ở Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:11
Bình luận của Tướng CQ Brown được đưa ra khi ông đề cập đến khả năng chuyển giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS từ Mỹ cho Ukraine.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:05
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nếu được đầu tư xây dựng kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ.

Ban quản lý dự án Giao thông Quảng Ngãi có giám đốc mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:48
Sáng 29/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ công bố quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh.