Trận huyết chiến giữa voi chiến binh và hổ dữ trên đấu trường Huế

Trận huyết chiến giữa voi chiến binh và hổ dữ trên đấu trường Huế

Thứ 7, 30/11/2013 | 12:27
0
Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn.

Tượng binh (voi chiến) là một lực lượng đặc biệt, hiếm khi sử dụng trong các trận chiến nhưng một khi đã sử dụng thường rất hiệu quả. Những đội Tượng binh thực sự rất mạnh mẽ, được xem là những "cỗ xe tăng" càn quét mọi chiến trường... Để xây dựng được một đội tượng binh hùng mạnh có nhiều phương pháp, nhưng cái cách mà nhà Nguyễn sử dụng để huấn luyện voi chiến đã khiến cho cả thế giới phải ngả mũ kính phục.

Chiến thần hay những “cỗ xe tăng” cổ đại

Tượng binh là một lực lượng đặc biệt, có sức công phá vô cùng khủng khiếp trên chiến trường, tuy nhiên không phải trận chiến nào cũng thích hợp sử dụng tượng binh. Tượng binh chỉ thích hợp khi đối mặt với một lực lượng đông đảo quân địch ở vị trí thoáng rộng hơn là đuổi theo những tên lính lẻ tẻ ở nơi có địa hình phức tạp. Voi chiến rất khỏe và hung dữ, chỉ cần dùng thân hình khổng lồ của mình càn qua giẫm đạp là có thể phá vỡ bất kỳ đội hình hay thế trận tác chiến nào. Da voi cũng đủ dày để chống lại các loại cung tên, giáo mác nếu lực đâm không quá mạnh. Đối mặt với tượng binh thì hầu hết các đạo quân đều mất hết sỹ khí, tinh thần và nhanh chóng rơi vào tình trạng hoảng sợ.

Ở Việt Nam, Tượng binh không phải cánh quân chủ lực của Đại Việt nhưng thực tế cho thấy voi đã được huấn luyện và sử dụng chiến đấu ở nước ta ít nhất là từ thời Hai Bà Trưng (khoảng năm 40 sau công nguyên). Những năm sau đó, voi chiến đã thể hiện ưu thế khi đối đầu với kỵ binh Mông Cổ và những đạo quân khác. Đặc biệt, vào thế kỷ 17, riêng chuồng voi ở kinh đô Thăng Long có trên 200 con. Nếu tổng huy động voi chiến trên toàn quốc có thể lên đến 2.000 con voi trận cho một trận chiến.

Đây là một lực lượng hùng mạnh và ghê gớm, có khả năng phá vỡ trận địa quân địch trên phạm vi rộng, gây kinh hoàng trong hàng ngũ địch. Trong những trận chiến của vị tướng vĩ đại Quang Trung, đại pháo đã được đặt trên lưng voi chiến và biến nó thành một chiếc xe tăng đúng nghĩa, điển hình là trận đánh thành Ngọc Hồi làm quân Mãn Thanh phải kinh hoàng khiếp đảm.

Xã hội - Trận huyết chiến giữa voi chiến binh và hổ dữ trên đấu trường Huế

Đội tượng binh của nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu.

Khi hình thái chiến tranh hiện đại bắt đầu, voi chiến trở nên lỗi thời trước sức mạnh của đại bác. Tuy nhiên, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục huấn luyện voi chiến trong đội cấm binh của quân đội. Các vua Triều Nguyễn cũng được xem là những tín đồ "sùng" voi chiến bậc nhất. Bằng chứng là không chỉ dành nhiều "ưu ái" cho voi trên chiến trường mà ngay sau khi thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã cho xây dựng Long Châu Miếu (hay còn gọi là Điện Voi Ré) để thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong đội tượng binh nhà Nguyễn.

Đây là những con voi đã từng "vào sinh, ra tử" lập nhiều công lớn giúp vua Gia Long thống nhất đất nước. Hiện nay, vẫn còn có bốn bài vị đề tên và tước hiệu được vua Gia Long phong cho bốn con voi lập nhiều công trạng gồm: Đô Đốc Hùng Tượng Ré; Đô Đốc Hùng Tượng Bích; Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ và Đô Đốc Hùng Tượng Bôn được đặt trong miếu Long Châu.

Những cuộc săn lùng “chúa tể rừng xanh”

Các triều đại nhà Nguyễn đã tốn không ít công sức và tiền của, thậm chí đổi cả bằng máu để xây dựng nên một đội tượng binh hùng mạnh, thiện chiến bậc nhất trong lịch sử. Một trong những chính sách mà triều Nguyễn áp dụng thành công nhất, đó chính là dùng tiền làm "hoa mắt" các phường thợ săn, khiến họ bất chấp hiểm nguy quyết chí "bán mạng" vào rừng săn hổ dữ về dâng lên vua lĩnh tiền thưởng. Để hợp thức hoá kế hoạch này, nhà Nguyễn đã khéo léo lồng ghép việc này vào chính sách ban thưởng cho quân, dân diệt trừ được nạn thú dữ.

Chuyện ban thưởng cho những quân dân diệt trừ được thú dữ có từ thời vua Gia Long. Năm 1804, năm Gia Long thứ ba, trước nạn thú dữ hoành hành ở nhiều địa phương, vua ban lệ cho các thành, doanh, trấn, đạo, đặc biệt lưu ý đến phàm dân ở chân núi có ác thú ra sức đặt bẫy bắt hổ dữ mỗi con được thưởng 30 quan tiền.

Đến triều Minh Mạng, mức thưởng cho những ai diệt được hổ được triều đình gia tăng, chỉ riêng số tiền thưởng cho mỗi đuôi hổ đã là 10 quan. Tuy nhiên, thấy việc kêu gọi nhân dân săn bắt hổ không mấy hiệu quả nên vua Minh Mạng đưa ra quyết sách thứ hai: "Vì dân trừ hại là trách nhiệm của quan binh". Trên cơ sở đó, vua ban dụ cho khắp Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát các trực tỉnh nếu nghe hạt mình có tin báo về hổ làm hại phải đem binh săn bắt hoặc phái một viên quản vệ quản cơ đến hiệp đồng với viên phủ huyện sở tại đặt cách săn hổ.

Trước nghiêm lệnh ấy của đấng chí tôn, phong trào diệt thú dữ diễn ra rộng khắp địa phương nên từ năm Minh Mạng thứ 9 đến năm thứ 19 (1838), nạn thú dữ càn quấy tạm lắng, thiên tử chẳng phải nhọc tâm ban chỉ dụ kêu gọi, đốc thúc quan binh phải nỗ lực tiêu diệt thú hoang hung dữ như mọi năm. Thế nhưng đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tình hình nghiêm trọng trở lại và vua Minh Mạng lại ban dụ lệnh cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát ở các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam nơi nào có nhiều vết qua lại của hổ dữ thì quan tỉnh ấy phải thân hành đem quân, hoặc phái lãnh binh, hoặc phái một viên quản vệ tới hiệp đồng với viên phủ huyện ra sức bắt giết.

Bỏ mạng giữa đại ngàn

Năm Minh Mạng thứ 21, khi hay tin hạt Thừa Thiên (gần kinh thành) lâu nay thú dữ mất tích bỗng dưng xuất hiện vết hổ ra vào, vua Minh Mạng liền phái phó vệ úy Võng Thành đem đến 300 biền binh đi truy lùng hổ dữ với tiền thưởng cao ngất ngưởng, mỗi đuôi hổ được thưởng 30 quan, cao gấp 3 lần phần thưởng năm Minh Mạng thứ 18. Và để tránh việc đang yên lành nay thú dữ xuất hiện, theo lệnh vua, các tỉnh nổi tiếng về nạn thú dữ hoành hành gồm Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa mỗi tháng một lần hoặc vài tháng một lần thường thay phiên nhau đem biền binh tới các rừng rú thuộc hạt săn bắn rộng rãi nhằm xua hết thú dữ để trừ hại cho dân. Như những lần ban dụ khác, lần này thiên tử cũng lưu ý: "Nếu coi thường không quan tâm để săn thú rừng, làm cho dân phải lo, trở ngại cho đường ngựa trạm hoặc đến chậm trễ thì chỉ hỏi tội quan tỉnh ấy".

Vào thời vua Thành Thái, lệ thưởng cho người bắt được cọp rất cao: "Lệ trước bắt được một con cọp chỉ thưởng 30-40 quan, nay chuẩn trở đi phàm xã dân bắt được cọp bất kể đường sá xa gần đều cho đem móng, đuôi và bộ da trình nạp, ai bắt được một con cọp thưởng 100 quan". Trong suốt thời gian này, những cuộc săn lùng mãnh hổ đã diễn ra vô cùng khốc liệt, vô số thợ săn và binh lính đã phải bỏ mạng giữa đại ngàn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mãnh hổ bị giết và bắt sống. Những con hổ bị bắt sống được bí mật đưa về kinh thành, cắt hết móng vuốt, nhốt trong chuồng sắt, chờ ngày hội lớn sẽ đem ra hiến tế, làm "địch thủ" cho đội tượng binh hoàng gia giày xéo...   

Vùng đất thiêng của voi chiến

Ông Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế) cho biết, Điện Voi Ré nằm trong quần thể di tích Cố đô được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993 và được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1998. Nguyên tại vị trí xây dựng Miếu Long Châu, trước đây đã có mộ một con voi thời các chúa Nguyễn gọi là mộ Voi Ré. Truyền thuyết về mộ Voi Ré được lưu truyền trong dân gian xứ Huế như sau: Trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một dũng tướng nhà Nguyễn cưỡi voi chiến đấu với quân Trịnh bị tử trận, con voi thương tiếc chủ đã chạy về phía nam Đồi Thọ Cương rống lên thảm thiết và chết. Người dân trong vùng đắp mộ cho con voi trung liệt ấy và gọi là mộ Voi Ré. Vì thế, sau khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long quyết định xây Long Châu Miếu ngay tại vị trí mộ Voi Ré như là đất đắc địa mà loài voi đã chọn, nên dân gian gọi là Điện Voi Ré.

BẠCH HƯNG

Kỳ tới: Những cuộc huyết chiến hổ quyền trước kinh thành

Những chuyện thêu dệt của giang hồ Sài Gòn về Long Hổ Hội

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Những võ sĩ của Long Hổ Hội đánh đâu thắng đấy và hạ được nhiều võ sĩ nổi tiếng khiến nhiều người đồn rằng, họ dùng bùa ngải.

Chuyện giờ mới kể về người dịch 'Hịch tướng sĩ'

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:42
Có một điều thú vị là một người đã dịch bài hịch "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo ra thành bài thơ dài. Người đó là nhà thơ Phạm Thiên Thư.

'Ấn Độ có thể là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam'

Thứ 3, 19/11/2013 | 08:17
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Ấn Độ PTI.

'Mãnh hổ' Kilo Việt Nam ra uy thế nào?

Thứ 2, 24/06/2013 | 22:02
Mục tiêu của tàu ngầm bao gồm tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, các chiến hạm chống ngầm... Và đương nhiên cả các khu căn cứ hải quân, hải cảng, mục tiêu cố định trên mặt đất.

FIFA đình chỉ thi đấu trường hợp dương tính với doping

Thứ 5, 08/08/2013 | 19:50
Thể thao Jamaica tiếp tục bị bóng ma doping ám ảnh. Mới đây, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã chính thức đình chỉ thi đấu một cầu thủ của quốc gia này vì dương tính với chất cấm.

Huyền thoại nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh

Thứ 4, 10/04/2013 | 15:21
Với người dân K'Ho ở thôn Đồng Đò, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng), bà là niềm tự hào của họ. Cuộc đời bà được truyền lại như một huyền thoại về nữ chúa của rừng xanh.

Ký ức hãi hùng của sát thủ rừng xanh một mắt

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:20
Giữa những đồi cây bạt ngàn của khu rừng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) máu lửa một thời, người đàn ông sống trong một căn nhà gỗ với công việc hằng ngày là chăm sóc vườn điều của mình. Ở nơi vùng núi xa xôi, người đàn ông này nổi tiếng bởi biệt tài săn bắn một thời của mình. Bởi thế, khi chúng tôi tìm đến khu Đồi Mỹ, hỏi Bé Hai thì không ai là không biết.

"Bà đỡ" có một không hai ở nơi rừng xanh núi thẳm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
"Bộ đội ơi! Mày chở vợ tao ra bệnh xá đẻ thôi. Nó đau bụng mấy ngày rồi mà chưa đẻ được!". Đó là những câu nói mà anh tài xế Trịnh Hà Tâm thường nghe thấy. Trong cuộc rượu vui bên mâm cơm tối đạm bạc, khi đã sóng sánh hơi men, “bà đỡ mát tay” Trịnh Hà Tâm với ánh mắt vừa đăm chiêu, vừa ngại ngần, bẽn lẽn đã kể lại với chúng tôi những kỉ niệm trong hơn 50 lần đỡ đẻ của mình.

Những chuyện thêu dệt của giang hồ Sài Gòn về Long Hổ Hội

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Những võ sĩ của Long Hổ Hội đánh đâu thắng đấy và hạ được nhiều võ sĩ nổi tiếng khiến nhiều người đồn rằng, họ dùng bùa ngải.

Chuyện giờ mới kể về người dịch 'Hịch tướng sĩ'

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:42
Có một điều thú vị là một người đã dịch bài hịch "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo ra thành bài thơ dài. Người đó là nhà thơ Phạm Thiên Thư.

'Ấn Độ có thể là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam'

Thứ 3, 19/11/2013 | 08:17
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Ấn Độ PTI.

'Mãnh hổ' Kilo Việt Nam ra uy thế nào?

Thứ 2, 24/06/2013 | 22:02
Mục tiêu của tàu ngầm bao gồm tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, các chiến hạm chống ngầm... Và đương nhiên cả các khu căn cứ hải quân, hải cảng, mục tiêu cố định trên mặt đất.

FIFA đình chỉ thi đấu trường hợp dương tính với doping

Thứ 5, 08/08/2013 | 19:50
Thể thao Jamaica tiếp tục bị bóng ma doping ám ảnh. Mới đây, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã chính thức đình chỉ thi đấu một cầu thủ của quốc gia này vì dương tính với chất cấm.

Huyền thoại nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh

Thứ 4, 10/04/2013 | 15:21
Với người dân K'Ho ở thôn Đồng Đò, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng), bà là niềm tự hào của họ. Cuộc đời bà được truyền lại như một huyền thoại về nữ chúa của rừng xanh.

Ký ức hãi hùng của sát thủ rừng xanh một mắt

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:20
Giữa những đồi cây bạt ngàn của khu rừng chiến khu D (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) máu lửa một thời, người đàn ông sống trong một căn nhà gỗ với công việc hằng ngày là chăm sóc vườn điều của mình. Ở nơi vùng núi xa xôi, người đàn ông này nổi tiếng bởi biệt tài săn bắn một thời của mình. Bởi thế, khi chúng tôi tìm đến khu Đồi Mỹ, hỏi Bé Hai thì không ai là không biết.

"Bà đỡ" có một không hai ở nơi rừng xanh núi thẳm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
"Bộ đội ơi! Mày chở vợ tao ra bệnh xá đẻ thôi. Nó đau bụng mấy ngày rồi mà chưa đẻ được!". Đó là những câu nói mà anh tài xế Trịnh Hà Tâm thường nghe thấy. Trong cuộc rượu vui bên mâm cơm tối đạm bạc, khi đã sóng sánh hơi men, “bà đỡ mát tay” Trịnh Hà Tâm với ánh mắt vừa đăm chiêu, vừa ngại ngần, bẽn lẽn đã kể lại với chúng tôi những kỉ niệm trong hơn 50 lần đỡ đẻ của mình.