Tràn ngập hàng giả, hàng nhái

Tràn ngập hàng giả, hàng nhái

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
0
Tại một hội thảo mới đây, các cơ quan chức năng đã vạch ra hiện tượng tràn ngập hàng giả, hàng nhái các sản phẩm dành cho chị em.

Hội thảo do Ban bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Tổng cục TCĐLCL) phối hợp với Cty CP truyền thông Thời Gian Việt (Viettime Media) tổ chức tại TP HCM.

Một trong nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa là do sử dụng băng vệ sinh (BVS) giả, kém chất lượng. Gần đây, nhiều cơ sở đã sản xuất băng vệ sinh giả lấy tên nhái theo các thương hiệu quen thuộc như Kotex, Softina, Diana…giá của các sản phẩm nhái chỉ bằng 30-40% giá của sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, người tiêu dùng vẫn có thể dễ dàng nhận ra bởi tên sản phẩm thường không nhái hoàn toàn như Kolex, Dianta... và không có xuất xứ hàng hóa trên bao bì.

Xã hội - Tràn ngập hàng giả, hàng nháiÔng Phạm Hữu Cát, chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam

Theo bác sĩ Tô Minh Hương, phó GĐ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các loại băng vệ sinh giả có độ thấm hút, độ pH kém nên việc khử trùng không đạt tiêu chuẩn. Nếu sử dụng thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, có thể dẫn đến viêm, nhiễm nấm âm đạo, thậm chí gây viêm nội mạc tử cung và các căn bệnh nghiêm trọng khác.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhàn, Viện Da liễu Quốc gia cũng cho rằng, nhiều phụ nữ bị mẩn ngứa, nấm âm đạo do sử dụng băng vệ sinh không đúng cách hoặc do dị ứng với những chất hấp tẩy của băng. Có trường hợp viêm nhiễm lâu ngày có thể gây tắc, bán tắc vòi trứng gây vô sinh, nhiễm trùng sâu vào trong tử cung, gây viêm nội mạc tử cung.

So với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... thành phẩm BVS tốt phải trải qua các quá trình công nghệ cơ bản: Công nghệ ép chân không, lớp thấm thông minh siêu thấm siêu mỏng, công nghệ màng đáy thoát ẩm,và điều chỉnh nhiệt độ. Mỗi một bước đều có những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh, khâu bảo quản cũng không kém phần quan trọng.

Theo Ông Phạm Hữu Cát, chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam: “Tại Việt Nam, dây chuyền sản xuất của nhiều doanh nghiệp trên cả nước chưa đạt quy chuẩn dẫn đến thành phẩm BVS đến tay người tiêu dùng, chưa đạt đúng theo tiêu chuẩn về chất lượng. Chỉ một số ít doanh nghiệp sản xuất thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, còn nhiều doanh nghiệp sản xuất BVS thủ công không đảm bảo về vấn đề tiêu chuẩn an toàn. Tiêu chuẩn nguyên liệu làm băng vệ sinh cũng chưa đảm bảo khiến không đạt chuẩn chất lượng. Việc người tiêu dùng mua phải những loại băng vệ sinh kém chất lượng được xem như bị thiệt hại về tài chính, quan trọng hơn nữa là thiệt hại đến sức khỏe ”.

P.V