Tranh cãi không hồi kết về đề xuất 'cái chết êm ái'

Tranh cãi không hồi kết về đề xuất 'cái chết êm ái'

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:18
0
7 năm trước, vấn đề "cái chết êm ái", "cái chết nhân đạo" đã được đưa vào Dự thảo luật Dân sự, nhưng đã không được thông qua. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là vấn đề khá nóng bỏng, thiết thực thu hút sự quan tâm của các ngành.

Mới đây, trong Dự thảo luật Dân số đang được bộ Y tế xây dựng, "cái chết êm ái" lại được đưa vào. Theo các chuyên gia, đây là vấn đề cần thiết nhưng sẽ gặp phải nhiều luồng ý kiến của dư luận. 

Những người muốn... chết

Cách đây mấy năm, báo chí đưa tin một bệnh nhân hơn 70 tuổi, Việt kiều Mỹ ở quận 3, TP.HCM đã làm đơn gửi chính quyền địa phương nơi ông đang sinh sống để xin được chết đúng ngày giờ tốt.

Bệnh nhân trình bày mình đang mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa trị. Bác sĩ riêng dự đoán ông chỉ còn sống chừng ba tháng. Nay ông quay trở về quê cha đất tổ để sống nốt những ngày cuối đời. Trong những ngày tháng đau đớn đó, ông muốn kết thúc cuộc đời của mình một cách nhẹ nhàng, êm ái. Ông đã nhờ bác sĩ, người thân "giúp đỡ" để thực hiện "cái chết êm ái" nhưng không ai chịu giúp. Cực chẳng đã, vị này phải làm đơn gửi xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông được... chết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã từ chối ngay đơn xin được chết của ông. Đơn giản là bởi hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này.

Xã hội - Tranh cãi không hồi kết về đề xuất 'cái chết êm ái'

Vẫn nhiều tranh cãi xung quanh "quyền được chết" (ảnh minh họa/nguồn Internet).

Trên thực tế, có không ít trường hợp giống vị Việt kiều nọ. Họ là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, là những nạn nhân của tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đặc biệt là những người đang bị chết não. Với người chết não, về mặt y học, những người này vẫn còn sống, tuy nhiên trên thực tế họ chỉ sống thực vật.

Khảo sát của PV Người Đưa Tin tại một số bệnh viện lớn của Hà Nội như bệnh viện K, bệnh viện Việt Đức... thì những bệnh nhân đang phải sống thực vật trên giường bệnh không hề ít. Bà Nguyễn Thị L. (Kim Bôi - Hòa Bình) bị tai nạn giao thông cách đây 5 năm, hiện điều trị tại bệnh viện Việt Đức trong tình trạng liệt toàn thân, nằm bất động và mọi sinh hoạt đều do chồng con đảm nhiệm. Ăn uống của bà chỉ qua ống xông. Mặc dù thế, suy nghĩ của bà vẫn còn minh mẫn, bà L. thương chồng con đã vất vả vì mình, cũng như biết trước khả năng hồi phục là không thể, sống thế này chỉ thêm đau đớn. Vì thế, nhiều lần bà đề nghị với bác sĩ cho được chết, xin chồng con được chết nhưng không ai chấp nhận. Chồng con thương bà nhưng không đành lòng làm việc đó, còn bác sĩ động viên bà và bảo pháp luật không cho phép họ làm việc đó.

Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, tại bệnh viện Việt Đức, những trường hợp như bà L. hiện còn khá nhiều, một số gia đình đã xin bệnh viện đưa bệnh nhân về nhà điều trị. "Thực sự những người này họ chỉ sống thực vật, muốn duy trì sự sống phải dựa tất cả vào máy móc hiện đại, chỉ cần rút các thiết bị ra khỏi người là không thể sống được. Vì thế xin đưa về quê cũng là một cách "xin chết" hợp pháp. Thế nhưng cũng có nhiều gia đình quyết tâm lưu người nhà lại bệnh viện, sống thêm ngày nào hay ngày ấy, như thế cũng tội lắm", một bác sĩ (xin giấu tên) ở khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Việt Đức cho hay.

Một bác sĩ (giấu tên) thuộc bệnh viện K Trung ương cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Họ van nài, thậm chí bám chân xin bác sĩ cho được chết, mà các bác sĩ không dám hay không có cách nào giúp họ. Đó là chưa kể những người nghèo phải xin về quê đợi chết, không có tiền mua thuốc giảm đau nên con đường đến cái chết của họ thực sự đau đớn, ám ảnh. "Lúc đó, nếu như có cái chết êm ái thì có lẽ sẽ giúp họ bớt đau đớn rất nhiều", vị bác sĩ cho biết.

Xã hội - Tranh cãi không hồi kết về đề xuất 'cái chết êm ái' (Hình 2).

PGS.TS Phùng Trung Tập.

Ý kiến trái chiều

Từ năm 2005, "cái chết êm ái" đã được đưa vào Dự thảo bộ luật Dân sự. Tuy nhiên sau đó vấn đề này đã không được thông qua, phải gác lại. Mặc dù vậy, điều đó đã cho thấy những người làm luật ở nước ta đã quan tâm đến vấn đề này từ khá lâu.

Theo một số chuyên gia y tế, "cái chết êm ái" là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới đã và đang tranh cãi rất gay gắt. Tuy nhiên, đã có một số nước công nhận "quyền được chết" của công dân với nhiều tên gọi như "cái chết êm ái", an tử, trợ tử... hoặc ban hành đạo luật riêng như luật Chết, luật Điều trị vô ích. Trong đó chủ yếu là các nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Mỹ, Arhentina, Hàn Quốc...

Chị Nguyễn Thị Tú Anh (Ba Đình - Hà Nội), hiện đang làm cho một tổ chức nhân đạo của nước ngoài cho rằng, con người có quyền được chết. "Con người sống ở đời sinh, lão, bệnh, tử là điều tất nhiên. Những người bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối, họ sẽ phải chịu đau đớn đến cỡ nào - nhất là khi phải chịu cho đến cuối đời. Giải pháp ra đi lúc đó là biện pháp nhân đạo nhất mà tôi nghĩ rằng pháp luật nên cho phép", chị Tú Anh nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Hồng Quang, viện Nghiên cứu pháp lý (bộ Tư pháp) cho rằng, việc đưa "cái chết êm ái" thành quy định trong luật chắc chắn sẽ vấp phải nhiều ý kiến phản đối cho rằng đi ngược lại truyền thống, phá vỡ tính ổn định xã hội, cổ súy cho cái chết, coi thường sự sống... "Luật này cũng có ý nghĩa. Truyền thống là do con người tạo ra thì cũng có thể thay đổi, tiệm cận với những nhu cầu mới của xã hội. Bên cạnh đó, quyền được chết là tùy nghi, do bệnh nhân chọn lựa và họ cần được hỗ trợ nếu quyết định chết khi mắc bệnh nan y... ", ông Quang nhận định.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, PGS.TS. Phùng Trung Tập (Trưởng bộ môn luật Dân sự - đại học Luật Hà Nội) lại không đồng tình với việc đưa "cái chết êm ái" vào luật. Theo ông Tập, hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nhằm điều chỉnh trường hợp cá nhân được quyền tìm giải pháp chết một cách thanh thản. Tuy nhiên, nếu xét về lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền của con người thì vấn đề an tử cũng nên được đặt ra và xem xét, đánh giá trong một phạm vi nhất định và trong một hoàn cảnh cụ thể.   

Chưa thể quy định vấn đề an tử trong luật

"Về mặt lý thuyết thì pháp luật có thể quy định về vấn đề an tử một cách rõ ràng. Nhưng về mặt thực tiễn thì việc quy định về vấn đề an tử cần phải xem xét nhiều vấn đề có liên quan đến sự sống và chết của con người.  Việc quy định về an tử lại nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, như: Tôn giáo, quan niệm về sự sống - chết của cá nhân, vấn đề tín ngưỡng; quan niệm về đạo đức, quan niệm về nhân - nghĩa, quan niệm về tâm linh, về vấn đề tâm lý, quan niệm về tính nhân đạo, quan niệm về thiện và ác... còn nhiều điểm chưa thật sự thống nhất trong xã hội. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần, pháp luật Việt Nam chưa thể quy định về vấn đề an tử", PGS.TS Phùng Trung Tập nói.    

Hà Khê

Bác sĩ cứu người chứ không thực hiện 'cái chết êm ái'

Thứ 2, 21/10/2013 | 13:39
Nhưng nói đi cũng phải nói lại: Bác sĩ là để cứu người chứ không ai muốn phải dùng đến “cái chết êm ái” cả, nếu bảo tôi làm chắc tôi sẽ không làm được

Đề xuất áp dụng 'cái chết êm ái' cho bệnh nhân

Thứ 5, 17/10/2013 | 09:22
Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó rất đáng chú ý là đề xuất cho phép thực hiện “chết êm ái”. Đây là một hình thức trợ tử (hỗ trợ bệnh nhân được chết) mà theo các chuyên gia là “rất cần thiết” nhưng chắc chắn sẽ gây “bão” trong dư luận.

'Tôi không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái!'

Thứ 2, 21/10/2013 | 09:24
Dù rất ủng hộ áp dụng "cái chết êm ái" nhưng PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ - Chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi VN, thừa nhận: "Không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái".

Xôn xao vụ nhà khoa học tặng mẹ 'cái chết êm dịu'

Thứ 2, 28/01/2013 | 10:23
"Cái chết êm dịu" là cách giải thoát duy nhất đối với một bệnh nhân bị những đau đớn hành hạ một thời gian dài, không còn hi vọng sống. Thế nhưng, chính nó lại khiến một nhà khoa học nổi tiếng hiếu thảo phải mang tội danh "giết" mẹ khi ông quyết định cho mẹ mình hưởng "cái chết êm dịu" và chịu một mức án phù hợp với hành động tràn đầy tình thương này.

Uẩn khúc cái chết tức tưởi của một nam thanh niên

Thứ 7, 28/09/2013 | 22:10
Buổi tối thấy con trai xin phép đi uống cà phê với bạn, bà Trần Thị C. gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, sau khi T. vừa ra khỏi nhà chưa được 15 phút, bà C. nhận được tin dữ là con trai mình đã bị đâm chết ngay trên chiếc cầu gần nhà.

Người đàn bà và những cái chết bí ẩn (Kỳ 3)

Thứ 5, 26/09/2013 | 07:53
Hàng loạt người lớn tuổi bị đầu độc một cách khó hiểu và Anna là nghi phạm số 1.

Bác sĩ cứu người chứ không thực hiện 'cái chết êm ái'

Thứ 2, 21/10/2013 | 13:39
Nhưng nói đi cũng phải nói lại: Bác sĩ là để cứu người chứ không ai muốn phải dùng đến “cái chết êm ái” cả, nếu bảo tôi làm chắc tôi sẽ không làm được

Đề xuất áp dụng 'cái chết êm ái' cho bệnh nhân

Thứ 5, 17/10/2013 | 09:22
Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó rất đáng chú ý là đề xuất cho phép thực hiện “chết êm ái”. Đây là một hình thức trợ tử (hỗ trợ bệnh nhân được chết) mà theo các chuyên gia là “rất cần thiết” nhưng chắc chắn sẽ gây “bão” trong dư luận.

'Tôi không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái!'

Thứ 2, 21/10/2013 | 09:24
Dù rất ủng hộ áp dụng "cái chết êm ái" nhưng PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ - Chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi VN, thừa nhận: "Không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái".

Xôn xao vụ nhà khoa học tặng mẹ 'cái chết êm dịu'

Thứ 2, 28/01/2013 | 10:23
"Cái chết êm dịu" là cách giải thoát duy nhất đối với một bệnh nhân bị những đau đớn hành hạ một thời gian dài, không còn hi vọng sống. Thế nhưng, chính nó lại khiến một nhà khoa học nổi tiếng hiếu thảo phải mang tội danh "giết" mẹ khi ông quyết định cho mẹ mình hưởng "cái chết êm dịu" và chịu một mức án phù hợp với hành động tràn đầy tình thương này.

Uẩn khúc cái chết tức tưởi của một nam thanh niên

Thứ 7, 28/09/2013 | 22:10
Buổi tối thấy con trai xin phép đi uống cà phê với bạn, bà Trần Thị C. gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, sau khi T. vừa ra khỏi nhà chưa được 15 phút, bà C. nhận được tin dữ là con trai mình đã bị đâm chết ngay trên chiếc cầu gần nhà.

Người đàn bà và những cái chết bí ẩn (Kỳ 3)

Thứ 5, 26/09/2013 | 07:53
Hàng loạt người lớn tuổi bị đầu độc một cách khó hiểu và Anna là nghi phạm số 1.