Tranh cãi linh vật SEA Games 31 tại Việt Nam: Vì sao Trâu vàng thất sủng?

Mẫu vẽ 3 linh vật cho SEA Games 31 là “Nghê cười”, Sao la và Hổ đang bị chỉ trích dữ dội. Theo bạn con vật nào xứng đáng đại diện cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tại SEA Games 31?

Sau khi Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng, biểu tượng vui, khẩu hiệu và bài hát của Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) chính thức công bố Top 3 linh vật lọt vào vòng lựa chọn cuối cùng là “Nghê cười”, Sao La và Hổ, cuộc tranh cãi xung quanh 3 con vật này mấy ngày nay vẫn chưa bớt “nóng”.

Được biết, kể từ SEA Games 1989 tại Kuala Lumpur (Malaysia), mỗi kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á đều chọn một hình ảnh đại diện làm linh vật.

Trong 3 lần đăng cai gần nhất, Thái Lan đều lựa chọn hình tượng chú mèo. Mèo được người dân xứ sở Chùa Vàng xem là loài vật may mắn và việc tặng mèo được cho sẽ mang đến sự yên ổn cho gia chủ. Truyền thống tặng mèo của người Thái hàm chứa lời chúc tốt đẹp. Đặc biệt, khi mang một đôi mèo Xiêm tới cho cô dâu trong lễ cưới có thể thay lời chúc phúc trăm năm.

Singapore cũng đã 2 lần lựa chọn Sư tử làm linh vật SEA Games. Bởi lẽ, tên "Singapore" trong thành phần nguồn gốc từ tiếng Phạn có chữ gốc “simha” nghĩa là “sư tử”. Ngoài ra, người ta gọi Singapore là quốc đảo sư tử còn vì bản đồ đất nước này có hình dạng giống đầu sư tử.

Còn đối với Malaysia, kỳ SEA Games gần nhất năm 2017, nước chủ nhà này đã lựa chọn Hổ làm linh vật. Từ lý do: Hổ Mã Lai là một phân loài hổ chỉ được tìm thấy tại khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai, loài hổ này sau đó đã được chọn là biểu tượng quốc gia của Malaysia. Nó xuất hiện trên quốc huy Malaysia cũng như trong biểu trưng của một loạt các tổ chức nhà nước như Maybank, Negara Malaysia và FAM. Nó tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh của người Mã Lai.

Với tiêu chí, linh vật phải là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hóa của đất nước đăng cai SEA Games và tính chất thể thao thời kỳ đó, những năm qua linh vật của các quốc gia đều được đánh giá rất cao.

Ở Việt Nam, tại kỳ SEA Games đầu tiên đăng cai năm 2003, linh vật của chúng ta là hình ảnh chú Trâu vàng khoẻ khoắn, thân thiện - biểu tượng đặc trưng của một đất nước có văn hoá nông nghiệp lúa nước.

Hiện dư luận đang trông chờ một linh vật vừa gần gũi, thân thiện như Trâu vàng nhưng phải thể hiện được sức bật của thể thao Việt Nam trong những năm qua. Thật tiếc, dường như cả “Nghê cười”, Sao la và Hổ đều chưa đạt được kỳ vọng này của người dân.

Nhìn vào 3 mẫu linh vật trên, xét ở khía cạnh mang tính biểu tượng cho văn hoá, con người Việt Nam thì chưa xứng đáng. Đấy là chưa nói, Sao La là con vật thuộc danh sách bảo tồn, không phổ biến với đại chúng. Nghê thuộc biểu tượng mang tính tâm linh, chưa ai nhìn thấy con Nghê ngoài đời thật như thế nào. Hổ thì cũng không phù hợp với Việt Nam bằng Malaysia.

Trước đó, bài thi linh vật SEA Games 31 được yêu thích nhất thuộc về tác giả Nguyễn Hoàng Trụ với hình ảnh chú chó Vàng. Tuy nhiên, mẫu linh vật này không lọt vào Top 3. Theo một lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao thì đây là linh vật khá nhạy cảm do nhiều người dân Việt Nam ăn thịt chó.

Theo bạn, con vật nào mới xứng đáng và phù hợp để trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam trong kỳ SEA Games tới?

*Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Đánh chết kẻ trộm chó: Hành xử thế nào mới tử tế?

Thứ 4, 30/10/2019 | 11:57
Những kẻ trộm chó, họ cũng là con người. Vì mưu sinh mà phải làm công việc nhọc nhằn, tủi nhục và nguy hiểm cao như vậy. Mất đi một con chó, bạn có thể nuôi thêm con khác. Nhưng mạng người thì không...

Cán bộ không có tài, ít nhất cần có liêm sỉ

Thứ 3, 29/10/2019 | 07:00
Nếu cán bộ công chức nào cũng cảm thấy "buồn và sốc" vì phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc "người tài chỉ cần đánh máy giỏi để tránh ảnh hưởng đến thủ trưởng" thì đó là điều đáng mừng.

Giật mình với cách dạy trẻ làm người tốt… phản giáo dục

Thứ 2, 28/10/2019 | 11:11
Một số văn bản trong sách Tiếng Việt ở cấp tiểu học dạy trẻ làm người tốt một cách phản giáo dục, khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Giáo viên tát học sinh bị buộc thôi việc: Chỉ là xã hội đang “tát” lại thôi mà

Thứ 7, 26/10/2019 | 09:01
Xâm phạm sức khỏe con người là tội ác. Việc Công ty nước sạch sông Đà nhận lỗi, đền bù bằng 1 tháng cấp nước miễn phí thực sự không thỏa mãn công dân như tôi.

Hành hung ông bố tát con lia lịa ở Tiền Giang: Cộng đồng mạng – anh là ai?

Thứ 3, 22/10/2019 | 07:30
Kéo đến nhà ông Linh “nựng” để viết chữ “ấu dâm” sau đó chụp ảnh check in, truy tìm FB cá nhân, số điện thoại của đại úy Lê Hiền rồi nhắn tin chửi bới thóa mạ, và mới đây là đột nhập vào nhà ông bố trẻ tát con lia lịa ở Tiền Giang để hành xử côn đồ. Nhiều người giật mình đặt câu hỏi: Cái gọi là “cộng đồng mạng” thực chất là ai, đại diện cho thế lực nào mà lại tự cho mình cái quyền ngang nhiên “thay luật hành đạo” như vậy?

Đàm Vĩnh Hưng đại diện cho thế lực nào?

Thứ 7, 19/10/2019 | 15:59
Dùng sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng và tiền để công khai kêu gọi fan hâm hộ truy lùng, tát vào mặt người cha tát liên tiếp vào mặt con, Đàm Vĩnh Hưng đang đứng trên pháp luật.

Nước sạch Hà Nội nhiễm dầu thải: Những kẻ tua ngược lịch sử

Thứ 5, 17/10/2019 | 14:15
Người dân xếp hàng đi xin nước như hình ảnh thời bao cấp của thế kỷ trước. Ai đó đã làm nên điều thần kỳ như vậy?

Trình Bộ Chính trị xin chủ trương Hà Nội đăng cai Sea Games 31 và Para Games 11

Thứ 2, 23/07/2018 | 16:18
Thủ tướng Chính phủ giao Ban Cán sự Đảng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tờ trình, báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 7/2018 để xin ý kiến về chủ trương đăng cai tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021 tại thành phố Hà Nội.

Chính thức: SEA Games 31 được tổ chức tại Hà Nội

Thứ 3, 05/04/2016 | 16:23
UBND TP Hà Nội đã có công văn gửi Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT về việc xác nhận Hà Nội sẽ là địa điểm đăng cai chính SEA Games 31 năm 2021.