Tranh cãi người Sài Gòn làm từ thiện ‘thoáng’ hơn Hà Nội

Tranh cãi người Sài Gòn làm từ thiện ‘thoáng’ hơn Hà Nội

Thứ 6, 25/10/2013 | 11:12
0
Chủ đề này đã gây ra nhiều cuộc chiến bàn phím trên mạng để lý giải cho sự khác biệt này. Thậm chí nhiều ý kiến gay gắt đã biến cuộc tranh luận trở thành cuộc chiến vùng miền.

Thông tin về một quán cơm đặc biệt với giá chỉ 2.000 đồng xuất hiện giữa Sài Gòn hoa lệ đắt đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chỉ với số tiền ít ỏi nhưng những người nghèo được phục vụ một bữa cơm rất đầy đử.. Tại TP.HCM, hiện những quán cơm 2.000 đồng đang ngày được nhân rộng để phục vụ dân nghèo. Cũng chính từ mô hình làm từ thiện này, đã có nhiều lời khen ngợi rằng người Sài Gòn hào phóng và giàu lòng nhân ái. Thậm chí có người còn cho rằng: “Ở Sài Gòn, hết tiền cũng không lo bị đói”. Trong khi đó, việc làm từ thiện ở Hà Nội không được ‘thoáng’ như vậy.

Sự so sánh này càng có cơ sở khi một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho thấy rằng, ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện, trong khi ở TP.HCM lên tới 66%. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp ở TP.HCM đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 - 9 lần so với các doanh nghiệp ở Hà Nội.

Xã hội - Tranh cãi người Sài Gòn làm từ thiện ‘thoáng’ hơn Hà Nội

Bữa cơm 2.000 đồng của người nghèo ở Sài Gòn

Thành viên mạng có tên Long Hoàng lý giải: “Sài Gòn và miền nam nói chung dễ kiếm tiền hơn, nên người dân rộng rãi hơn. Tuy nhiên về tình cảm thì rất khó đong đếm. Người Hà Nội thích giúp đỡ người thân, bạn bè hơn. Người Sài Gòn lại thích giúp đỡ người dưng hơn”. 

“Nói chung là Sài Gòn cơm từ thiện 2k- 5k hay miễn phí luôn thì nhiều lắm, Trà đá miễn phí cũng đầy.... Người trong này cũng tốt lắm. Bởi thế nên mình chọn vào Sài Gòn thay vì Hà Nội”, thành viên True Blus nói.

Một cư dân mạng khác nói: “Thấy chuyện này là bình thường, ở TP.HCM toàn người ngoại tỉnh ko có cơm ăn mới lên Sài Gòn để kiếm cơm kiếm gạo, từ trẻ con đến thanh niên đến lão cụ lão ông ko nơi nương tựa, từ miền tây lên miền bắc, tứ xứ hội tụ, có vậy mới thấy được mảnh đất hứa này dễ sống. Mấy đại gia ở Sài Gòn cũng có tư tưởng Tây phương. Phóng khoáng thì chưa biết có không nhưng tư tưởng "của cải vật chất của xã hội trả về xã hội" là hoàn toàn có”.

Hầu hết các ý kiến đều nghiêng về đồng ý với nhận định ở trên. Các lý giải chủ yếu xoay quanh việc ở miền Nam, doanh nghiệp thoải mái và cởi mở hơn so với miền Bắc. Quan điểm của họ là cần phải làm từ thiện mới đem lại hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm xã hội… Sự khác biệt này là do lịch sử văn hóa dân di cư, khi người cũ thường có thói quen giúp đỡ người mới đến. Thêm vào đó, nhiều người cho rằng cuộc sống ngoài bắc khó khăn và phải bon chen và vật lộn nên chẳng đuợc mấy ai có thời gian nghĩ cho người khác. Ở nam thì con người phóng khoáng thoải mái nên dành nhiều thời gian cho người khác.

Trong khi đó những ý kiến bênh vực Hà Nội có vẻ ‘yếu thế’ hơn. Nick name Cadavi viện dẫn: “Chỉ biết chương trình từ thiện lớn nhất Việt Nam cuối năm hình như là Nối vòng tay lớn phát trực tiếp trên VTV thì đầu cầu TP.HCM chẳng thể bì với HN. Khi nào Hà Nội cũng trội hơn hẳn. Và ngay lập tức bị thành viên Khampham phản pháo: “Mình không phân biệt vùng miền nhưng thực tế là phần lớn số tiền được các doanh nghiệp hay cá nhân công bố trong các chương trình từ thiện là con số ảo, mục đích để đánh bóng tên tuổi hay cái gì đó, khi bị đòi như đã hứa thì làm lơ”.

“Ngay cả mấy chương trình truyền hình ngoài Bắc cũng chẳng thấy chương trình nào vì lòng nhân ái cả. Toàn thấy game show kiếm tiền. Trong khi nhiều đài trong này đủ thứ chương trình nhân ái, nào là Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước, Thắp sáng ước mơ v.v... đủ cả””, một thành viên khác ‘bồi’ thêm.

Một số ý kiến phân tích cho rằng, trong số những cá nhân làm việc thiện ở Sài Gòn, có cả người miền bắc hoặc có nguồn gốc xuất thân từ miền bắc. Vì vậy, nói Nam hay Bắc, Hà Nội hay Sài Gòn, nơi đâu làm việc thiện nhiều hơn là rất khó. Bên cạnh đó không nên chỉ dựa vào một khảo sát hay mô hình cơm 2.000 đồng mà đánh đồng tất cả. Thực tế, mô hình quán cơm cho người nghèo cũng từng bị cho là một cách 'chơi trội', cạnh tranh không bình đẳng, thậm chí tạo cơ hội cho nhiều người khá giả đến ăn cơm giá bèo, để tiền đi nhậu...

Chị Nguyễn Thị H. (28 tuổi, nhân viên Marketing), một người tích cực trong các hoạt động tại hội từ thiện chùa Giác Nguyên (Q.4, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ với Nguoiduatin.vn: “Làm từ thiện, điều cốt lõi là xuất phát từ thật tâm mình, không quan trọng việc làm nhiều hay ít. Cá nhân tôi không so sánh cách làm giữa miền nam, miền bắc bởi tôi cho rằng đó là vấn đề văn hóa, thói quen từng vùng miền. Mà đã là văn hóa thì không thể so sánh tốt hơn hay xấu hơn được. Sự so sánh không làm cho những người nghèo bớt nghèo hơn mà hãy giúp họ bằng những hành động cụ thể”.

Bách Nhật

Khoảng 5% người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồng

Thứ 3, 10/09/2013 | 16:46
Có bao nhiêu người khá giả đến ăn ở quán cơm từ thiện, họ là những ai, một số người thắc mắc như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà làm từ thiện, số người này chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó đa số là "mạnh thường quân" đến để ăn thử.

Chủ tiệm cơm 2.000 đồng: Đừng võ đoán!

Chủ nhật, 08/09/2013 | 14:37
“Nói anh xe ôm vào quán cơm 2000 đồng ăn trưa, dư ra 18.000 đồng để uống bia, tôi thấy không cần phải lý lẽ, ai nghe qua cũng phì cười. Còn nói cơm 2.000 đồng giúp người lao động bám trụ thành phố là một suy nghĩ võ đoán, không có luận điểm xác đáng”, ông Nam Đồng - Chủ nhiệm quán cơm Nụ cười nói.

Ăn cơm từ thiện 2000 đồng để dành tiền đi nhậu

Thứ 5, 12/09/2013 | 15:11
Thành viên có nick kimikorea chia sẻ trên cộng đồng Voz: "Trưa mới vào ủng hộ quán cơm từ thiện. 2 ngàn mà chất vãi. Thay vì đi ăn cơm ngoài 20 ngàn, tiết kiệm 18 ngàn để dành nhậu với các chiến hữu."

Hoa hậu Diệu Hân và Nick Vujicic Việt Nam đồng hành làm từ thiện

Thứ 3, 22/10/2013 | 09:32
Chương trình còn có sự góp mặt của diễn viên trẻ Tam Triều Dâng, hot boy Vương Khánh và nhạc sĩ Nhược Quý.

Chuyện cảm động của những 'giang hồ cộm cán' nấu cháo từ thiện

Thứ 3, 25/06/2013 | 13:56
"Bát cháo cũng không nhiều nhặn gì, cũng không giúp các bác ấy khỏi được căn bệnh ung thư nhưng nó là tấm lòng của chúng tôi. Tôi mong rằng, trong thời gian chữa bệnh các bác được ăn thức ăn sạch và giúp giảm đi phần nào chi phí. Ở Hà Nội này có cái gì rẻ đâu...", một người từng là dân "anh chị" nay hoàn lương về nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân ung thư tâm sự.

Khoảng 5% người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồng

Thứ 3, 10/09/2013 | 16:46
Có bao nhiêu người khá giả đến ăn ở quán cơm từ thiện, họ là những ai, một số người thắc mắc như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà làm từ thiện, số người này chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó đa số là "mạnh thường quân" đến để ăn thử.

Chủ tiệm cơm 2.000 đồng: Đừng võ đoán!

Chủ nhật, 08/09/2013 | 14:37
“Nói anh xe ôm vào quán cơm 2000 đồng ăn trưa, dư ra 18.000 đồng để uống bia, tôi thấy không cần phải lý lẽ, ai nghe qua cũng phì cười. Còn nói cơm 2.000 đồng giúp người lao động bám trụ thành phố là một suy nghĩ võ đoán, không có luận điểm xác đáng”, ông Nam Đồng - Chủ nhiệm quán cơm Nụ cười nói.

Ăn cơm từ thiện 2000 đồng để dành tiền đi nhậu

Thứ 5, 12/09/2013 | 15:11
Thành viên có nick kimikorea chia sẻ trên cộng đồng Voz: "Trưa mới vào ủng hộ quán cơm từ thiện. 2 ngàn mà chất vãi. Thay vì đi ăn cơm ngoài 20 ngàn, tiết kiệm 18 ngàn để dành nhậu với các chiến hữu."

Hoa hậu Diệu Hân và Nick Vujicic Việt Nam đồng hành làm từ thiện

Thứ 3, 22/10/2013 | 09:32
Chương trình còn có sự góp mặt của diễn viên trẻ Tam Triều Dâng, hot boy Vương Khánh và nhạc sĩ Nhược Quý.

Chuyện cảm động của những 'giang hồ cộm cán' nấu cháo từ thiện

Thứ 3, 25/06/2013 | 13:56
"Bát cháo cũng không nhiều nhặn gì, cũng không giúp các bác ấy khỏi được căn bệnh ung thư nhưng nó là tấm lòng của chúng tôi. Tôi mong rằng, trong thời gian chữa bệnh các bác được ăn thức ăn sạch và giúp giảm đi phần nào chi phí. Ở Hà Nội này có cái gì rẻ đâu...", một người từng là dân "anh chị" nay hoàn lương về nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân ung thư tâm sự.