Trào lưu 'Nói là làm': 'Hôm nay đốt trường mai sẽ ra đường làm bậy'

Trào lưu 'Nói là làm': 'Hôm nay đốt trường mai sẽ ra đường làm bậy'

Thứ 5, 13/10/2016 | 07:36
0
Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga - người phụ trách Trung tâm khám và tư vấn trẻ em - cho rằng trào lưu "Nói và làm" gây ảnh hưởng đến xã hội, cần phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Trào lưu "Nói là làm" đã khiến nhiều người trẻ gây ra những sự việc phản cảm như tự thiêu, nhảy cầu, ăn chất thải của chính mình, dùng dao đâm vào người, lột đồ nơi công cộng...

Hình ảnh đám đông đứng chờ xem thanh niên tự thiêu chật kín hai bên đường, tiếng hối thúc cô bé 13 tuổi đốt trường, cùng hàng loạt bình luận khuyến khích những hành động quá lố của dân mạng khiến nhiều người cảm thấy buồn.

Không lời can ngăn, khuyên nhủ hay thậm chí lên án trước hành động sai trái của những cô bé, cậu bé này. Chỉ có một đám đông ồn ào, ùa vào like, khích tướng, chờ mong khoảnh khắc lời hứa được thực hiện.

Dậy sóng mạng - Trào lưu 'Nói là làm': 'Hôm nay đốt trường mai sẽ ra đường làm bậy'

 Đông người đứng chật kín hai bên đường chờ xem thanh niên tự thiêu, nhảy cầu vì trào lưu "Nói là làm". Ảnh: FB Nguyễn Việt Sin.

Đáng buồn vì sự cổ động của đám đông

Những sự việc đau lòng đã xảy ra, lỗi phần lớn thuộc về đám đông. Sẽ không có trào lưu mang tên "Nói là làm" nếu đám đông không huyên náo, nhiệt tình chờ xem "trò vui".

Hiệu ứng tâm lý, sự a dua, vào hùa vô trách nhiệm của giới trẻ và dửng dưng của đám đông đã thêm một tay đẩy những chàng trai, cô gái thực hiện những hành vi sai trái.

Một đám đông tò mò bị thu hút bởi nội dung mà tác giả đăng tải, hoặc đám đông đó ghét sự chơi ngông của chủ Facebook nên bấm like, thậm chí kêu gọi bạn bè like cùng "cho nó chết".

Đám đông đó không có trách nhiệm gì, không phải chịu sự ràng buộc, không bị liên lụy khi sự việc xảy ra, mà còn có "trò hay để xem". Thế là, họ vô tư like, share và bình luận.

Trách nhiệm chính thuộc về người trẻ

Nhiều bạn trẻ muốn sống ảo nhưng hành vi gây ảnh hưởng xã hội cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định.

Chắc chắn ai cũng biết không được phép đốt trường, không lột đồ giữa phố, không tung ảnh lộ hàng lên mạng. Thế nhưng, những bạn trẻ này vẫn làm. Đó là hành vi gây rối và phá hoại có chủ đích.

Hôm nay, cô bé 13 tuổi dám mang xăng đốt trường chỉ vì like (và cả bị nhóm người ép buộc), thì ngày mai, ai dám chắc em không bất chấp luật pháp làm những điều nguy hiểm.

Dậy sóng mạng - Trào lưu 'Nói là làm': 'Hôm nay đốt trường mai sẽ ra đường làm bậy' (Hình 2).

 Nữ sinh Khánh Hòa bị bỏng hai chân khi châm lửa đốt trường. Ảnh cắt từ Clip.

Câu like, câu view chính là biểu hiện của việc giới trẻ mất định hướng, không có phương hướng cuộc đời, không có mục tiêu sống, không nhận thức được mình sống có ý nghĩa gì. Từ đó, các em không trân trọng cuộc sống, sẵn sàng vì sĩ diện mà hủy hoại bản thân.

Cần cho các bạn trẻ biết rằng hành vi "Nói và làm" ảnh hưởng trật tự xã hội, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người khác, có thể bị xử lý theo các quy định pháp luật.

Ai cũng có một thời tuổi trẻ khát khao thể hiện bản thân, muốn được chú ý và nổi tiếng, nhưng không vì thế mà những hành động gây sốc bất chấp hậu quả được bỏ qua.

Cần sự quan tâm của người lớn

Tuy nhiên, việc giúp người trẻ hiểu về ý nghĩa của cuộc sống, tìm ra giá trị của bản thân, phát huy tài năng đúng chỗ rất cần sự quan tâm và giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Không thể nói tôi bận quá, không có thời gian dành cho con, tôi đã giao con cho nhà trường. Cũng không được phép nói trường học chỉ là nơi các em học văn hóa, còn dạy con là việc của cha mẹ.

Trào lưu "Nói là làm" xuất phát chính từ những ẩn ức, lo lắng, băn khoăn, lệch lạc trong suy nghĩ, hay những khúc mắc trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô bị dồn nén lâu ngày và bùng phát theo cách tiêu cực.

Bên cạnh đó, hàng loạt cám dỗ như trò chơi điện tử, phim ảnh, truyện tranh bạo lực và khiêu dâm cũng khiến các em bị ảnh hưởng.

Facebook đã phát triển quá nhanh mà sách vở vẫn dạy những điều cũ kỹ. Mạng xã hội giờ đây còn thay thầy cô và cha mẹ đồng hành cùng con trẻ.

Vì thế, cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm và chia sẻ với con, thấu hiểu những suy nghĩ của trẻ, dạy con những bài học kỹ năng sống đơn giản nhưng sâu sắc, cùng bạn trẻ học cách thể hiện bản thân, giải tỏa tâm lý để thấy cuộc sống có ý nghĩa.

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng trong vụ việc mang xăng tới đốt trường, nữ sinh chưa đủ 14 tuổi nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy mức độ thiệt hại của trường, em có thể bị xử phạt hành chính hoặc giáo dục tại địa phương.

Nhóm người xúi giục, ép buộc em phải thực hiện lời hứa sẽ bị xem xét và chịu trách nhiệm cho từng hành vi cụ thể nếu cơ quan điều tra có cơ sở kết luận vụ việc.

Tùy theo tính chất là xúi giục, ép buộc người khác phạm tội, hay đóng vai trò chủ mưu, đồng phạm, người liên quan phải nhận hình phạt thích đáng.

Theo đó, người mua xăng đưa cho em, chuẩn bị các công cụ để thực hiện hành vi đốt trường bị coi là đồng phạm và có người đe dọa và ép buộc người khác phạm tội.

Theo Zing.vn

Nữ sinh đốt trường vì '1000 like': Chúng ta không thể im lặng

Thứ 4, 26/10/2016 | 16:16
Trước sự việc em học sinh 13 tuổi tại 1 trường THCS ở Khánh Hòa đã đốt trường vì “câu 1000 like” trên Facebook TS. Tùng Lâm đã có những trải lòng về vấn đề này.

'Câu' đủ 1.000 like trên facebook, cô gái mang xăng đến đốt trường

Thứ 6, 28/10/2016 | 09:40
Sau khi “câu” đủ 1.000 like trên Facebook, cô gái 13 tuổi ở Khánh Hòa đã tưới nửa lít xăng xung quanh phòng y tế của trường rồi châm lửa đốt trước sự hô hào, đe dọa của bạn bè.

Từ ‘khói’ của cậu bé Sa Pa đến ngọn lửa bén chân nữ sinh đốt trường

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:41
Nữ sinh Khánh Hòa đốt trường vì lời hứa 1000 like hay cậu bé hút thuốc lào để xin tiền khách du lịch đều chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ của một nhóm đồng loại có tâm lí, nhu cầu “dị hợm”.

Nữ sinh đốt trường vì '1000 like': Chúng ta không thể im lặng

Thứ 4, 26/10/2016 | 16:16
Trước sự việc em học sinh 13 tuổi tại 1 trường THCS ở Khánh Hòa đã đốt trường vì “câu 1000 like” trên Facebook TS. Tùng Lâm đã có những trải lòng về vấn đề này.

'Câu' đủ 1.000 like trên facebook, cô gái mang xăng đến đốt trường

Thứ 6, 28/10/2016 | 09:40
Sau khi “câu” đủ 1.000 like trên Facebook, cô gái 13 tuổi ở Khánh Hòa đã tưới nửa lít xăng xung quanh phòng y tế của trường rồi châm lửa đốt trước sự hô hào, đe dọa của bạn bè.

Từ ‘khói’ của cậu bé Sa Pa đến ngọn lửa bén chân nữ sinh đốt trường

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:41
Nữ sinh Khánh Hòa đốt trường vì lời hứa 1000 like hay cậu bé hút thuốc lào để xin tiền khách du lịch đều chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ của một nhóm đồng loại có tâm lí, nhu cầu “dị hợm”.