Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6?

Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6?

Thứ 5, 04/05/2017 | 10:33
0
Bất chấp những đồn đoán Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6 trong tháng Tư, nhưng điều đó đã không xảy ra. Điều đó không đơn giản như vậy. Triều Tiên hẳn có toan tính của họ...

"Kế hoạch ngầm" ?

Hơn một tháng sau khi các quan chức Mỹ và Hàn Quốc công khai tuyên bố Triều Tiên đã sẵn sàng “kích hoạt” một quả bom hạt nhân, thậm chí các nhà phân tích còn chỉ ra dẫn chứng cho thấy bãi thử Punggye-ri đã sẵn sàng tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6. Nhưng dường như tháng Tư đã trôi qua trong “yên bình”.

Tiêu điểm - Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6?

 Diễn tập bắn đạn thật tại Wonsan, Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 85 ngày thành lập Quân đội nhân dân Triều Tiên (Ảnh: KCNA). 

Theo CNN, sau mỗi lần thử tên lửa hay hạt nhân, Triều Tiên lại tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển vũ khí có tầm bắn vươn tới Mỹ. Vậy tại sao Triều Tiên lại trì hoãn vụ thử lần này?

“Tôi nghĩ Triều Tiên đã có một quyết định an toàn khi không tiến hành vụ thử hạt nhân trong tháng Tư vừa qua. Họ đang xem xét các yếu tố khác nhau và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để tiến hành vụ phóng thử trong thời gian tới”, chuyên gia Jean Lee của Trung tâm nghiên cứu vấn đề toàn cầu Wilson nói với CNN.

Trước đó, một quan chức quốc phòng cao cấp thừa nhận rằng, những hình ảnh vệ tinh tại khu vực bãi thử hạt nhân Punggye-ri, phía Đông Bắc Triều Tiên cho thấy hoạt động đào đường hầm ở khu cửa Bắc vẫn đang được tiếp diễn. Hành động này cho thấy Triều Tiên vẫn đang chuẩn bị cho những vụ thử hạt nhân mới, chứ chưa thể tiến hành trong tháng Tư.

Triều Tiên đang “chờ” thời cơ thích hợp

Triều Tiên thường tính toán các vấn đề trong nước và chính trị quốc tế mỗi khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân. Các cuộc thử nghiệm thường diễn ra theo một chu kỳ khá dễ doán, với thời gian trùng với thời điểm chính trị “nhạy cảm”, hoặc dịp lễ lớn ở Triều Tiên.

Gần đây nhất, hôm 16/4, một ngày sau lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của nhà lập quốc Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa thất bại. Hay nước này cũng tiến hành vụ thử tên lửa ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, trùng với dịp ông Trump tiếp đón Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng Hai.

Tiêu điểm - Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6? (Hình 2).

 Triều Tiên phóng thử tên lửa ngay khi Tổng thống Donald Trump tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng Hai (Ảnh: CNN).

Xem thêm >>> Hoạt động đặc biệt của Quân đội Triều Tiên 85 năm ngày thành lập

Rồi có nhiều đồn đoán rằng nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội (25/4), Triều Tiên sẽ tiến hành để thử hạt nhân và tên lửa. Nhưng cuối cùng, Bình Nhưỡng chỉ tiến hành cuộc tập trận pháo binh quy mô lớn.

Theo giới phân tích, ngày 25/6 kỷ niệm cuộc chiến Triều Tiên cũng là một lựa chọn để Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6.

Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử trước, hoặc sau ngày lễ quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi tàu sân bay và tàu ngầm Mỹ đang áp sát khu vực này, sẽ là một lựa chọn khôn ngoan để Triều Tiên không tiến hành thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo”, John Delury, Giáo sư tại đại học Yonsei (Hàn Quốc) nhận định.

“Trò chơi” mới chỉ bắt đầu...

Không chỉ không tiến hành một vụ thử hạt nhân mà nhiều hình ảnh cho thấy Triều Tiên đã tổ chức chơi bóng chuyền tại bãi thử Punggye-ri. Giới quan sát cho rằng, phải chăng, Bình Nhưỡng đang gửi thông điệp tới cho Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực “đây chính là một phần của ‘trò chơi’ lớn”.

Tiêu điểm - Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6? (Hình 3).

 Triều Tiên chơi bóng chuyền tại bãi thử hạt nhân (Ảnh: CNN).

Thêm vào đó, bằng những tuyên bố cứng rắn như, Bình Nhưỡng đã “sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân”, có thể “đáp trả bất cứ động thái khiêu khích nào từ phía Mỹ và các thế lực thù địch”, Triều Tiên muốn cho thế giới thấy họ đang phát triển và tiếp tục hoàn thiện không ngừng về vũ khí, quân sự.

Nhưng cho tới giờ, năng lực thực sự về hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn là một dấu hỏi lớn.

Tiêu điểm - Triều Tiên có 'kế hoạch ngầm' khi chưa thử hạt nhân lần thứ 6? (Hình 4).

 Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm cơ sở kỹ thuật quốc phòng (Ảnh: CNN).

Xem thêm >>> Tổng thống Trump họp khẩn, cả thế giới lo sợ chiến tranh Triều Tiên

CNN dẫn lời phân tích của Tong Zhao, chuyên gia quốc tế tại Trung tâm Carnegie - Tsinghua về Chương trình hạt nhân của toàn cầu cho rằng, sau những vụ thử hạt nhân, Triều Tiên có lẽ đã đạt tới năng lực sở hữu đầu đạn hạt nhân thu nhỏ mà vẫn có khả năng mang theo tên lửa. Do vậy, nếu tiến hành một vụ thử nghiệm nữa cũng chỉ là cách để tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, hoặc nâng cao sức hủy diệt.

Lá bài mặc cả với Hoa Kỳ?

"Điều đó có nghĩa là họ có thể sẽ hoãn, thậm chí hủy các vụ thử hạ nhân tiếp theo. Quan trọng hơn Bình Nhưỡng sẽ dùng nó như một ‘lá bài' mặc cả với Mỹ trong trường hợp trường hợp chính quyền Trump muốn đối thoại", chuyên gia Tong Zhao nhận định.

Hiện nay, sức ép từ Trung Quốc và Mỹ có thể cũng là một yếu tố khiến Triều Tiên chưa thử tên lửa lần 6. Nhiều dấu hiện cho thấy Bắc Kinh đã "quay lưng" với quốc gia Đông Bắc Á này, trong khi đó, Tổng thống Trump đã phát tuyên bố cứng rắn, sẽ xem xét mọi lựa chọn, kể cả sử dụng biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo Bình Nhưỡng dường như không bị áp lực trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế và những cảnh báo quân sự từ phía Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực.

“Nếu Bình Nhưỡng tin rằng ông Trump thực sự quyết tâm trong tiệc tiến hành một cuộc xung đột quân sự, rất có thể nước này sẽ đồng ý tham gia cuộc đàm phán như hành động từ thời cựu Chủ tịch Kim Nhật Thành đã làm”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J. Perry kết luận.

Xem thêm >>> Thông điệp sau màn khai hỏa 300 khẩu pháo bắn ra biển của Triều Tiên

Phương Anh

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.