Triều Tiên như thùng thuốc súng, Mỹ có trao 'gươm báu' vào tay Nhật?

Triều Tiên như thùng thuốc súng, Mỹ có trao 'gươm báu' vào tay Nhật?

Thứ 6, 05/05/2017 | 17:29
0
Nhật Bản đã gửi thông điệp tới Washington với đề nghị cần xem xét việc mở rộng khả năng phòng thủ tên lửa trước mối đe dọa đến từ Triều Tiên.

Lo ngại Triều Tiên, Nhật tìm kiếm giải pháp mới?

Với việc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên tục từ đầu năm 2017, các nhà hoạch định chính sách Mỹ và Nhật Bản đang phải đối mặt với áp lực mới để giải quyết mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng đến từ quốc gia này.

Trong tháng 5, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera của đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã đến Mỹ gửi thông điệp tới Washington với đề nghị cần xem xét việc mở rộng khả năng phòng thủ tên lửa của Tokyo.

Hồ sơ - Triều Tiên như thùng thuốc súng, Mỹ có trao 'gươm báu' vào tay Nhật?

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên tàu khu trục của Nhật Bản được cho là vẫn còn hạn chế. Ảnh minh họa.

Đây có thể là bước đi quan trọng của Thủ tướng Shinzo Abe - người đang tìm cách sửa đổi lại bản “Hiến pháp hòa bình” thời hậu chiến của Nhật Bản - cũng như mang lại lợi ích cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc phát triển những cách thức mới gây áp lực lên Triều Tiên.

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Mỹ đã thay Nhật Bản lập ra hiến pháp với tên gọi: “Hiến pháp hòa bình” với quy địnhTokyo vĩnh viễn từ bỏ phát động chiến tranh, không duy trì lục quân, hải quân, không quân và các lực lượng chiến tranh khác.

Bản hiến pháp này đã hạn chế đáng kể chính sách phát triển quốc phòng của Nhật Bản từ năm 1947 cho đến nay.

Với những rào cản về chính trị và tài chính, việc mở rộng cơ sở hạ tầng, mua sắm các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại là một ước muốn khó khăn dù nhu cầu của Tokyo là cần thiết.

Những tiến bộ gần đây về công nghệ tên lửa của Triều Tiên đang cho thấy khả năng áp đảo bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bất kỳ nào của Nhật, do đó một số nhà hoạch định chính sách ở Tokyo đang tìm kiếm một khí tài toàn diện hơn.

Nhật Bản hiện có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hai lớp gồm SM-3, đánh chặn tên lửa trên không, và PAC-3 nhằm vào tên lửa gần mặt đất. Trong khi đó, tên lửa Musudan của Triều Tiên, với tốc độ tới 21km/giây đánh dấu bước đột phá cho phép các đầu đạn của Bình Nhưỡng vượt ngoài tầm bắn của các hệ thống đến từ Nhật Bản.

Liệu có phiên bản hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc ở Nhật Bản?

Phương án khả thi cho Tokyo hiện tại một hệ thống tiên tiến dạng như THAAD đang được triển khai ở Hàn Quốc được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa vượt trội ở cả trong lẫn ngoài bầu khí quyển.

Hồi tháng 1/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đến thăm căn cứ không quân tại đảo Guam, thị sát hệ thống THAAD của quân đội Mỹ.

Bà Tomomi Inada coi THAAD là một phương án lựa chọn để đổi mới hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, đồng thời cho biết sẽ hoàn thành quy hoạch phòng thủ tên lửa trước mùa hè năm 2017.

Theo ông James L. Schoff, cựu Cố vấn Cao cấp về Chính sách Đông Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ, bên cạnh việc năng lực quốc phòng của Nhật Bản khó có thể ngăn chặn những đợt tấn công có thể xảy ra đến từ Triều Tiên, việc tăng cường thêm vũ khí và nâng cấp chính sách quốc phòng còn mang đến sự hợp tác sâu rộng hơn về an ninh của Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt trong nhiều tình huống khẩn cấp.

Cả hai bên hoạch định chính sách Mỹ và Nhật Bản đều cần nhận ra rằng mặc dù việc mua lại các thiết bị phòng thủ tầm xa của Nhật Bản không phải là một “viên đạn bạc” giúp ngăn chặn các mối nguy từ Triều Tiên, việc tăng cường quân sự có thể đóng một vai trò tích cực khi được xem xét trong bối cảnh khu vực với sự hợp tác qua lại trong liên minh an ninh Mỹ-Nhật.

Câu hỏi đặt ra là việc Mỹ có sẵn sàng “mang gươm trao tay” Nhật Bản, trong đó ủng hộ sửa đổi chính sách quốc phòng và hợp tác triển khai hệ thống THAAD như một bước nâng cấp liên minh hiện tại hay không.

Đây cũng là một phần thông điệp của ông Onodera ở Washington. Đối với Nhật Bản, ngoài ý nghĩa lá chắn phòng thủ, hệ thống THAAD một khi được hoàn thành sẽ có tác dụng thúc đẩy việc Nhật Bản trở thành nước lớn về quân sự. Từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay, quyền tự vệ quân sự của Nhật Bản bị hạn chế và quá dựa vào quân đội Mỹ.

Một sự tự chủ hơn trong việc tự bảo đảm an ninh sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho Tokyo mà còn với cả Washington trong các mục tiêu chiến lược ở khu vực. Dù vậy, khó khăn vẫn là vấn đề tài chính, việc triển khai THAAD sẽ khiến quốc đảo tốn hàng tỷ yên mà chưa biết số tiền này sẽ huy động như thế nào.

Đọc thêm>>> Infographic: Những phát ngôn 'dậy sóng' của TT Trump về Triều Tiên

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.