"Trò chơi chiến tranh" Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 18/09/2017 | 14:27
0
Cuộc tập trận với 100.000 quân của Nga và Belarus đang khiến phương Tây phải nín thở khi những kẻ thù giả định mà Nga nêu ra không khác gì ám chỉ đó chính là NATO. Đích thân Tổng thống Nga Putin giám sát cuộc tập trận.

Đích thân ông Putin giám sát cuộc tập trận

Theo Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đích thân giám sát hoạt động của lực lượng vũ trang Nga và Belarus trong suốt cuộc tập trận chiến lược Zapad 2017.

Đây được coi cuộc tập trận phô diễn sức mạnh quân sự Nga lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ 14/9, theo ước tính, có khoảng 100.000 binh sĩ Nga và Belarus đã được huy động tham gia cuộc tập trận quan trọng tại Leningrad dọc theo biên giới của ba quốc gia thành viên NATO, gồm Litva, Latvia và Ba Lan.

Quân sự - 'Trò chơi chiến tranh' Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật

Tổng thống Putin sẽ giám sát các bài tập Zapad năm nay.

Zapad 2017 là phiên bản mới nhất của một loạt các cuộc diễn tập huấn luyện được triển khai lần đầu tiên vào những năm 1970.

Sau khi tạm dừng một thời gian dài khi Liên Xô sụp đổ, Zapad được khởi động lại vào năm 1999 và được duy trì và mở rộng dưới thời Tổng thống Putin.

Zapad từng có sự tham gia của các lực lượng quân sự từ các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, song rất nhiều trong số đó hiện tại đã gia nhập NATO.

Hiện nay, cuộc tập trận quân sự bị thu hẹp xuống chỉ còn hai thành viên tham gia - Nga và Belarus - nhưng nó vẫn được các nhà hoạch định quân sự phương Tây quan sát một cách thận trọng.

Belarus phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ của Nga để duy trì nền kinh tế thịnh vượng và đồng quan điểm với Moscow rằng, phương Tây đang âm mưu chia rẽ và thậm chí xâm lược họ.

Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm mối quan hệ giữa Nga và phương Tây tiếp tục xấu đi, khi Washington và Moscow đáp trả nhau bằng những đòn trừng phạt ngoại giao.

Từ những lùm xùm về nghi án Nga can thiệp bầu cử cùng với tầm ảnh hưởng lan rộng trên rất nhiều khu vực địa chính trị quan trọng trong những năm gần đây, các quan chức phương Tây ngày càng lo ngại về những động thái mới từ Điện Kremlin.

Quân sự - 'Trò chơi chiến tranh' Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật (Hình 2).

Khung cảnh diễn tập quân sự Nga-Belarus vào năm 2013 gần Kaliningrad. Một số nhà phân tích lo ngại, phiên bản năm nay có thể là một khúc dạo đầu cho một cuộc xâm lăng quân sự.

Tờ New York Times còn lo ngại Zapad năm nay sẽ là cái cớ để Moscow tăng cường kết hợp quân sự bằng việc mang thêm quân tới Belarus, thiết lập một sự hiện diện quân sự lâu dài trên biên giới với các nước NATO.

Trong khi đó, các quan chức vùng Baltic và Ba Lan đã lên tiếng cảnh báo các bài tập có thể được sử dụng như một vỏ bọc cho sự xâm lăng của Nga.

“NATO sẽ giám sát chặt chẽ cuộc tập trận”, Tổng thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ông Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại Brussels. Ông gọi những bài tập của Nga là một “sự khuấy động khiến người khác khó chịu”.

Người đứng đầu NATO kêu gọi Nga đảm bảo các cam kết công khai thông tin về tất cả các bài tập lớn có từ hơn 13.000 binh sĩ hoặc 300 xe tăng trở lên và cho phép các quan sát viên nước ngoài theo dõi.

Kẻ thù tưởng tượng, nhưng lo ngại là thật

Theo kịch bản Zapad năm nay, Nga và Belarus sẽ kết hợp quân sự để đẩy lùi sự xâm lăng bởi Veishnoriya, một quốc gia giả định được hỗ trợ bởi phương Tây. Kịch bản cũng bao gồm hai nước tưởng tượng khác là Lubeniya và Vesbasriya, tạo thành một liên minh với Veishnoriya để uy hiếp an ninh Nga.

Một số nhà quan sát so sánh ba quốc gia “tưởng tượng” này đại diện cho các nước Baltic có cùng biên giới với Nga. Trong khi quốc gia giả định Veishnoriya được tờ New York Times gọi là “nỗi sợ hãi tối tăm nhất” của Điện Kremlin về phương Tây.

Quân sự - 'Trò chơi chiến tranh' Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật (Hình 3).

Lực lượng Belarus-Nga tập trận chung ở khu vực Mogilev.

Mùa Hè năm nay, Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đồng minh gồm 25.000 quân tham gia các bài tập ở Đông Âu và cho phép các quan sát viên của Nga tham dự.

Trong khi đó, Moscow nhấn mạnh Zapad sẽ chỉ có sự tham gia của 12.700 quân. Điều này có nghĩa rằng, nó cũng giống như tất cả các cuộc tập trước trong quá khứ và Nga có quyền từ chối cho phương Tây quan sát.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Margus Tsahkna dẫn thông tin về việc Nga triển khai 4.000 toa xe đường sắt để vận chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến Belarus.

Con số này cho thấy đội ngũ được huy động trong cuộc tập trận lớn hơn so với tuyên bố.

Thiếu tướng Mỹ Ben Hodges, người đứng đầu lực lượng quân sự ở châu Âu cũng chia sẻ mối lo ngại trên khi mô tả Zapad giống như một “con ngựa thành Troy”, vỏ bọc để Nga đưa lực lượng quân sự ra nước ngoài.

Quân sự - 'Trò chơi chiến tranh' Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật (Hình 4).

Các thiết bị vũ khí được cả hai bên triển khai rầm rộ.

Nga đã bác bỏ những lo âu của phương Tây về Zapad-2017 khi tuyên bố cuộc tập trận hoàn toàn mang mục đích phòng thủ.

Belarus đã mời một số tùy viên quân sự nước ngoài tới dự khán và cung cấp một số chi tiết trong “trò chơi chiến tranh” với Nga, trong đó có các cuộc không kích và những bài tập với xe tăng vào hai ngày 17-18/9

Một báo cáo của CIA giải mật về các cuộc tập trận quân sự của Liên Xô vào những năm 1980 tiết lộ, các bài tập của Liên Xô luôn có những kỹ xảo để ngụy trang số lượng tham gia thực sự của binh lính và mục đích của bài tập.

Quân sự - 'Trò chơi chiến tranh' Zapad 2017: Cuộc tập trận sấm sét, kẻ thù giả, nỗi sợ thật (Hình 5).

Bài tập đầu tiên được kết hợp giữa Lực lượng nhảy dù Nga và Lực lượng đặc biệt của Belarus ở Polivna. 

Tờ New York Times dẫn ý kiến trong bản báo cáo cho biết, cuộc tập trận hải quân của Liên Xô trước đây được thiết kế để thực hành đổ bộ trên một hòn đảo ngoài Đan Mạch - một thành viên của NATO - đã được ngụy trang như một bài tập bảo vệ bờ biển thông thường.

Theo đó, các thông tin giả mạo trước khi bài tập bắt đầu sẽ được tung ra để làm nhiễu loạn tình báo phương Tây.

Các quan sát viên nước ngoài từ NATO không bao giờ được phép tham gia dự khán cuộc tập trận Zapad ngay từ thời Liên Xô.

Thậm chí các nhà ngoại giao phương Tây làm việc ở Moscow còn bị cấm xâm nhập vào các khu vực có các bài tập đang được diễn ra.

Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết, ông không thể suy đoán về mục đích thực sự của Zapad-2017 và nói rằng mọi thứ sẽ chỉ rõ ràng khi nó kết thúc vào tuần tới.

Dẫu vậy, ông nhấn mạnh, kịch bản của Nga về chống lại các quốc gia "tưởng tượng" đang lại mang lại mối lo ngại thực sự đối với các nước phương Tây.

Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên

Thứ 6, 25/08/2017 | 06:15
Đến tận tháng Chín, cuộc tập trận Zapad (Phương Tây) 2017 của Nga mới chính thức bắt đầu, nhưng ở thời điểm hiện tại, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã dõi mắt để ý sự chuẩn bị của Moscow.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.