Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:43
0
“Mình thấy người khác bị chèn ép là sẵn sàng xông vào cuộc, sẵn sàng làm miễn phí. Nếu không phải vì yêu nghề, đam mê với nghề thì có lẽ những lúc vấp phải những khó khăn mình đã bỏ cuộc”, luật sư Hà Thị Thanh chia sẻ.

Phóng viên báo Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi với nữ luật sư Hà Thị Thanh, chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Hưng Yên, ủy viên hội đồng luật sư toàn quốc, ủy viên ban giám sát, khen thưởng, kỷ luật luật sư về quãng đường hành nghề luật đầy chông gai của bà.

PV: Thưa luật sư, được biết luật sư là một trong số ít những nữ luật sư thành đạt và có tiếng ở Việt Nam. Luật sư có thể chia sẻ về cái tâm của người làm nghề luật?

Thực ra thì làm nghề nào cũng cần phải có cái tâm cả. Riêng nghề luật thì có tính đặc thù của nó và người ta thường đặt cái tâm nghề nghiệp khi nói về nghề này. Cũng thật khó định nghĩa thế nào là có tâm với nghề, với người. Mình thấy người khác bị chèn ép là sẵn sàng xông vào cuộc, sẵn sàng làm miễn phí. Nếu không phải vì yêu nghề, đam mê với nghề thì có lẽ những lúc vấp phải những khó khăn mình đã bỏ cuộc.

Luật sư - Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Luật sư Hà Thị Thanh, chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Hưng Yên.

 PV: Được biết, công ty Luật Song Thanh của luật sư thường xuyên có những hoạt động trợ giúp pháp luật miễn phí cho khách hàng, luật sư có thể chia sẻ thêm về điều này?

Đúng là công ty Luật Song Thanh do tôi làm giám đốc thường xuyên thực hiện các vụ việc mang tính chất trợ giúp miễn phí. Tôi quan niệm mình giúp được ai cái gì thì mình giúp thôi. Làm nghề luật cũng là một cách chữa bệnh cho con người.

PV: Luật sư có thể nói về những kỷ niệm đáng nhớ hay những vụ việc khiến luật sư ấn tượng trong qua trình hành nghề của mình có liên quan đến việc trợ giúp pháp lý cho khách hàng?

Thực ra thì trong suốt ngần ấy năm hành nghề, bản thân tôi cũng có rất nhiều vụ việc khác nhau và những kỷ niệm cũng theo chân người luật sư. Vui cũng có mà buồn cũng có. Có hai vụ việc mà tôi thấy rất đáng nhớ đó là vụ án nam thanh niên 18 tuổi giết người đồng tính ở cánh đồng bông. Vụ án này đã từng tốn không ít giấy mực của báo chí. Đó là một vụ án rất đáng nhớ, một thanh niên mới 18 tuổi chỉ vì một chút không kìm chế được bản thân đã tự hủy hoại cuộc đời mình bằng một bản án nghiêm khắc cho hành vi giết người. Tôi là người đã trực tiếp theo vụ này và tôi thấy rất tiếc cho bị cáo.

Luật sư - Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật (Hình 2).

Một trong những bằng khen về thành tích trong công tác "khối bổ trợ tư pháp" mà công ty luật Song Thanh được nhận.

Vụ án thứ hai đó là vụ cô bé 9 tuổi bị hiếp dâm, sau đó phấn đấu để trở thành một bác sỹ giỏi, giải thoát bản thân mình ra khỏi nỗi ám ảnh. Và khi cô vừa tốt nghiệp đại học y thì cơ quan điều tra bắt được thủ phạm đã hiếp dâm cô gái đó 13 năm trước. Chính cô gái ấy đã đứng ra xin giảm án cho kẻ hại đời mình và nói những lời rất nhân văn, rất thấm thía.

PV: Thưa luật sư, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì những giá trị đạo đức đang dần bị thay đổi. Nghề bác sỹ thời gian gần đây cũng gặp nhiều “tai tiếng”, vậy nghề luật sư, một trong những nghề được tôn vinh là cao quý, phải làm gì để giữ vững “danh uy” đó?

Con người làm nên danh dự nghề nghiệp chứ không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người. Nếu muốn giữ được sự tôn vinh cao quý ắn hẳn mỗi luật sư đều phải cố gắng chứ không gì riêng tôi. Luật sư có tới 27 quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp và bất cứ ai muốn trở thành luật sư đều phải trải qua kỳ “sát hạch” về việc nắm bắt những quy tắc đạo đức đó. Về phần mình tôi chắc chắn còn và sẽ tiếp tục thực hiện những vụ việc trợ giúp pháp lý, tuyên truyền pháp luật. Đạo đức nghề nghiệp không phải anh cứ nói mà thành, nó thể hiện qua hành động và qua kết quả, những điều mà một luật sư làm được.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư, chúc luật sư luôn mạnh khỏe.

Băng Tâm

Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:44
Tại phiên tòa, 4 cán bộ Thanh tra Chính phủ và hai phóng viên được tòa triệu tập vớitư cách nhân chứng đều vắng mặt. Đại diện VKSND đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hà (nguyên thanh tra viên Phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ - TTCP) 4 – 5 năm tù, bị cáo Trần Anh Hùng (trú tại phường Tân Lập-NhaTrang) 5 – 6 năm tù theo khoản 2 Điều 263 BLHS (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm).

Động cơ khiến luật sư uy tín gây thảm án rúng động xứ Lạng?

Thứ 4, 14/08/2013 | 16:34
Trước khi trở thành luật sư rất có uy tín tại địa phương, ông Vi Khắc Vọng (SN 1959, trú tại khu đô thị Phú Lộc 4 - TP. Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn) đã có gần 30 năm công tác trong quân đội ở vị trí điều tra viên hình sự và về hưu với quân hàm trung tá.

Bài học đầy nhân văn từ vụ hiếp dâm bé 9 tuổi

Thứ 3, 20/08/2013 | 08:49
“Quá khứ đã qua rồi, dù bị tổn thương, hận thù đàn ông, nhưng trải qua những năm tháng tôi cũng đã trưởng thành hơn, tôi muốn tha thứ cho chính kẻ đã hại đời tôi, cướp đi sự trinh trắng của tôi ngay từ khi tôi mới chỉ là một cô bé 9 tuổi”, H đã trình bày như thế trước hội đồng xét xử.

Thiếu 'chuẩn' nên luật sư thành… 'vô lễ' trước Tòa?

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:06
Luật sư (LS) là một chủ thể quan trọng trong quá trình tố tụng, nhất là khi chủ trương cải cách Tư pháp đang muốn "cải thiện" qui trình xét xử của toà án với việc nhấn mạnh đến vai trò của luật sư.

Luật sư lo 'gỡ' cho người, mình chịu 'vướng'

Thứ 2, 12/08/2013 | 14:05
Quyền bào chữa gắn chặt với chức năng gỡ tội, có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với các chức năng cơ bản khác của tố tụng hình sự Việt Nam là chức năng buộc tội và xét xử.

Luật sư: Con người tạo danh dự cho nghề nghiệp

Thứ 6, 09/08/2013 | 21:28
Trở thành một luật sư giỏi là niềm ao ước của rất nhiều người, không chỉ bởi nghề luật sư là một nghề cao quý mà còn bởi nghề ấy có thể khiến cho người luật sư có một chỗ đứng trong xã hội, được mọi người nể trọng, thậm chí là một cuộc sống no đủ, sung túc.