Trông xe, ép sinh viên nộp phí mũ bảo hiểm

Trông xe, ép sinh viên nộp phí mũ bảo hiểm

Thứ 5, 28/03/2013 | 14:47
0
Theo phản ánh của nhiều sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dịch vụ trông xe của trường thu thêm tiền trông mũ bảo hiểm bắt buộc khi gửi xe, nhưng lại thiếu trách nhiệm trong việc quản lí mũ bảo hiểm cho sinh viên.

Nguyễn Tùng Linh, lớp Kinh tế Đầu tư 51A cho biết, không chỉ riêng em mà còn rất nhiều các bạn sinh viên khác trong và ngoài trường có bắt gặp nhiều khúc mắc và bức xúc trong quá trình gửi xe máy, xe đạp tại các bãi gửi xe trực thuộc trường.

Trong đó, về vấn đề giá vé trông giữ xe. Hiện nay ở các bãi, khu vực gửi xe, điển hình là bãi gửi xe khu vực nhà 4, trước cổng KTX ĐHKTQD, các cán bộ, nhân viên trông giữ xe đã và đang không thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của Ban giám đốc Trung tâm dịch vụ ban hành và niêm yết trên bảng thông báo.

Xã hội - Trông xe, ép sinh viên nộp phí mũ bảo hiểm

Vé trông xe máy kèm theo trông mũ bảo hiểm bắt buộc (Ảnh: Phan Chính)

Tuy nhiên, trên thực tế, vé xe được thu với mức giá vượt quá quy định 1.000đ mỗi ca, và các nhân viên trông giữ xe còn tách ca 1 thành 2 ca và thu thêm tiền vé. Thêm vào đó, mặc dù nhiều trường hợp các bạn sinh viên không gửi mũ bảo hiểm, nhưng vẫn bị tính thêm phí trông giữ trang thiết bị 1.000đ.

Theo Tùng Linh, việc làm trên của các cán bộ nhân viên trông giữ xe, không chỉ trái với quy định của Ban giám đốc TTDV, mà còn vi phạm Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội, gây nhiều bức xúc cho các bạn sinh viên khi sử dụng dịch vụ trên.

Thêm vào đó, thái độ, cách ứng xử khi làm việc của các cán bộ, nhân viên trông giữ xe không thân thiện, cởi mở. Các cán bộ, nhân viên trông giữ xe hầu hết khi gặp những thắc mắc, phản hồi, yêu cầu giải thích từ các bạn sinh viên về vấn đề thu tiền vé sai quy định, về trả lại tiền thừa thiếu, hay các trường hợp phạt do mất vé xe… đều tỏ ra rất khó chịu, bực tức và thường dùng những lời lẽ cáu gắt, thậm chí văng tục, văng bậy với các bạn sinh viên.

Đặc biệt, khi trả lời sai, bị đưa vào tình thế khó trả lời, họ thường từ chối giải thích và đùn đẩy trách nhiệm do ban giám đốc chỉ thị, quy định. Nhiều trường hợp các bạn bị mất mũ bảo hiểm khi gửi cùng xe, hay xe gặp vấn đề trục trặc bị hư hại sau khi gửi, các nhân viên đều đổ lỗi cho chủ xe và từ chối chịu trách nhiệm.

Xã hội - Trông xe, ép sinh viên nộp phí mũ bảo hiểm (Hình 2).

Bảng giá niêm yết dịch vụ trông xe, nhưng thực tế lại thu cao hơn bảng giá này (Ảnh: Phan Chính)

Đồng quan điểm với với Tùng Linh, sinh viên Mai Thanh Hà cho rằng, "phí trông đắt và điêu. Hôm nay gửi xe bên trường mình lấy xe lúc 18h02 phút, các nhân viên trông xe bảo thêm 3.000đ. Đâu có cái luật ấy, đôi co một hồi thì mình đã thắng với thái độ hậm hực của người thu vé" .

Trong khi đó, Nguyễn Đức Việt, lớp Chứng Khoán K52 cho biết: “Các nhà để xe của trường mình tính sau 05h00p chiều là sang ca khác, trong khi đúng chính xác lịch học thì phải 05h30p mới hết ca học buổi chiều, vậy thì nghiễm nhiên các bãi gửi xe đã tính lên cho các bạn học ca cuối buổi chiều thêm 01 ca, mình tin điều này mọi người đều gặp rất nhiều nhưng ko ai muốn tranh luận rườm rà làm gì, ca trông xe phải theo ca học, chứ chẳng nhẽ chúng ta phải xin thầy cô cho tan sớm ra lấy xe?”.

Sinh viên Đào Trọng Anh thắc mắc: "Thứ nhất, vé xe ghi 1.000 đồng thì chỉ được thu 1000 đồng. Sinh viên tự chịu trách nhiệm bảo quản mũ của mình bằng cách cất vào cốp, gắn vào yên xe. Không được thu 1.000 đồng tiền trông mũ bảo hiểm. Thứ 2, gửi xe từ sáng đến chiều luôn bị mất 4.000 đồng, thứ bảy 5.000 nghìn, thiếu luôn luôn bị gọi lại."

"Em và bạn gửi xe tại nhà xe cổng kí túc xá từ 06h00 đến 09h45 phút tối, vậy mà cũng mất 5.000VNĐ. Có thắc mắc thì cô trông xe bảo đây là gửi xe đã quá giờ gửi buổi tối và đến ca đêm rồi nên mất 5.000đ, và khi hỏi lại cô là cô ghi ở ngoài biển là 10h30 phút mới đến ca đêm thì cô bảo là: “Không ai trông xe cho các cháu quá 09h00 tối cả". Vì muốn về sớm nên đành trả tiền vé xe để đi về, mà có đứng cãi nhau với cô ấy thì cũng không thể thắng vì người đâu mà mồm năm miệng mười, nói hết phần của người khác. Thỉnh thoảng phải đến nhà cô giáo để thảo luận chuyên đề mà nhà cô thì chật không có chỗ để xe nên dành phải gửi xe ở kí túc xá. Và lúc nào cũng mất 5000d cho buổi tối như vậy. Quả thực rất bức xúc về vấn đề này, vì chúng em là sinh viên, tiền đi học rồi ăn ở bao nhiêu chi phí phải lo, đến gửi xe cũng mất nhiều như thế trong khi các trường khác gửi xe từ 6h sáng đến 6h tối chỉ mất 2.000đ (Bách Khoa, Xây dựng…), còn với trường ĐH Y, nếu là sinh viên hoặc cán bộ trong trường thì chỉ mất 1.000đ với xe máy và 500đ với xe đạp." – Nguyễn Bảo Thoa bức xúc.

Nguyên An

Dịch vụ trông xe vào chùa hốt bạc đầu năm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
– Tháng Giêng được ví là tháng ăn chơi. Đầu năm, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình thường tổ chức đi lễ chùa, nên dịch vụ trông xe tại các đền chùa bước vào thời điểm sôi động nhất trong năm. Giá trông xe vì thế cũng tăng chóng mặt.

Nhiều điểm trông xe chưa bị "khai tử"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Linh, PGĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, dù hôm nay được ấn định là ngày "khai tử" đối với toàn bộ các điểm trông giữ xe của 262 tuyến phố thuộc nội thành Hà Nội nhưng nhiều điểm vẫn cố tình vi phạm.

Nhân viên trông xe "cuỗm" 300 triệu của khách

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Sau khi uống cà phê xong lấy xe ra về thì anh D. phát hiện số tiền hơn 300 triệu để trong cốp xe đã không cánh mà bay.

Ngổn ngang bãi đỗ trong ngày đầu xóa điểm trông xe

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Hôm nay 16/2, lực lượng chức năng Hà Nội chính thức ra quân để xử lý các điểm trông giữ xe vi phạm quy định cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố. Tại nhiều tuyến phố, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra rất phổ biến. Xe cộ vẫn lộn xộn để ngang dọc trên vỉa hè, dưới lòng đường.

Hà Nội “bó tay” trước tình trạng loạn phí trông xe?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Mặc dù phí dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy và ô tô đã được các ngành chức năng quy định cụ thể, tuy nhiên tại Hà Nội vẫn tồn tại tình trạng hỗn loạn về giá.