Trung Quốc muốn gì ở sáng kiến Vành đai và Con đường?

Trung Quốc muốn gì ở sáng kiến Vành đai và Con đường?

Thứ 2, 29/05/2017 | 14:38
0
Chiến lược ấp ủ nhiều năm của Trung Quốc đã mang đến những lời mời gọi ngọt ngào, nhưng ẩn sâu trong đó vẫn có những dấu hỏi mà các cường quốc trên thế giới cảm thấy lo ngại.

Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" (BRI) là nỗ lực táo bạo nhất của Trung Quốc để nói nên khát vọng vươn tầm thế giới và tìm kiếm sự chắc chắn hơn trong quan hệ với các nước láng giềng trên khắp châu Á cũng như các quốc gia trên toàn cầu. Việc tổ chức diễn đàn Vành đai và Con đường thể hiện nhiều tham vọng. Tuy nhiên, ẩn sau ý tưởng này vẫn còn nhiều nghi ngại của các đối tác toàn cầu của Trung Quốc…

Tiêu điểm - Trung Quốc muốn gì ở sáng kiến Vành đai và Con đường?

Sáng kiến Vành đai và Con đường được Trung Quốc phát triển ý tưởng dựa trên Con đường Tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử.

Sự khởi đầu của ý tưởng này xuất phát từ các mối liên kết trong lịch sử giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xuyên Á. Họ là những quốc gia sẽ cảm nhận tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách rõ ràng nhất.

BRI là một chiến lược lớn của Trung Quốc để đạt được sự phát triển bền vững thông qua việc tăng cường kết nối với các nước đối tác và thực hiện các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi. Như chuyên gia kinh tế David Vines nói, mặc dù có những rủi ro trong việc chia sẻ, BRI cho thấy “một cơ hội to lớn”.

Nó đưa ra một khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế thông qua nền tảng của chủ nghĩa gắn kết khu vực, với việc tăng cường 5 loại liên kết: chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư, tài chính và giao thương.

Trong số năm loại liên kết, ưu tiên được đặt vào kết nối cơ sở hạ tầng. Loại kết nối này chú trọng về xây dựng và hỗ trợ tài chính cho các công trình đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn dầu, điện và kết nối viễn thông giữa các nước tham gia. Nó cũng bao gồm xây dựng các hành lang kinh tế lớn và các cảng biển, tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hoá, vốn, công nghệ, con người và thông tin.

Kết nối cơ sở hạ tầng là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế, sự phát triển sâu rộng sẽ làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn về tăng trưởng và giúp tăng cường thương mại, đầu tư và hội nhập tài chính.

BRI có hai đặc điểm xác định: Nó là một khuôn khổ để gọi tên sự liên kết giữa năng lực phát triển trong nước của Trung Quốc và những thách thức bên ngoài. Nó là một khuôn khổ để mời gọi các đối tác trên khắp thế giới cùng tham gia với Trung Quốc nhằm tiến tới một thỏa thuận mà thông qua đó, lợi ích các bên có được những thành quả tốt nhất.

Điều quan trọng là BRI chấp nhận các nguyên tắc của chủ nghĩa khu vực mở, chào đón sự tham gia của các nước trên thế giới. Các đối tác có thể tham gia hợp tác ở mọi cấp độ và trong bất cứ lĩnh vực nào phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của họ.

Việc tăng cường các nguyên tắc thương mại tự do và hội nhập kinh tế sâu rộng là những gì mà thế giới hiện nay đang cần, trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại và làn sóng chống toàn cầu hóa được khởi động bởi chính quyền Tổng thống Donald Trump ở Washington.

Thế giới có thể hoan nghênh cam kết của Trung Quốc với những nguyên tắc này. Sự thừa nhận thông qua BRI đã chứng minh cho sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với thị trường quốc tế và sự lãnh đạo kinh tế mà khu vực và thế giới đang cần có, để đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững hơn.

Trên cơ sở tham vấn và hợp tác chặt chẽ, sáng kiến ​​này có thể được xem như là một cơ hội quan trọng để đa dạng hóa và tăng cường hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu của Trung Quốc.

Rủi ro và những lời từ chối

Tiêu điểm - Trung Quốc muốn gì ở sáng kiến Vành đai và Con đường? (Hình 2).

Chiến lược dài hơi của Trung Quốc đang bị các quốc gia lớn nghi ngại.

Trung Quốc vốn đang trong quá trình xác định chiến lược để nâng cao và định hình tầm ảnh hưởng của mình với nền kinh tế toàn cầu.

Trong một thế giới mà không có “Vành đai Con đường” - thế giới (và Trung Quốc) sẽ không thể nhìn nhận rõ ràng về mức độ tham gia của Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác và những lợi ích kinh tế, ảnh hưởng mà nước này mang lại.

Một tuyên bố chung của Hoa Kỳ-Trung Quốc cho biết rằng, "Mỹ công nhận tầm quan trọng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc" và trong một dấu hiệu đầy hứa hẹn, Washington  đã cử một phái đoàn tới dự hội nghị thượng đỉnh.

Theo nhóm tác giả thuộc diễn đàn East Asia Forum, có hai rủi ro chính trong sáng kiến mà Trung Quốc đưa ra.

Thứ nhất liên quan đến chính sách của Trung Quốc trong việc phát triển BRI. Mặc dù Trung Quốc đã mô tả sáng kiến được thiết kế để tạo ra khuôn khổ “win-win” – các bên cùng có lợi, điều này sẽ không dễ dàng và sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong hợp tác quốc tế.

Rủi ro thứ hai liên quan đến các chính sách mà các nước khác áp dụng đối với Trung Quốc và mức độ mà các nguyên tắc mà Trung Quốc đưa ra có thực sự tính đến các lợi ích đa phương hay không.

Dưới sức ép từ phía Mỹ, Thủ tướng Australia Tony Abbott ban đầu đã từ chối lời mời của Trung Quốc, dù rõ ràng BRI và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã gửi lời mời gọi khó cưỡng.

Sự thành công hay thất bại của BRI - không chỉ đối với ngoại giao kinh tế của Trung Quốc mà còn mang đến tác động cho nền kinh tế toàn cầu - sẽ phụ thuộc vào việc liệu các nước như Australia và các cường quốc châu Âu có thể tin tưởng tinh thần cam kết đa phương từ Trung Quốc hay không.

 Điều đáng nói, 6 nước châu Âu từng có mặt tại hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và Con đường” bao gồm Đức, Pháp, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia đã từ chối ký kết vào bản thông cáo chung vào đúng ngày bế mạc.

Lý do các nước châu Âu không ủng hộ là việc nhận ra các văn bản của Bắc Kinh không có những cam kết về tự do thương mại và cạnh tranh công bằng. Đây là những chuẩn mực mà Liên minh châu Âu (EU) luôn đòi hỏi trong hợp tác với Trung Quốc, trong khi phía nước này vẫn duy trì chính sách bảo hộ nền kinh tế.

Trong khi đó, Ấn Độ - một trong những cường quốc ở châu Á đã tẩy chay cuộc họp ở Trung Quốc và từ chối lời mời tham gia khi nhấn mạnh "các dự án kết nối từ phía Bắc Kinh phải đi theo hướng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

Ấn Độ được xác định là nước có tiếng nói quan trọng nhất trong kế hoạch 1000 tỷ USD của Bắc Kinh do một trong những dự án trọng điểm thuộc "Vành đai và Con đường" đi qua Pakistan và khu vực Kashmir đang tranh chấp.

Zhongping, một nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho biết, Ấn Độ lo ngại Trung Quốc dự định dùng “Vành đai và Con đường” như một kế hoạch “kìm chân” New Delhi.

"Ấn Độ luôn coi Trung Quốc là địch thủ lớn nhất trong tâm tưởng và điều đó liên quan đến việc họ luôn cảnh giác trước những động thái ẩn giấu sau kế hoạch lớn của Bắc Kinh”, ông Zhongping nói với kênh truyền hình Phoenix của Hồng Kông.

Thay vào đó, Ấn Độ và Nhật Bản đang cùng nhau bắt tay vào các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Phi, Iran, Sri Lanka và Đông Nam Á để phản đối những sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng đơn phương của Trung Quốc.

Rõ ràng, chiến lược dài hơi và vĩ mô của Bắc Kinh mang đến nhiều sự lo ngại hơn cho các quốc gia lớn thay vì sự hứng khởi trong việc hợp tác.

Đọc thêm>>> Báo quốc tế viết về cụ bà Việt Nam 97 tuổi 'bậc thầy internet'

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.