Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình

Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình

Thứ 2, 24/06/2013 | 16:26
0
Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương, chính phủ Trung Quốc dự kiến gia tăng quyền lực cho cảnh sát môi trường, ban hành hình phạt đối với các hành vi gây hủy hoại môi trường, trong đó, tử hình có thể là mức án cao nhất.

Đầu tháng 7, Hội đồng nhân dân Trung Quốc sẽ phê chuẩn 10 biện pháp chống ô nhiễm môi trường với mực tiêu, tới năm 2017, nước này sẽ cắt giảm khoảng 30% lượng khí thái trên một đơn vị GDP trong các ngành công nghiệp quan trọng.

Bên cạnh đó, nước này sẽ hạn chế phát triển các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng (sản xuất xi măng, sắt, thép, kính) chuyển dần sang phát triển ngành năng lượng mặt trời và đưa ra các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với các doanh nghiệp không đáp ứng các quy định về môi trường.

> Đọc thêm: Những khoảnh khắc thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp

Việt Nam Xanh - Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình

Việt Nam Xanh - Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình (Hình 2).

Cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc khá vô vọng khi căn nguyên nằm trong chiến lược phát triển kinh tế thiếu bền vững.

Theo một báo cáo công bố vào tháng 4/2012, năm 2010, tại Trung Quốc, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến 1,2 triệu người thiệt mạng, chiếm 40% trường hợp tử vong trên thế giới. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Trung Quốc cho biết, tới năm 2050, ô nhiễm không khí ở thành phố sẽ là nguyên nhân chính gây tử vong. Ước tính mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 3,6 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, chủ yếu ở Trung Quốc và Ấn Độ.

> Đọc thêm: 8 bước đi của Mặt trời trước khi.. chết

Việt Nam Xanh - Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình (Hình 3).

Việt Nam Xanh - Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường có thể bị án tử hình (Hình 4).

Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc thừa nhận, người dân Bắc Kinh đang phải sống trong bầu không khí được cho là ô nhiễm nhất trong lịch sử. Đằng sau nền kinh tế phát triển “thần kỳ” được trình diện trong các đặc khu kinh tế của Trung Quốc chính là bức tranh u tối của nạn ô nhiễm với các vùng trắng không sự sống kéo dài từ nông thôn đến thành thị.

Nhưng mặt khác, chính nạn ô nhiễm đã thức tỉnh bầu không khí dân sự tại Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường diễn ra liên tục trên diện rộng nhằm bảo vệ những giá trị thiết thực đang tác động trực tiếp vào từng hộ gia đình của quốc gia này.
 
Theo Sống mới

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Làng nghề 'hạ độc' môi trường

Thứ 6, 21/06/2013 | 09:10
Đến bất cứ làng nghề nào ở Bắc Ninh cũng có thể bắt gặp cảnh ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Dù công việc sản xuất kinh doanh khá hiệu quả, thu lãi lớn nhưng rất ít cơ sở chịu đầu tư công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xây dựng nông thôn mới thân thiện với môi trường

Thứ 2, 17/06/2013 | 08:20
Một trong những vấn đề cần chú trọng là xử lý rác thải - vốn đang không chỉ gây bức xúc ở đô thị mà còn với nhiều vùng nông thôn. Để giải quyết được vấn nạn rác thải ở các vùng nông thôn, rất cần có cơ chế đặc thù.

'1000 lẻ 1' cách bảo vệ môi trường

Thứ 6, 14/06/2013 | 08:46
Khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt,… xảy ra ngày càng nhiều và không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào. Đây là hậu quả của việc con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, một trong số đó là khí thải đến từ các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt và nạn phá rừng…

Chìa khóa giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:00
Trước những tác động tiêu cực tới môi trường như gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất, không khí với sự gia tăng các chất thải rắn nguy hại, khu công nghiệp (KCN) được xem là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Thái Bình chung tay giữ sạch môi trường biển

Thứ 6, 07/06/2013 | 11:31
Thái Bình có hơn 50 km đường bờ biển với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16.000 ha cùng hàng ngàn ha rừng sú, vẹt phía ngoài đê biển kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn, du lịch sinh thái... là những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế biển.